Qua xem xét tình hình sử dụng cũng nhƣ hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty cổ phần vận tải biển Vinafco trong những nằm vừa qua cho thÊy. Mặc dù hoạt động trong điều kiện gặp nhiều khó khăn nhƣng do sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh nên đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng có lãi và càng đƣợc mở rộng, đã đóng góp đáng kể cho Ngân sách Nhà nƣớc, đồng thời đời sống của cán bộ công nhân viên ngày một nâng cao. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc Công ty còn bộc lộ một số vấn đề tồn tại trong quá trình kinh
doanh nhất là quá trình sử dụng vốn cố định.
Để góp phần giải quyết một số tồn tại của Công ty nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty, em xin đề xuất một số giải pháp sau:
Giải pháp 1: Tăng cường công tác mở rộng thị trường là giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Nƣớc ta đang phát triển theo cơ chế thị trƣờng nhƣng công tác tiếp cận, mở rộng thị trƣờng đã trở thành công cụ đắc lực cho các nhà kinh doanh. Hiện nay ở hầu hết các Doanh nghiệp dù Ýt hay nhiều cũng đã chú ý đến công tác tiếp cận, mở rộng thị trƣờng. Công tác tiếp cận, mở rộng thị trƣờng tạo ra chất lƣợng, hiệu quả, giá cả và sự phục vụ phù hợp với yêu cầu của thị trƣờng.
Công ty cổ phần vận tải biển Vinafco với thị trƣờng vận tải hàng hóa bằng đƣờng biển muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định thì phải tiếp cận và mở rộng thị trƣờng. Do đó Công ty cần gây đƣợc uy tín đối với khách hàng so với các Doanh nghiệp cạnh tranh khác cùng hoạt động trong lĩnh vực vân tải đƣờng biển. Qua đó tạo đƣợc lợi thế cho mình khi đƣợc chọn vận tải hàng hóa. Mặc dù phòng kinh doanh đã có song vẫn chƣa thực sự thực hiện đƣợc chức năng mở rộng đƣợc thị trƣờng theo đúng nghĩa của nó.
Theo em, để tiếp cận và mở rộng thị trƣờng một cách có hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế hoạt động của Công ty thì phải tiến hành nhƣ sau:
Thứ nhất, Công ty phải mở thêm các chi nhánh, văn phòng đại diện ở các địa bàn quan trọng. Vì thị trƣờng vận tải biển ngày càng tăng nên Công ty cần thiết phải mở rộng địa bàn hoạt động. Công ty có thể đặt thêm chi nhánh ở các tỉnh thành phố phía Nam và mở văn phòng đại diện ở địa bàn các tỉnh phía Bắc (gần trụ sở Công ty). Việc này đƣợc thực hiện sẽ tạo điều kiện cho Công ty tiếp cận, nắm bắt thông tin về các doanh nghiệp cần vận tải hàng hóa bằng đƣờng biển từ đó có kế hoạch cụ thể để thực hiện.
Thứ hai, Phòng kinh doanh cần đƣợc bổ sung thêm nhân viên để tiến hành tìm kiếm thông tin về thị trƣờng, tìm kiếm các nguồn tin về các doanh nghiệp cần vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển. Bên cạnh đó cũng cần cung cấp cho khách hàng các thông tin về tiềm năng của Công ty để khách hàng quyết định lựa chọn.
Phòng kinh doanh còn có nhiệm vụ thu nhập thông tin về khả năng và hạn chế của các đối thủ cạnh tranh. Nắm đƣợc khả năng và hạn chế của họ trên các phƣơng diện trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên kỹ thuật, tiềm lực về vốn, về máy móc thiết bị v.v.. để từ đó có kế hoạch phù hợp phát triển kinh doanh (Vì hiện nay chỉ riêng địa bàn lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có nhiều Doanh nghiệp cùng hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển trong đó một số đối thủ có nguồn lực mạnh hơn Công ty).
Việc thu thập nắm bắt đƣợc thông tin về các đối thủ cạnh tranh của Công ty tiến hành trên các phƣơng diện:
Xem xét khả năng về trình độ chuyên môn của nhân viên kỹ thuật. Xem xét khả năng về máy móc thiết bị của họ ra sao.
