Kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tây hà nội – thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 47)

Bảng 5: Kết quả kinh doanh năm 2008 - 2010

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Chênh lệch Số tiền Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Thu nhập 156 182 26 16.67 264 82 45.05 Chi phí 118 142 24 20.34 215 73 51.41 LNTT 38 40 2 5.26 49 9 22.5

(Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHTMCP Công thương Tây HN )

Năm 2009 lợi nhuận hạch toán của ngân hàng đạt 40 tỷ đồng tăng 2 tỷ đồng so với năm 2008. Năm 2010 tuy tình hình kinh tế còn khó khăn song ngân hàng vẫn tăng trưởng lợi nhuận, đạt 49 tỷ đồng, tăng 22.5% so với năm 2008. Tuy nhiên ta thấy tốc độ tăng chi phí cao hơn tốc độ tăng thu nhập, cụ thể năm 2009, chi phí tăng 20.34% trong khi thu nhập chỉ tăng 16.67%; năm 2010 tuy thu nhập tăng trưởng với tốc độ cao hơn năm 2009 , đạt 45.05% nhưng vẫn không theo kịp tốc độ tăng của chi phí là 51.41%. Điều này làm cho lợi nhuận trước thuế tuy tăng song chưa cao. Thời gian tới, ngân hàng cần thực hành tiết kiệm chi phí để nâng cao lợi nhuận.

2.2. Thực trạng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Tây Hà Nội

2.2.1.Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn tại ngân hàng

Bảng 6: Số lượng DNV&N vay vốn tại ngân hàng năm 2008 – 2010

Đơn vị: tỷ đồng

Số lượng Tỷ trọng % Số lượng Tỷ trọng % Số lượng Tỷ trọng % Tổng số khách hàng DN 61 74 128 DN lớn 37 60.65 43 58.11 67 52.34 DNV&N 24 39.35 31 41.89 61 47.66

(Nguồn: Phòng tổng hợp NHTMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tây Hà Nội)

Lượng DNV&N vay vốn tại ngân hàng tăng nhanh qua các năm. Năm 2009 ngân hàng cho vay được 31 DNV&N tăng 7 doanh nghiệp so với năm 2008, năm 2010 cho vay 61 DNV&N, tăng 30 doanh nghiệp so với năm 2009. Không chỉ tăng về số lượng, mà tỷ trọng khách hàng DNV&N trong tổng khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng cũng ngày càng tăng cao với tỷ trọng trong tổng khách hàng doanh nghiệp lần lượt là 39.35%; 41.89%; 47.66% trong ba năm 2008, 2009, 2010.

So với số DNV&N của huyện thì số DNV&N vay vốn tại ngân hàng khá khiêm tốn, song tăng nhanh qua từng năm cho thấy uy tín của ngân hàng ngày càng nâng cao. Đạt được kết quả trên là do ngân hàng đã quan tâm đến đối tượng khách hàng này, có định hướng tín dụng ưu tiên, coi đây là khách hàng chiến lược nên đã có nhiều biện pháp thu hút đối tượng này về phía ngân hàng, cộng với đội ngũ cán bộ của chi nhánh trẻ, năng động, nhiệt tình phục vụ khách hàng, đã tạo đà cho sự phát triển mở rộng số lượng khách hàng DNV&N vay vốn ở ngân hàng. Trong thời gian tới ngân hàng cần tiếp tục triển khai các chính sách ưu đãi dành cho DNV&N, khuyến khích cho vay đối với DNV&N trên cơ sở quản lý rủi ro tố, nhằm khai thác tối đa nguồn khách hàng tiềm năng này, nâng cao số lượng và chất lượng cho vay DNV&N.

2.2.2.Tình hình cho vay và dư nợ DNV&N

Doanh số cho vay DNV&N của ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Năm 2009 đạt 165 tỷ đồng tăng 20.44% so với năm 2008. Năm 2010 cho vay DNV&N đạt 268 tỷ đồng tăng 62.42% so với năm 2009. Như vậy doanh số cho vay DNV&N của ngân hàng tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm bất chấp tình hình kinh tế còn gặp khó khăn. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho ngân hàng. Tuy nhiên để đánh giá sự tăng trưởng trong tín dụng DNV&N của ngân hàng, ta cũng cần xem xét tới khả năng thu nợ của ngân hàng thông qua chỉ tiêu doanh số thu nợ DNV&N.

