hình thành hệ thống từ Ban DNV&N tại trụ chính đến các phòng khách hàng DNV&N tại các chi nhánh. Theo đó Ban DNV&N tại trụ sở chính thực hiện chức năng đầu mối nghiên cứu các chính sách, tổ chức thực hiện các quy trình nghiệp vụ, kế hoạch mục tiêu về vốn, sản phẩm cho DNV&N, các phòng DNV&N tại các chi nhánh là các trạm tiếp thị, cung cấp sản phẩm trực tiếp đến khách hàng DNV&N.
- Xây dựng mô hình hạch toán khép kín nhằm đánh giá khả năng sinh lời từ hoạt động huy động vốn, cho vay, phát triển dịch vụ đối với khách hàng DNV&N
- Tuyên truyền quảng bá hoạt động của ngân hàng đến các DNV&N, trước hết bổ sung trên trang Web của NHTMCP Công thương
Việt Nam mục thông tin riêng về DNV&N với đầy đủ những các thông tin về chính sách tín dụng, các thủ tục cho vay, các sản phẩm dịch vụ, sản phẩm mới, sản phẩm khuyến mại…nhằm rút ngắn quá trình tiếp cận giữa DNV&N và NHTMCP Công thương Việt Nam.
- Xử lý mối quan hệ giữa phân cấp và tập trung quản lý theo hướng: ràng buộc chặt chẽ trong quy trình phân cấp phê duyệt khoản vay, đảm bảo rõ trách nhiệm về thời gian, xử lý thông tin và trách nhiệm phê duyệt. Mở rộng, tăng cường phân quyền có điều kiện, thay thế phân quyền hiện tại ( chỉ quan tâm tới hạn mức phán xét theo chi nhánh, không quan tâm tới hạn mức đối với một khách hàng vay tại nhiều chi nhánh, nhóm khách hàng quan hệ…), tiến tới phân quyền cho trưởng ban tại trụ sở chính. Việc phân cấp phải đi kèm với kiểm soát trực tiếp của trụ sở chính .
- Thu hút các dự án, chương trình quốc tế, hỗ trợ cho NHTMCP Công thương Việt Nam trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế. Tập trung đào tạo sâu kiến thức về đăng ký kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, chính sách hỗ trợ phát triển, pháp luật, đến các kỹ năng tiếp cận, tác nghiệp cho vay, cung cấp sản phẩm dịch vụ, phân tích và đánh giá rủi ro, nhằm tạo ra một đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, có trình độ phục vụ DNV&N.
- Xây dựng một hệ thống thông tin đa dạng, thông suốt trong toàn hệ thống đáp ứng kịp thời nhu cầu của các chi nhánh, nâng cao chất lượng hoạt động nói chung cũng như hoạt động cho vay nói riêng.
KẾT LUẬN
Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã và đang trở thành động lực phát triển kinh tế đất nước. Hoạt động cho vay đối với các DNV&N ngày càng thu hút sự quan tâm và đầu tư thích đáng của các tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng. Thị trường nào có tính cạnh tranh cao càng đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm. Do đó nâng cao hiệu quả cho vay DNV&N là yêu cầu cấp thiết của mỗi ngân hàng nhằm gia tăng lợi nhuận và đảm bảo tính bền vững trong hoạt động của mình.
NHTMCP Công thương Việt Nam nói chung và NHTMCP Công thương Tây Hà Nội nói riêng đã và đang ra sức hỗ trợ nguồn vốn cho các DNV&N nhằm phát huy đến mức cao nhất hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh cũng như tiềm năng của loại hình kinh tế này, đưa các doanh nghiệp vượt qua thời kỳ khó khăn. Tuy nhiến, mối quan hệ của NHTMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tây Hà Nội với các DNV&N còn nhiều bất cập, nhiều khi chưa tìm được tiếng nói chung. Vì thế việc tìm ra các giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển các DNV&N tại NHTMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tây Hà Nội là một vấn đề vô cùng cần thiết. Tuy nhiên việc phát triển DNV&N hiệu quả đầu tư tín dụng cho DNV&N là một vấn đề lớn, cần có hệ thống các giải pháp và các điều kiện thực hiện đồng bộ. Do đó trong bản luận văn này, em chỉ mong muốn đóng góp nhỏ trong tổng thể các giải pháp phát triển các DNV&N. Để giải pháp được thực thi và phát huy tác dụng thì cần có sự nỗ lực từ bản thân các DNV&N, có sự quan tâm phối hợp hỗ trợ của Chính phủ và các NHTM cũng như các cấp, các ngành có liên quan.
Do hiểu biết bản thân và thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn cuối khóa của em không thể tránh khỏi một số khiếm khuyết, em rất
mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo cũng như bạn đọc quan tâm đến đề tài để luận văn của em được hoàn thiện hơn.