Cách thức tổ chức vận tải của họ nh- thế nào để từ đó xác định chất lƣợng, giá cả mà họ thực hiện.
Phòng kinh doanh còn phải dự báo sự phát triển và mọi biến động của thị trƣờng để có những điều chỉnh về máy móc thiết bị phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của Công ty.
Tiếp cận và mở rộng thị trƣờng, xây dựng tài sản, máy móc thiết bị của Công ty hoạt động một cách liên tục có hiệu quả và qua đó nâng cao đƣợc hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty.
Giải pháp 2: Đánh giá lại TSCĐ; thực hiện chế độ bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa TSCĐ theo quy định, tăng cường việc đầu tư đổi mới, bổ sung và tìm nguồn tài trợ cho TSCĐ.
a. Đánh giá lại TSCĐ
Định kì phải xem xét đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định. Điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với giá cả thị trƣờng. Đánh giả tài sản cố định thấp hơn giá trị thực của nó thì không thực hiện tái sản xuất tài sản cố định: nhƣ đánh giá cao hơn giá trị thực thì sẽ nâng cao giá thành tạo ra đƣợc định giá cao mất đi tính cạnh tranh. Đánh giá lại tài sản cố định giúp cho nhà quản lí nắm bắt đƣợc tình hình biến động vốn của Công ty. Để có những giải pháp đúng đắn đối với loại vốn này nhƣ lập kế
hoạch khấu hao, thanh lý hoặc nhƣợng bán một số tài sản cố định không cần thiết, tài sản sử dụng không hiệu quả góp phần bổ sung nguồn vốn lƣu động.
b. Thực hiện chế độ bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản cố định theo quy định
Một mặt, đảm bảo tài sản cố định duy trì năng lực hoạt động bình thƣờng, tránh đƣợc tình trạng hƣ hỏng. Mặt khác thông qua việc bảo quản bảo dƣỡng, đầu tƣ mới Công ty có cơ sở để quản lý tốt hơn các chi phí sửa chữa máy móc thiết bị và xây dựng cơ bản dở dang, tránh tình trạng vốn cố định ở Công ty nhiều nhƣng hiệu quả mang lại không cao.
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trƣờng để đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng, giữ chữ tín với khách hàng, vận chuyển hàng hóa đúng thời gian đòi hỏi công ty phải nỗ lực cố gắng thì mới có thể đứng vững trong điều kiện hiện nay. Mét trong những điều kiện để công ty đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách hàng là phải vận chuyển hàng hóa liên tục mà máy móc thiết bị hoạt động cũng có giới hạn không thể không hỏng hóc do đó công việc sửa chữa thƣờng xuyên máy móc thiết bị là điều không thể thiếu để duy trì hoạt động liên tục của máy móc thiết bị đồng thời kéo dài tuổi thọ của máy nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Do máy móc thiết bị của công ty đƣa vào sử dụng đã lâu hơn nữa công nghệ cũ. Vì vậy trong quá trình vận hành máy móc thiết bị hỏng hóc, trục trặc và sự cố kỹ thuật xảy ra thƣờng xuyên. Mặc dù công ty có xƣởng sửa chữa chuyên đảm nhận công việc này song công nhân phân xƣởng còn thụ động trong việc sửa chữa, trình độ tay nghề còn hạn chế nên việc sửa chữa thƣờng kéo dài gây gián đoạn trong quá trình vận chuyển. Để khắc phục tình trạng này trong thời gian tới công ty cần bố trí những công nhân sửa chữa có tay nghề cao, nhiệt tình, tìm tòi sáng tạo khen thƣởng và kỉ luật thích đáng, kịp thời từ đó sẽ khuyến khích ngƣời công nhân làm việc tốt hơn có trách nhiệm hơn.
c. Tăng cường việc đầu tư đổi mới, bổ sung và tìm nguồn tài trợ cho TSCĐ
Trong các Doanh nghiệp sự nhạy cảm trong việc đầu tƣ đổi mới, bổ sung tài sản cố định là nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định thông qua giảm chi phí sửa chữa, tăng năng suất lao động... mặt khác nó cũng giải phóng
lao động thủ công đảm bảo an toàn cho ngƣời lao động.
