Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm phân bón Phú Điền NPK

Một phần của tài liệu luận văn khoa kế toán thương mại Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm phân bón Phú điền NPK cua công ty TNHH sản xuất và thương mại phân bón Phú Điền (Trang 47 - 53)

2.2.3.1. Kế toán chi chí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất phân bón Phú Điền NPK

Chi phí NVL trực tiếp là chi phí NVL có liên quan trực tiếp đến đối tượng chịu chi phí, tham gia cấu thành thực thể và tạo ra đặc trưng vật lý cho SP. Trong quá trình sản xuất, NVL bị tiêu hao và chuyển dịch toàn bộ giá trị một lần vào CPSX trong kỳ.

Tại Công ty TNHH Phú Điền chi phí NVL chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí ( khoảng 70 - 80%). Do đó, Công ty luôn chú ý đến việc tiết kiệm NVL, hạch toán chính xác, đầy đủ các khoản mục chi phí, tìm cách hạ giá thành sản phẩm mà chất

lượng vẫn đảm bảo. Nguồn nguyên vật liệu của Công ty chủ yếu là từ mua ngoài nên giá trị hàng nhập kho được tính theo công thức:

Giá trị NVL thực tế nhập

= Giá gốcghi trên hoá đơn + Chi phí vậnchuyển và bốc dỡ + Thuế nhậpkhẩu ( nếu có) - Giảm giá, chiết khấu được hưởng

Đối với phế liệu thu hồi, sản phẩm hỏng thì giá nhập kho là giá có thể bán được hoặc giá ước tính.

Căn cứ vào hoá đơn mua hàng nhập kho, kế toán lập “Phiếu nhập kho” (phụ lục). Như quy trình công nghệ sản xuất phân bón ở trên thì vật tư chủ yếu là các loại nguyên liệu như amoni sunfat, kaliclorua và các chất phụ gia…số lần nhập xuất của mỗi loại NVL rất nhiều.

Với số lượng nghiệp vụ xuất nhập kho nhiều thì việc tổ chức chứng từ để ghi sổ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin và quản lý dữ liệu tại công ty. NVL xuất kho dùng cho mục đích sản xuất căn cứ vào định mức vật tư, nhu cầu sử dụng vật tư trong tháng đã xây dựng theo kế hoạch sản xuất, hoặc theo yêu cầu, đề nghị thực tế đã duyệt.

Phiếu xuất kho (Số 1) được lập thành 3 liên: 1 liên lưu tại phòng quản lý SX, 1 liên giao cho người xin lĩnh NVL để theo dõi ở bộ phận sử dụng, 1 liên gửi cho thủ kho hàng ngày ghi vào thẻ kho theo dõi tình hình nhập xuất từng vật tư. Định kỳ (2 hoặc 3 ngày) thủ kho lại chuyển các phiếu xuất kho lên cho kế toán vật tư.

Hiện nay, công ty sử dụng giá thực tế để hạch toán NVL nhập kho, và tính trị giá NVL xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Khi nhập vật tư, căn cứ vào hoá đơn GTGT và phiếu nhập kho , kế toán vật tư nhập số lượng và đơn giá từng loại NVL. Máy tính sẽ tự động tính ra trị giá NVL nhập kho. Cuối tháng, máy tính căn cứ vào giá trị thực tế nhập kho tự động tính ra đơn giá vật liệu xuất dùng, trị giá NVL xuất dùng cho sản xuất theo công thức:

Đơn giá bình quân NVL xuất kho trong kỳ

=

Trị giá NVL tồn đầu kỳ + Trị giá NVL nhập trong kỳ Khối lượng NVL tồn đầu kỳ + Khối lượng NVL nhập

Khi đó, trị giá vốn thực tế được tính như sau:

Trị giá vốn thực tế

vật liệu xuất kho =

Số lượng vật liệu

xuất kho ×

Đơn giá bình quân của

vật liệu xuất kho

Ví dụ: Trong ngày 02 tháng 01 năm 2015 tại Công ty có tài liệu sau:

- Trị giá nguyên liệu amôni sunfat, urê tồn đầu ngày 02/01/2015 là 57.626.370 đồng.

Số lượng tồn đầu ngày 02/12/2012 là 10,385 tấn

- Trị giá nguyên liệu amôni sunfat nhập trong tháng là 362.865.000 đồng. Số lượng nhập là 30 tấn

- Số lượng nguyên liệu amôni sunfat, urê xuất ngày 02/01/2015 là 3 tấn Khi đó có trị giá vốn thực tế của amoni sunfat xuất kho:

Đơn giá bình quân của amoni sunfat =

57.626.370 + 362.865.000

= 10.412 10.385 + 30.000

Trị giá thực tế của amoni sunfat

xuất kho = 10.412 × 3000 = 31236000

Để tập hợp Chi phí NVLTT kế toán sử dụng TK 621, TK 152, TK 154. TK 621: Chi phí NVLTT

TK 152: Nguyên vật liệu được mở chi tiết thành các tài khoản cấp 2 TK1521: Nguyên vật liệu chính

TK1522: Vật liệu phụ TK1523: Nhiên liệu

Phương pháp tập hợp chi phí NVL trực tiếp mà công ty áp dụng là phương pháp tập hợp trực tiếp. Theo đó NVL được sử dụng để phục vụ trực tiếp cho sản xuất sản phẩm phân bón. Kế toán công ty căn cứ phiếu xuất kho hạch toán toàn bộ CP NVLTT:

