Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vận tải biển vinafco (Trang 53 - 56)

Mặc dù trong quá trình sử dụng vốn, Công ty có nhiều cố gắng và đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, song quá trình sử dụng vốn của Công ty cũng còn bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót nhất định. Để có thể nâng cao đƣợc Hiệu quả sử dụng Vốn cố định trong quá trình kinh doanh của Công ty trong thời gian tới đòi hỏi Công ty phải nghiêm túc xem xét và phân tích kỹ lƣỡng những thiếu sót, tìm ra nguyên nhân để từ đó có cách khắc phục phù hợp.

3.1.2.1. Về vốn cố định

- Vốn cố định chiếm tỷ trọng quá thấp trong tổng vốn của công ty. Công ty chỉ mua máy móc, thiết bị mới khi máy móc cũ hoặc hỏng hóc sử dụng với hiệu suất quỏ kộm.

- Công ty áp dụng cỏch tớnh khấu hao theo đƣờng thẳng để lập kế hoạch khấu hao cho tài sản của mình trong năm. Đây là một hạn chế vì trong những năm đầu hiệu suất làm việc của máy móc cao hơn nhiều so với những năm cuối, đem lại hiệu quả cao kinh doanh cao hơn nhiều trong giai đoạn cuối.

- Công tác thị trƣờng của Công ty: Thị trƣờng là vấn đề thiết yếu quyết định sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp. Đối với Công ty việc tiếp cận thị trƣờng, nắm bắt nhu cầu khách hàng cũng nhƣ thu thập thông tin về các đối thủ cạch tranh nhằm duy trì và phát triển thị trƣờng còn chƣa đƣợc xác định đúng tầm quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Công ty chƣa xác định đƣợc điểm yếu của

mình trên thị trƣờng. Các thông tin về đối thủ cạnh tranh, về khách hàng còng nh-

về sự biến động của thị trƣờng còn hạn chế.

- Trong công tác hạch toán kế toán: Do chƣa có chủ trƣơng từ cấp trên nên việc hạch toán kế toán của Công ty vẫn chƣa theo dõi và phản ánh đầy đủ sự lƣu chuyển Tài sản cố định.

- Với cơ cấu vốn nhƣ hiện tại thì vốn vay chiếm tỷ trọng thấp nhƣng về mặt giá trị lại khá cao (36.573 triệu đồng), cho thấy mức độ tự chủ của Công ty còn chƣa cao. Vốn vay làm cho Công ty phải gánh một tỷ lệ nợ cao, chi phí nhiều để thanh toán lãi vay hàng năm.

- Vốn của Công ty luôn bị chiếm dụng, mức độ đầu tƣ vào hàng hóa tồn kho cũng nhƣ các khoản phải thu cao. Do Công ty chƣa có sự tập trung vào việc thu hồi vốn.

- Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn chƣa đều, do doanh thu hàng năm tăng lên nhƣng không tiết kiệm đƣợc chi phí. Mặt khác, Công ty muốn duy trì ổn định tình hình sản xuất và có quan hệ lâu dài với các bạn hàng truyền thống nờn khụng tăng giá, làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn không cao.

3.1.2.2. Vốn lưu động

Thứ nhất: Tình hình cho thấy, các khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản lƣu động của công ty làm cho nguồn vốn của công ty bị ứ đọng, công ty gặp khó khăn hơn trong kinh doanh cũng nhƣ trong khả năng thanh toán của mình.

Thứ hai: Hàng tồn kho của công ty tăng rất nhanh, chứng tỏ công ty còn tồn đọng nhiều sản phẩm chƣa vận chuyển.

Thứ ba: Khả năng thanh toán của công ty tăng nhƣng lƣợng tiền mặt tại công ty là thấp. Công ty cần phải ƣớc lƣợng một lƣợng tiền mặt để trả kịp thời các khoản nợ phải trả nếu chủ nợ yêu cầu trả bằng tiền mặt.

