Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Một phần của tài liệu cơ sở khoa học phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường cho vùng hải đảo nghiên cứu điểm tại huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 100 - 104)

I V V V >

3.2.3.Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật

413 249,6 281 290 280 Sản lượng củi khai thác Ster 1812 1800 1800 1940

3.2.3.Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Để phục vụ nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế, hệ thống hạ tầng, kỹ thuật của huyện đảo phải tích cực đầu tư hơn nữa. Trong giai đoạn tới cần tập trung đầu tư xây dựng một số dự án trọng điểm để tạo ra bước chuyển biến quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện:

- Xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng được yêu cầu của trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá. Trước mắt cần nâng cấp các cảng cá Cô Tô và Thanh Lam, xây dựng các cơ sở sửa chữa tầu thuyền, xưởng chế biến hải sản, xưởng sản xuất nước đá, đại lý cung ứng vật tư thiết bị. Đầu tư cho việc đóng mới tàu thuyền, nâng cao trình độ kỹ thuật sơ chế và bảo quản hải sản phục vụ đánh bắt xa bờ.

- Xây dựng hệ thống sân bay trực thăng: ở trung tâm đảo Cô Tô, đảo Trần đảm bảo cho máy bay trực thăng có thể lên xuống hai chiều, phục vụ nhu cầu đi lại của cán bộ và nhân dân.

- Xây dựng hệ thống đường giao thông: Tiếp tục các dự án xây dựng đường bê tông xuyên đảo.

+ Trên đảo Cô Tô: cần bê tông hoá hoặc rải nhựa các km đường cấp phối và mở các đường nhánh đến trung tâm dân cư.

+ Trên đảo Thanh Lam: mở các tuyến đường đến các trung tâm dân cư theo mạng lưới xương cá. Xây dựng tuyến đường vòng quanh đảo phục vụ kinh tế và quốc phòng.

- Xây dựng, nâng cấp và sửa chữa các hồ chứa, các bể chứa nước ngọt. Đồng thời tiến hành xây dựng, kiên cố hóa hệ thống kênh mương. Có thể nghiên cứu để xây dựng các hồ treo trên núi với quy mô nhỏ để bổ sung nguồn nước ngọt.

- Xây dựng hệ thống phát điện diêzen có công suất lớn, đủ cung cấp điện cho sinh hoạt của nhân dân và đáp ứng nhu cầu của sản xuất. Đồng thời, mở rộng quy mô của hệ thống điện pin mặt trời cho từng hộ gia đình.

- Xây dựng trường các trường học, đủ cấp, đủ lớp trên mỗi đảo : 02 trường PTTH, 04 trường PTCS, các trường tiểu học và phát triển rộng rãi hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo. Trang bị các dụng cụ cần thiết cho việc dạy và học

- Xây dựng bệnh viện đa khoa ở thị trấn Cô Tô trên cơ sở cải tạo, nâng cấp các cơ sở hiện có. Chuẩn hoá quốc gia hệ thống các trạm y tế.

- Xây dựng thư viện với đầy đủ sách báo phục vụ nhu cầu của người dân trên đảo. - Tăng cường đầu tư KH&CN trong nuôi trồng thuỷ hải sản trên cả 3 lĩnh vực: nuôi nước ngọt, nước lợ và nước biển. Đặc biệt đầu tư vào các công trình phòng chống thiên tai.

- Tích cực trong công tác nghiên cứu chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ để hình thành các vùng chuyên canh lương thực, râu màu, cây ăn quả có chất lượng, phục vụ nhu cầu của nhân dân địa phương cũng như để đáp ứng nhu cầu của thị trường, đặc biệt nhu cầu của dịch vụ biển.

* Định hướng phát triển xã hội

- Kiên quyết đẩy nhanh quá trình cải cách hành chính, đổi mới tổ chức điều hành của các cơ quan Nhà nước cấp huyện, xã theo hướng gọn, nhẹ, một cửa phục vụ sản xuất và nhân dân.

- Cải tiến công tác kế hoạch hoá, xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chương trình và dự án. Tăng cường quản lý và giải quyết kịp thời những yêu cầu cụ thể của sản xuất.

- Đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc trong từng cơ quan, xí nghiệp, mỗi người dân sẽ là một chiến sỹ.

* Định hướng phát triển nguồn nhân lực

Tính toán sức chứa dân cư là một bài toán khó, dựa theo kịch bản phát triển của các ngành kinh tế trong những giai đoạn nhất định. Khó khăn hiện nay là chưa có một kế hoạch cụ thể cho phát triển từng ngành kinh tế của huyện đảo. Tuy nhiên do tính cô lập của đảo nên có thể loại bỏ được tác động của các hệ thống bên ngoài. Để tính toán sức tải dân số, đề tài dựa vào kế hoạch phát triển KT-XH tính đến năm 2010.

Kết quả tính toán áp dụng cho các đảo ở khu vực trung tâm cho thấy, trên đảo Cô Tô số dân tối đa có thể sinh sống là: 5965, tối thiểu: 3539 người; đảo Thanh Lam tối đa: 3532 người, tối thiểu: 2713 người. Như vậy trên hai đảo có thể chứa tối đa là 9497 người, tối thiểu là 6252 người (Bảng 3.2).