Nợ TK 621: Chi phí NVL trực tiếp chi tiết cho sản phẩm phân bón NPK Có TK 152: Nguyên liệu, vật liệu

Hình 2.3: Màn hình nhập liệu trên phần mềm Fast

Sau khi đã hoàn thành chương trình sẽ tự động chuyển số liệu sang: Sổ chi tiết TK 621 (Phụ lục)

Căn cứ vào Phiếu xuất kho số 1 (Phụ lục), vào cuối tháng máy tự động thực hiện bút toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp vào TK621 như sau:

Nợ TK 621: 215.590.000

Có TK 1521: 209.090.000 Có TK 1522: 6.500.000

2.2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

CPNCTT có một tỷ trọng không nhỏ trong tổng giá thành SP của công ty. Việc hạch toán chính xác, đầy đủ CPNCTT có ý nghĩa hết sức quan trọng, cung cấp thông tin hữu hiệu trong quản lý. Mặt khác, việc hạch toán đầy đủ chính xác tiền công còn có ý nghĩa khác cũng quan trọng không kém đó là khiến người lao động thấy được cụ thể sức lao động bỏ ra được bù đắp như thế nào, tạo được niềm tin của họ đối với DN, tạo tiền đề để người lao động gắn bó và có trách nhiệm hơn trong công việc, có ý thức làm việc, rèn luyện tay nghề nhằm nâng cao năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm.

làm cơ sở cho hạch toán lương: Bảng chấm công Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương

- Hình thức trả lương: Mức lương cơ bản của người lao động được công ty ký hợp đồng lao động theo thỏa thuận và áp dụng theo phương pháp trả lương thời gian.

- Cách tính lương trả theo thời gian

Lương cơ bản của tháng Lương ngày =

Ngày công chế độ Tổng thu nhập

Của tháng = Lương ngày x

Số ngày Làm + thực tế Các khoản phụ cấp Lương + thêm giờ Lương làm thêm giờ được tính như sau :

Số giờ làm việc thêm x Lương ngày

Lương thêm giờ ngày thường = x 150% 8h

8h làm thêm x lương ngày

Lương làm thêm ngày lễ = x 200% 8h

Phụ cấp tùy từng vị trí công việc và chức năng nhiệm vụ của từng người, mỗi người có mức phụ cấp khác nhau

Ví dụ : Trích số liệu tháng 1-2015 : Lương của chị Trân Thị Minh :

Lương cơ bản : 5.500.000 Số ngày làm việc thực tế : 27 Số ngày công chế độ : 26 5.500.000 Lương ngày = = 211.538đ 26 Lương tháng = 211.538 x 27 = 5711.526đ - Tài khoản sử dụng: TK622, TK334, TK338

Tài khoản 622 – “Chi phí nhân công trực tiếp” được mở chi tiết cho từng loại sản phẩm.

Tài khoản 338 – “ Phải trả, phải nộp khác” được chi tiết thành các tài khoản cấp 2: TK 3383 – Bảo hiểm xã hội

TK 3384 – Bảo hiểm y tế

TK 3389 – Bảo hiểm thất nghiệp

Kế toán các khoản trích theo lương

Các khoản trích theo lương của công ty bao gồm BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ được trích theo tỷ lệ phù hợp với quy định hiện hành. Khoản trích theo lương là 34.5% trong đó công ty đưa vào chi phí là 24% ( gồm 18% BHXH, 3% BHYT, 1% BHTN, 2% KPCĐ) còn 10.5% trừ vào cán bộ CNV của công ty.( gồm 8% BHXH, 1.5% BHYT, 1%BHTN) (Công ty không trích KPCĐ)

- Tài khoản sử dụng : TK 338 : Phải trả, phải nộp khác + TK 3384: BHYT

+ TK 3383: BHXH + TK 3389: BHTN

+ Các TK có liên quan: TK 335, 622, 111, 112…

Ví dụ: Trích số liệu tháng 01, Dương Văn Viết có mức lương đóng bảo hiểm là

2.500.000đ. Ta có:

BHXH, BHYT, BHTN trích vào giá thành : 2.500.000 x 21% = 525.000đ BHXH, BHYT, BHTN chị Hoan phải nộp là : 2.500.000 x 9.5% = 237.500đ

Sau khi có bảng phân bổ tiền lương kế toán trưởng nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán, máy tự hạch toán theo định khoản bút toán tính tiền lương của công nhân phát sinh trong kỳ căn cứ Bảng thanh toán tiền lương (Phụ lục số...)

Nợ TK 622: 39.409.748

Có TK 334: 39.409.748

Bút toán thực hiện trích lập BHXH và KPCĐ như sau: Nợ TK 622: 3.412.500

Có TK 3383: 2.762.500 Có TK 3384: 487.500 Có TK 3389: 162.500

2.2.1.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung

* Chứng từ và sổ kế toán sử dụng : Phiếu chi, bảng tính và bảng phân bổ khấu hao, phiếu xuất kho, các hóa đơn tiền điện thoại, điện nước…

* Tài khoản sử dụng : TK 627 “ Chi phí sản xuất chung” và chi tiết các tài

khoản để phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ.

Một phần của tài liệu luận văn khoa kế toán thương mại Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm phân bón Phú điền NPK cua công ty TNHH sản xuất và thương mại phân bón Phú Điền (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w