Bảng 7: Tình hình cho vay và dư nợ DNV&N năm 2008 – 2010

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền tiềnSố So với 2008 tiềnSố So với 2009

Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay DNV&N 137 165 28 20.44 268 103 62.42 Doanh số thu nợ DNV&N 104 115 11 10.58 140 25 21.74 Dư nợ DNV&N 131 181 50 38.17 309 128 70.72 Tổng dư nợ 755 1062 307 40.66 1477 415 39.08

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp dư nợ NHTMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tây Hà Nội)

Doanh số thu nợ DNV&N năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2009 đạt 115 tỷ đồng tăng 10.58% so với năm 2008. Năm 2010 doanh số thu nợ DNV&N đạt ngưỡng 140 tỷ đồng tăng 21.74% so với năm 2009. Đây là kết quả rất tích cực trong bối cảnh nhiều DNV&N gặp khó khăn về tài chính. Có được thành tích này là nhờ sự tích cực của cán bộ ngân hàng, thẩm định và quyết định cho vay với phương án và kế hoạch trả nợ hợp lý, chủ động nắm bắt thời điểm thu nợ thích hợp, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trả nợ sòng phẳng và tiếp tục có quan hệ lâu dài với ngân hàng.

Mặc dù xác định DNV&N là đối tượng cho vay quan trọng, cần quan tâm và dành nhiều ưu đãi nhưng tỷ trọng dư nợ cho vay DNV&N trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế chỉ chiếm phần khiêm tốn. Cụ thể, năm 2008 dư nợ DNV&N chỉ chiếm 17.35% trong tổng dư nợ; sang năm 2009, kết quả không khả quan hơn khi dư nợ DNV&N chỉ chiếm 17.04% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Năm 2010 dư nợ DNV&N đạt 309 tỷ đồng tương đương 20.92% tổng dư nợ. Ta thấy năm 2010 tốc độ tăng trưởng dư nợ DNV&N đạt 70.72% cao hơn tốc độ tăng tổng dư nợ là 39.08%.

Cùng với sự gia tăng khách hàng DNV&N là sự tăng trưởng dư nợ của nhóm khách hàng này, tuy nhiên sự tăng trưởng này chưa tương xứng với tiềm năng của đối tượng. Ta thấy DNV&N luôn chiếm trên dưới 40% số khách hàng là doanh nghiệp của ngân hàng, tuy nhiên dư nợ nhóm này chỉ chiếm trên dưới 20% trong tổng dư nợ. Nguyên nhân là do những hạn chế về mặt tài chính của DNV&N khiến đối tượng này vướng vào những giới hạn cho vay như giá trị tài sản đảm bảo, tỷ lệ vốn tự có trong phương án SXKD…

Nhìn chung tình hình cho vay DNV&N tăng trưởng tốt qua từng năm, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ DNV&N đều tăng. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta nói riêng và thế giới nói chung có nhiều biến động, thì sự tăng trưởng với tốc độ ổn định trong hoạt động tín dụng DNV&N của NHCTMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tây Hà Nội là một kết quả khả quan. Trong thời gian tới ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thu nợ, để tốc độ thu nợ tương xứng với tốc độ tăng trưởng tín dụng, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Ngân hàng cần tiếp tục các biện pháp nhằm gia tăng quy mô cho vay và nâng cao hiệu quả cho vay DNV&N.

2.2.3.Cơ cấu dư Nợ theo kỳ hạn

Bảng 8: Cơ cấu dư nợ DNV&N theo kỳ hạn

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền Tỷ trọng % Sổ tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 1.Cho vay ngắn hạn 537 71.13 652 61.39 924 62.65 Cho vay DNV&N 104 19.37 138 21.17 247 26.73 2.Cho vay trung hạn 98 12.98 110 10.36 341 23.09 Cho vay DNV&N 12 12.24 19 17.27 28 8.21 3.Cho vay dài hạn 120 15.89 300 28.25 212 14.35 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cho vay DNV&N 15 12.5 24 8 34 16.04

Tổng dư nợ DNV&N - Cho vay ngắn hạn - Cho vay trung hạn - Cho vay dài hạn

131104 104 12 15 79.38 9.16 11.46 181 138 19 24 76.24 10.5 13.26 309 247 28 34 79.93 9.06 11.01 Tổng dư nợ 755 1062 1477

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp dư nợ NHTMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tây Hà Nội)

Đáng chú ý trong cơ cấu dư nợ của NHTMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tây Hà Nội là cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn trong tổng dư nợ qua 3 năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 71.13%; 61.39%; 62.65%. Tỷ lệ này hơi cao so với mức bình quân dư nợ các kỳ hạn của các ngân hàng khác trong cùng hệ thống. Ngân hàng cần có biện pháp để cân đối lại dư nợ giữa các kỳ hạn nhằm hạn chế tối đa rủi ro tín dụng.