Thứ tư: Hiệu suất sử dụng tài sản có thể tạm chấp nhận đƣợc nhƣng hệ số sinh lời thấp, hơn nữa hiệu suất này lại biến động không đều qua các năm. Điều này có thể là do chi phí quản lý còn quá cao, doanh nghiệp cần có giải pháp giảm chi phí này.

3.1.2.3. Nguyên nhân

Thứ nhất: Do sự gia tăng liên tục với tốc độ cao của giá trị hàng tồn kho và các khoản phải thu. Vấn đề này làm đau đầu các nhà quản trị trong công tác quản lý và sử dụng vốn của công ty. Các khoản phải thu tăng lên trong đó chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng. Việc thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng chƣa đƣợc công ty tiến hành chặt chẽ. Hơn nữa, hệ thống ngân hàng Việt Nam tuy đã phát triển hơn trƣớc nhƣng vẫn còn yếu kém so với hệ thống ngân hàng của các nƣớc trên thế giới. Việc thanh toán của ngƣời Việt chúng ta hầu nhƣ là bằng tiền mặt không quen thanh toán bằng các hình thức khác nhƣ: chuyển khoản, thẻ tín dụng... mặc dù đó cú nhƣng chƣa đƣợc phổ biến. Điều này gây khó khăn trong việc nắm bắt tình hình tài chính của khách hàng. Khi khách hàng ký kết hợp đồng với công ty cần có các chỉ tiêu về tài chính của khách hàng nhƣng liệu số liệu trên báo cáo tài chính liệu có đáng tin cậy đƣợc không? Do vậy, vấn đề xảy ra nợ quá hạn hay nợ khó đòi là điều khó tránh khỏi đối với công ty.

Thứ hai: Doanh nghiệp áp dụng hình thức khấu hao theo đƣờng thẳng, do đó giá trị TSCĐ đã đƣợc khấu hao hết nhƣng lƣợng TSCĐ này lại chƣa đƣợc đầu tƣ mới hoặc chỉ đầu tƣ khi máy móc đó không còn sử dụng đƣợc, hiệu quả kém. Việc không đầu tƣ vào thiết bị, máy móc mới sẽ làm cho công ty khó khăn hơn trong cạnh tranh.

Thứ ba: Chi phí quản lý của doanh nghiệp còn quá cao làm giá thành vận chuyển của công ty cao lên, khó khăn trong lĩnh vực cạnh tranh. Điều này đòi hỏi công ty phải chú trọng hơn nữa nhằm quản lý tốt các chi phí đã bỏ ra cho kinh doanh của mình.

Thứ tư: Do tình trạng thiếu vốn, công ty phải đi vay ngắn hạn ngân hàng để tài trợ cho kinh doanh của mình. Việc đi vay ngân hàng công ty phải mất một khoản tiền lãi khá lớn, nó làm giảm lợi nhuận của công ty làm cho công ty ít có cơ hội đầu tƣ vào các lĩnh vực kinh doanh khác.

Thứ năm: Trình độ cán bộ quản lý của công ty nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế. Bộ máy quản lý hiện còn nhiều cồng kềnh, tỷ trọng lao động gián tiếp tại các doanh nghiệp còn cao, hiệu quả quản lý thấp là nguyên nhân dẫn đến sự điều hành của các cấp hiện còn nhiều tồn tại và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của nến kinh

tế thị trƣờng. Mặt khác, nhiều cán bộ vi phạm các chế độ quản lý cú lỳc chƣa kiên quyết xử lý nên chƣa thực sự tạo đƣợc tinh thần trách nhiệm trong đội ngũ cán bộ cũng nhƣ công nhân viên.

Thứ sáu: Về thị trƣờng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp còn yếu, có nhiều bất lợi và hạn chế... Kết quả tất yếu là thị trƣờng của các doanh nghiệp hiện đang bị thu hẹp cùng với sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác và các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Thời gian vừa qua, để cạnh tranh giành nhiều việc làm nên công ty đã phải giảm giá vận chuyển.

Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác nữa cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nhƣ: Hành lang pháp luật, định hƣớng phát triển kinh tế đất nƣớc và nhiều nhân tố khác.

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vận tải biển vinafco (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)