Về công tác tăng cường đổi mới tài sản cố định: Đối với các doanh nghiệp việc mua sắm tài sản cố định đúng phƣơng hƣớng, đúng mục đích có ý nghĩa to lớn và cực kỳ quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung. Điều đó giúp cho việc tính khấu hao của công ty đƣợc chính xác hơn và giảm đƣợc hao mòn vô hình. Nếu công ty không chủ động đầu tƣ để đổi mới máy móc, thiết bị thì chắc chắn sẽ bị thua kém trong cạnh tranh. Đây là vấn đề chiến lƣợc lâu dài mà công ty cần có phƣơng hƣớng đầu tƣ đúng đắn, tuy nhiên cần phải xem xét hiệu quả của sự đầu tƣ mang lại, công ty mua sắm tài sản cố định phải dựa trên khả năng hiện có của mình về lao động, khả năng tiêu thụ về sản phẩm, nghiên cứu kỹ lƣỡng các tài sản cố định đầu tƣ về mặt tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm nhằm tạo ra sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng.
Việc đầu tƣ mua sắm nhiều máy móc thiết bị hiện đại, phù hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, công suất lớn cho quá trình vận chuyển hàng hóa, do đó hạ giá thành vận chuyển và tăng lợi nhuận cho công ty. Doanh thu lớn, lợi nhuận tăng nhanh, góp phần tích cực trong công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chung, hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng.
Để đáp ứng yêu cầu vân tải bằng đƣờng biển trong thời gian tới Công ty cần tăng cƣờng đầu tƣ cho các máy móc thiết bị mới có tính tăng, tác dụng cao đáp ứng đƣợc đòi hỏi cao về chất lƣợng, độ an toàn.
Công ty cũng nên bổ sung thêm thiết bị cho chi nhánh Công ty phục vụ cho nhu cầu phát triển của Công ty.
Về công tác tìm kiếm nguồn tài trợ cho đầu tư, đổi mới TSCĐ: Để có thể đầu tƣ mua sắm thay thế TSCĐ máy móc thiết bị cần thiết phải có nguồn vốn tài trợ cho hoạt động này. Do vốn đầu tƣ mua sắm đổi mới tài sản cố định chủ yếu bằng vốn cho vay, công ty phải có trách nhiệm trả lãi theo định kỳ và hoàn trả gốc trong một thời hạn nhất định. Do đó sẽ thúc đẩy công ty phải phân tích kỹ lƣỡng, tìm giải pháp tốt nhất để đƣa tài sản cố định vào sử dụng một cách triệt để có hiệu quả nhất sao cho kết quả kinh doanh thu đƣợc bù đắp đƣợc tất cả các chi phí trong đó có chi
phí trả lãi vay vốn, phải có lãi để mở rộng sản xuất, cú tớch luỹ để hoàn trả lãi vay khi hết thời hạn.
Để làm đƣợc điều đó, công ty phải cố gắng đầu tƣ sử dụng tốt vốn nói chung và vốn cố định nói riêng trên cơ sở phải phân tích kỹ lƣỡng để lựa chọn nên đầu tƣ vốn với tỷ trọng lớn vào loại máy móc thiết bị nào là chủ yếu, trong quá trình sản xuất phải sử dụng tốt tài sản cố định trên cơ sở đƣa máy móc thiết bị vào hoạt động một cách đồng bộ, công suất hoạt động máy lớn, số giờ máy và số ca của máy đƣợc hoạt động một cách triệt để, phải có trách nhiệm bảo quản, bảo dƣỡng máy móc tốt, định mức khấu hao đúng đắn. Có nhƣ vậy, công ty sẽ hoàn thành tốt công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cuả mình. Hiệu quả kinh doanh cao, lợi nhuận đạt đƣợc ngày càng lớn sẽ giúp công ty ngày càng lớn mạnh. Trên cơ sở đó, công ty sẽ hoàn trả hết số vốn vay, làm tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nƣớc, nâng cao uy tín trên thị trƣờng. Bên cạnh đó, việc đổi mới tài sản cố định có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng năng suất lao động và đảm bảo an toàn lao động. Xột trờn góc độ tài chính, sự nhạy cảm trong việc đầu tƣ đổi mới tài sản cố định còn là một nhân tố quan trọng trong việc hạ thấp chi phí năng lƣợng, nguyên vật liệu, giảm chi phí sửa chữa, chi phí thiệt hại do ngừng sản xuất để sửa chữa, làm cho năng lực hoạt động tăng, năng suất cao, chất lƣợng tốt, tiết kiệm nguyên liệu, chống hao mòn vô hình trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển.