Tỷ trọng cho vay ngắn hạn DNV&N có xu hướng tăng trong cho vay ngắn hạn toàn ngân hàng, Năm 2008 dư nợ ngắn hạn DNV&N chỉ chiếm 19.37% trong tổng dư nợ ngắn hạn, tăng lên đạt 21.17% vào năm 2009 và 26.73% vào năm 2010. Cho vay trung hạn DNV&N tuy tăng về số tuyệt đối nhưng giảm về tỷ trọng vào năm 2010, từ 17.27% giảm còn 8.21% năm 2010. Ngược lại tỷ trọng cho vay dài hạn DNV&N lại giảm

vào năm 2009 và tăng trở lại vào năm 2010. Cụ thể, năm 2008 chiếm 12.5% giảm còn 8% vào năm 2009 và tăng lên 16.04% vào năm 2010. Sự tăng giảm thất thường dư nợ các kỳ hạn không nằm ngoài kế hoạch của ngân hàng. Do làm tốt công tác dự báo ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đến tình hình huy động vốn và tăng trưởng tín dụng nên ngân hàng không bị động trước diễn biến thất thường của cung cầu vốn trên thị trường.

Xét riêng dư nợ DNV&N, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng. Tuy nhiên năm 2009, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn DNV&N lại giảm, từ 79.38% giảm còn 76.24% khiến cho tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn DNV&N tăng lên. Như ta biết nguồn vốn tín dụng ngân hàng cấp cho đối tượng DNV&N phần lớn là ngắn hạn. Việc vay vốn trung dài hạn để đầu tư máy móc thiết bị đổi mới công nghệ là rất cần thiết đối với DNV&N, tuy nhiên khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp này là thuyết phục ngân hàng về tính khả thi của các dự án do sự yếu kém trong khâu lập kế hoạch. Công tác thẩm định các dự án của cán bộ ngân hàng cũng còn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa việc cho vay trung dài hạn với đối tượng khách hàng này cũng rủi ro hơn nhiều so với các doanh nghiệp lớn. Vì vậy dư nợ cho vay trung dài hạn trong những năm qua ở ngân hàng mặc dù có tăng nhưng vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.

2.2.4.Cơ cấu dư Nợ theo thành phần kinh tế

Trước năm 2008 hệ thống NHTM Công thương chủ yếu cho vay doanh nghiệp nhà nước, dư nợ của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ chiếm 1 tỷ trọng rất khiêm tốn. Nhưng từ năm 2008 tỷ trọng dư nợ của khối này không ngừng tăng và tăng nhanh; cùng với đó là sự sụt giảm trong dư nợ của khối doanh nghiệp nhà nước. Đây là sự tăng trưởng phù hợp với xu thế chung, khi các doanh nghiệp nhà nước được

cổ phần hoá, và đội ngũ doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển mạnh mẽ. Cụ thể, năm 2008 dư nợ khối DN ngoài quốc doanh là 82 tỷ đồng chiếm 62.6% trong tổng dư nợ DNV&N, năm 2009 tăng lên đạt 120 tỷ đồng tương ứng tỷ trọng 66.3% , năm 2010 đạt 233 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 75.4% tổng dư nợ DNV&N.

Bảng 9: Cơ cấu dư nợ DNV&N theo thành phần kinh tế

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Cho vay DNNN 49 37.4 61 33.7 76 24.6

Cho vay DN ngoài

quốc doanh 82 62.6 120 66.3 233 75.4

Tổng dư nợ

DNV&N 131 100% 181 100% 309 100%

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp dư nợ NHTMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tây Hà Nội)

Tuy giảm về tỷ trọng nhưng dư nợ DNV&N nhà nước vẫn tăng về số tuyệt đối vì các dự án của DNV&N nhà nước hầu hết đều là các dự án lớn, nhu cầu về vốn cao. Nên mặc dù DNV&N ngoài quốc doanh chiếm số lượng đông đảo trong số khách hàng của ngân hàng thì cho vay DNV&N nhà nước vẫn đóng góp thu nhập không nhỏ cho ngân hàng.

