Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của giống cà chua TN386 vụ

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống cà chua tn386 tại lạng sơn (Trang 55 - 57)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của giống cà chua TN386 vụ

Hoàn thành một chu kỳ sống của cây trồng nói chung và cà chua nói riêng phải trải qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây cà chua được tính từ khi bắt đầu gieo hạt, hạt hút nước trương lên, mầm phôi được phát động, cây sinh trưởng, phát triển, ra hoa kết quả và kết thúc vòng đời. Việc xác định từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cà chua có ý nghĩa quan trọng, nhằm tác động các biện pháp kỹ thuật phù hợp giúp cây sinh trưởng tốt, tạo tiền đề cho việc hình thành các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây. Giống cà chua thí nghiệm TN386 là giống thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn, có thời gian sinh trưởng tương đối dài. Lợi thế của các giống cà chua thuộc loại hình sinh trưởng này là có khả năng sinh trưởng thân lá mạnh, khả năng chống chịu tốt, thời gian sinh trưởng dài giúp cây tập trung được lượng dinh dưỡng lớn để nuôi quả, đồng thời cùng với thời gian sinh trưởng dài thì thời gian thu hoạch cũng được kéo dài, nhờ đó giúp rải vụ thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm, hạn chế tình trạng dư thừa trong một thời điểm. Qua quá trình theo dõi thí nghiệm các công thức khác nhau trên ruộng sản xuất chúng ta đã thu được kết quả ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của cây cà chua trong vụ Đông Xuân 2013-2014 ở các công thức khác nhau

Đơn vị: ngày

Công thức Tuổi cây con khi trồng (1)

Thời gian từ trồng đến …(ngày)

Thời gian sinh trƣởng Ra hoa Đậu quả Quả chín Kết thúc thu hoạch CT1 (Đ/c) 25 35 45 82 124 149 CT2 25 36 42 82 122 147 CT3 25 36 43 82 124 149 CT4 25 37 44 82 123 148

Tuổi cây con khi trồng được tính bằng thời gian khi gieo đến thời gian mang cây con ra trồng. Theo Tạ Thu Cúc và cộng sự, đây là thời kỳ các biến đổi nội tại trong hạt diễn ra từ trạng thái ngủ nghỉ chuyển sang trạng thái hoạt động. Ở giai đoạn này yêu cầu về độ ẩm đất thích hợp là 70%, nhiệt độ 25 - 280C. Nếu nhiệt độ dưới 200C cây mọc chậm (5 - 7 ngày sau gieo). Nếu nhiệt độ lớn hơn 300C cây mọc nhanh (2 - 3 ngày sau gieo). Chất lượng hạt giống tốt, thời điểm thích hợp, độ sâu vừa phải từ 2 - 3cm thì việc nảy mầm sẽ diễn ra thuận lợi.

Trong vụ Đông Xuân 2013 - 2014, hạt được gieo trong khay xốp, nhiệt độ trung bình khoảng 24,6 - 26,8 0C, ẩm độ 70% nên đảm bảo điều kiện thuận lợi cho quá trình nảy mầm của hạt do vậy hạt nảy mầm tương đối đồng đều, thời gian từ gieo đến mọc từ 5 - 6 ngày. Sau khi cây nảy mầm, nhiệt độ trung bình không có gì thay đổi cây con đủ điều kiện xuất vườn vào 25 ngày sau gieo hạt.

Qua bảng 3.1 ta thấy, thời gian từ trồng đến ra hoa ở các công thức trong cùng 1 vụ chênh lệch nhau không nhiều, dao động từ 35 - 37 ngày trong đó công thức 4 ra hoa muộn hơn các công thức còn lại từ 1 đến 2 ngày, sớm nhất là công thức 1(đ/c) là 35 ngày.

Thời gian từ trồng đến khi đậu quả của giống cà chua TN386 ở các

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống cà chua tn386 tại lạng sơn (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)