Bảng 3.2: Tính toán sức chứa tối đa và tối thiểu cho từng đảo Tên đảo Trữ lượng tính nước ngầm (m3/ năm) Tổng diện tích đất bằng (ha) Tổng nhu cầu sử dụng nước tối thiểu (m3/ năm) Tổng nhu cầu sử dụng nước tối đa(m3/ năm) Sức chứa (người)

Tối đa Tối thiểu Cô Tô 1034775 1193,01 689850 804961,3 5965 3539

Thanh Lam 576700 706,45 384466,7 167593,4 3532 2713

Tổng 1611475 1899,46 1074317 706364,7 9497 6252

Nguồn: Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch Đầu tư: “ Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển và các hải đảo Việt Nam đến năm 2010”. Báo cáo tổng hợp, Hà Nội

Do đặc thù của một huyện đảo nên chức năng các cảnh quan trên huyện đảo cũng rất khác biệt, nó bao gồm các chức năng chủ yếu sau: phòng hộ, BVMT; khai thác hợp lý tài nguyên; phát triển kinh tế sinh thái bền vững. Trong đó chức năng phòng hộ, BVMT và phát triển kinh tế sinh thái có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đảo. Đa số đất trên đảo có độ dốc cao, địa hình hiểm trở, thuận lợi để trồng các loại cây lâm nghiệp .Trên địa bàn cũng tồn tại một diện tích đất có độ dốc khá lớn, khó khăn cho lâm nghiệp. Đối với diện tích này chỉ có thể tiến hành khoanh nuôi, bảo vệ rừng sẵn có.

Nuôi trồng thuỷ hải sản trong các vùng biển ven đảo được đánh giá là có tiềm năng rất lớn. Trong đó nuôi cá lồng bè được khẳng định là một trong những thế mạnh đặc biệt trên đảo, đối tượng nuôi là cá biển, tôm hùm. Cô Tô có tiềm năng phát triển du lịch và dịch vụ rất lớn. Trên huyện đảo tồn tại nhiều cảnh quan bãi tắm, thuận lợi để tổ chức nhiều hoạt động du lịch. Ngoài ra, các cảnh quan đồi núi cũng rất thích hợp cho phát triển loại hình du lịch dã ngoại, cắm trại…

Cô Tô là một huyện đảo, biên giới được phân bố ở vị trí tiền tiêu, có thể kiểm soát cả một vùng biển rộng lớn, là một điểm chốt quan trọng, có rất nhiều lợi thế trong việc kiểm soát trên biển khơi, trên các đảo và cả phần lục địa ven biển. Các đảo của huyện là một lá chắn lớn cho các cơ sở kinh tế, quốc phòng quan trọng trong đất liền, đặc biệt là khu vực Tiên Yên, cảng Vạn Hoa và thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời, vai trò của quần đảo đối với an ninh quốc phòng còn thể hiện ở chỗ là một cơ sở hỗ trợ cho các đảo ngoài khơi trong vùng biển vịnh Bắc Bộ. Bên cạnh đó phân bố các đảo của huyện lại ở vị trí cửa ngõ” trong giao lưu kinh tế với đất liền và với nhiều khu kinh tế lớn mạnh của Trung Quốc, được bao bọc bởi một vùng biển rộng lớn, nằm ngay cạnh ngư trường lớn với nguồn lợi hải sản phong phú là những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển cũng như cho phát triển các ngành kinh tế truyền thống như khác như nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, dịch vụ biển,...

Từ các kết quả phân tích, đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện đã cho thấy Cô Tô có rất nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển ở quy mô khá lớn các ngành sản xuất, kinh tế cũng như tầm quan trọng và tiềm năng đặc biệt của nó trong đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương nói riêng và của đất nước nói chung.

Có thể nói rằng, trên cơ sở những thế mạnh và những hạn chế đó là những cơ sở quan trọng, cần thiết để tiến hành đánh giá và đề xuất xây dựng các định hướng phát triển trong giai đoạn 5, 10 năm tới. Cụ thể xin đề xuất các định hướng phát triển KT-XH của huyện theo hướng kinh tế biển tổng hợp, bao gồm:

- Định hướng phát triển các ngành sản xuất, kinh tế của huyện đảo theo thứ tự ưu tiên là: Ngư nghiệp --> Dịch vụ --> Du lịch --> Nông nghiệp --> Lâm nghiệp --> Công nghiệp.

- Định hướng chiến lược trong đảm bảo an ninh quốc phòng lãnh hải, lãnh thổ của đất nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, các định hướng chiến lược phát triển đã đề ra trong đề tài còn tiến hành xây dựng bản đồ bố trí không gian phát triển cụ thể trên địa bàn các đảo của huyện cũng như đã đưa ra một số mô hình dự kiến có điều kiện và tiềm năng phát triển hiệu quả như: Mô hình nông, lâm nghiệp - sinh thái; Mô hình làng chài - du lịch và thương mại trên biển; Mô hình du lịch - sinh thái và nhất là hệ thống các giải pháp phục vụ cho nhiệm vụ phát triển này.

Các kết quả của đề tài, cơ sở lý luận, phương pháp luận, các định hướng phát triển, các giải pháp và các mô hình đề xuất của đề tài hy vọng sẽ là những đóng góp cụ thể, thiết thực cho phát triển KT-XH của huyện một cách hiệu quả trong tương lai.

Một phần của tài liệu cơ sở khoa học phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường cho vùng hải đảo nghiên cứu điểm tại huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 100 - 104)