2.2.5.Cơ cấu dư Nợ theo hình thức bảo đảm tiền vay

Nhìn vào bảng cơ cấu dư Nợ DNV&N theo hình thức bảo đảm tiền vay ta thấy tỷ trọng dư Nợ có đảm bảo bằng tài sản ở ngân hàng ngày càng cao. Cụ thể, năm 2008 dư nợ DNV&N có đảm bảo là 88 tỷ đồng chiếm 67.17% trong tổng dư Nợ DNV&N. Năm 2009 là 128 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 70.72%. Năm 2010 cho vay DNV&N có bảo đảm đạt 257 tỷ đồng tương ứng tỷ trọng 83.17%.

Bảng 10: Cơ cấu dư Nợ DNV&N theo hình thức bảo đảm tiền vay

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Dư nợ có bảo đảm bằng tài sản 88 67.17 128 70.72 257 83.17 Dư nợ có bảo đảm không bằng tài sản 43 32.83 53 29.28 52 16.83 Tổng dư Nợ DNV&N 131 100 181 100 309 100

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp dư Nợ NHTMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tây Hà Nội)

Như vậy dư nợ DNV&N có bảo đảm tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối, đây là dấu hiệu tích cực cho thấy những nỗ lực của ngân hàng trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, việc các TSĐB chủ yếu là các tài sản hữu hình trong khi thị trường bất động sản và thị trường hàng hóa ở Việt Nam chưa phát triển và còn nhiều biến động phức tạp, cũng như trình độ quản lý TSĐB của Ngân hàng còn chưa tốt, thì biện pháp này không hẳn đã đem lại an toàn cho ngân hàng. Mặt khác, đối với các doanh nghiệp nói chung, và các DNV&N nói riêng, việc tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng sẽ là rất khó khăn khi tiềm lực về tài chính còn chưa mạnh, và những rắc rối trong việc chứng minh giá trị TSĐB. Thực tế cho thấy, cho vay quá chú trọng TSĐB là một trong những nguyên nhân của nợ quá hạn và sự hạn chế trong việc mở rộng tín dụng cho DNV&N ở NHTMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tây Hà Nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3. Hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Tây Hà Nội

Nợ quá hạn

Bảng 11: Nợ quá hạn của DNV&N

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Nợ quá hạn DNV&N 4 2,4 1,6

Dư nợ DNV&N 131 181 309

NQH/Tổng dư nợ DNV&N 3.05% 1.33% 0.52%

(Báo cáo tổng hợp nợ quá hạn NHTMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tây Hà Nội)

Đánh giá hiệu quả cho vay DNV&N thông qua chỉ tiêu nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ DNV&N ta thấy chất lượng cho vay DNV&N được nâng cao. Cụ thể, nợ quá hạn không ngừng giảm qua các năm. Năm 2009 giảm từ 4 tỷ đồng xuống 2.4 tỷ đồng; năm 2010 giảm còn 1.6 tỷ đồng. Trong khi đó dư nợ cho vay DNV&N có xu hướng tăng trưởng nhanh đã làm cho tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ DNV&N giảm xuống nhanh chóng. Năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng là 3.05% vượt ngưỡng cho phép của NHNN là 3%. Đó là do nhiều doanh nghiệp nhà nước vay vốn tại ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, gặp khó khăn trong việc trả nợ đúng hạn. Nhưng với nhiều nỗ lực của cán bộ tín dụng nói riêng và cán bộ NHTMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tây Hà Nội nói chung thì đến năm 2009 tỷ lệ nợ xấu đã giảm hẳn, chỉ còn 1.33% và năm 2010 còn 0.52% nằm trong giới hạn quy định của ngân hàng nhà nước. Đây là thành tích rất đáng khen ngợi của NHTMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tây Hà Nội trong bối cảnh toàn hệ thống ngân hàng gặp khó khăn.

Nợ xấu

Bảng 12: Nợ xấu của DNV&N

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 20010

1. Tổng dư nợ DNV&N 131 181 309

- Nhóm 1 126 178.4 307.8

- Nhóm 2 3 1.4 1.2

- Nhóm 4 0.75 0.34 0

- Nhóm 5 0.28 0.08 0

Một phần của tài liệu cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tây hà nội – thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 47)