Biện pháp hóa học

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống cà chua tn386 tại lạng sơn (Trang 41 - 42)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.5.6.1. Biện pháp hóa học

Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về lương thực, thực phẩm do việc bùng nổ dân số, cùng với xu hướng đô thị hóa và công nghiệp hoá ngày càng mạnh, con người chỉ còn một cách duy nhất: thâm canh để tăng sản lượng cây trồng. Khi thâm canh cây trồng, một hậu quả tất yếu không thể tránh được là gây mất cân bằng sinh thái, kéo theo sự phá hoại của dịch hại ngày càng tăng. Để giảm thiệt hại do dịch hại gây ra, con người phải đầu tư thêm kinh phí để tiến hành các biện pháp phòng trừ, trong đó biện pháp hoá

học được coi là quan trọng. Nhiều ứng dụng biện pháp hóa học được áp dụng trên cây cà chua ở Việt Nam để ngăn chặn sâu bệnh hại.

- Thuốc hóa học có thể diệt dịch hại nhanh, triệt để, đồng loạt trên diện rộng và chặn đứng những trận dịch trong thời gian ngắn mà các biện pháp khác không thể thực hiện được.

- Biện pháp hóa học đem lại hiệu quả phòng trừ rõ rệt, kinh tế, bảo vệ được năng suất cây trồng.

- Biện pháp hóa học dễ dùng, có thể áp dụng ở nhiều vùng khác nhau, đem lại hiệu quả ổn định và nhiều khi là biện pháp phòng trừ duy nhất của người sản xuất.

Ở Việt Nam, biện pháp hóa học được sử dụng phổ biến trong phòng trừ sâu bệnh hại ở cây trồng nói chung và cà chua nói riêng. Một số thuốc được sử dụng như: ANITOX 50 SC, CARMETHRIN 10 EC,25 EC, FENTOX 25 EC để diệt sâu vẽ bùa hay bọ rùa hại cà chua. Thuốc SAUTIU 1,8 và 3,6 EC; ANITOX 50 SC, ACE 5 EC, CAGENT 5 SC và 800 WP để phòng trừ sâu xanh.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống cà chua tn386 tại lạng sơn (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)