Trong hoạt động kinh doanh việc tăng cƣờng đổi mới trang thiết bị máy móc là một lợi thế để chiếm lĩnh không chỉ thị trƣờng hàng hoá mà cả thị trƣờng vốn tạo uy tín của khách hàng và sự tin cậy của các chủ nợ.
Giải pháp 3:Cải tiến phương pháp khấu hao tài sản cố định
Nhƣ đã biết, khấu hao cơ bản là một trong những nội dung quan trọng của quản lý và sử dụng vốn cố định. Việc trích khấu hao hợp lý sẽ đảm bảo cho việc thực hiện tái đầu tƣ tài sản cố định đƣợc thông suốt.
Trong những năm qua, Công ty đã thực hiện trích khấu hao cơ bản theo tỷ lệ quy định của Nhà nƣớc (Với 16,7% với máy móc thiết bị, 10% đối với phƣơng tiện vận tải và 20% đối với thiết bị văn phòng). Với tỷ lệ khấu hao này, Công ty sẽ gặp khó khăn trong trích khấu hao tài sản cố định ở những năm cuối do năng lực sản xuất tài sản cố định giảm dần theo quá trình hoạt động. Việc này cũng làm giảm tốc
độ thu hồi vốn để tái đầu tƣ, đổi mới tài sản cố định.
Điều này không thích hợp, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, có nhiều loại máy móc thiết bị mới ra đời làm giá cả biến động mạnh, tài sản cố định dễ bị hao mòn vô hình. Do đó để đảm bảo có quỹ khấu hao thực hiện tái đầu tƣ tài sản cố định nhanh chóng đổi mới máy móc thiết bị tin học, đƣa kỹ thuật mới vào sản xuất thì trong công tác khấu hao tài sản cố định cần tính đến các yếu tố nhƣ: sự phát triển của khấu hao kỹ thuật, giá cả biến động.
Trong phần này, em xin đƣa ra một phƣơng pháp khấu hao mới cho trích khấu hao TSCĐ của Công ty, đó là phƣơng pháp khấu hao nhanh theo số dƣ giảm dần có điều chỉnh.
a.Cơ sở của phƣơng pháp.
Phƣơng pháp trích khấu hao nhanh theo số dƣ giảm dần có điều chỉnh dựa trên các cơ sở khấu hao kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, tài sản cố định dễ bị hao mòn vô hình. Để hạn chế hao mòn vô hình trong thời gian sử dụng, đòi hỏi phải khấu hao nhanh (trên cơ sở tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị) nhanh chóng thu hồi vốn nhanh để đổi mới trang thiết bị, ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất.
Trên thị trƣờng, giá cả luôn biến động và tài sản của Công ty cũng chịu sự biến động này, đây chính là nguyên nhân làm giảm giá trị của tài sản cố định. Do vậy hạn chế ảnh hƣởng của biến động giá cả trên thị trƣờng tới tài sản cố định công ty đang sử dụng, cần tiến hành khấu hao nhanh để bảo toàn vốn, đồng thời phù hợp với thực tế làm việc của các thiết bị tin học giảm dần theo thời gian sử dụng.
Áp dụng phƣơng pháp khấu hao này, trong những năm đầu, giá trị khấu hao sẽ cao hơn có thể làm cho lợi nhuận của Công ty suy giảm. Song với sự linh động của mình, Công ty có thể sử dụng quỹ khấu hao vào các mục đích trong hoạt động tái đầu tƣ đổi mới tài sản cố định, hạn chế tổn thất do hao mòn vô hình gây ra, tiết kiệm chi phí tiền vay trong chi phí kinh doanh quay vòng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
b. Nội dung phƣơng pháp.
Mức trích khấu hao tài sản cố định theo phƣơng pháp số dƣ giảm dần có điều chỉnh