Doanh số thu nợ phản ánh tình hình trả nợ của đối tượng vay vốn. Thông qua các số liệu thu thập từ phía ngân hàng ta tiến hành phân tích như sau:
Bảng 7: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo lĩnh vực đầu tư Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 +/- % +/- % Cho vay SXKD 1.684.819 1.795.661 2.885.941 110.842 6,58 1.090.280 60,72 Cho vay CB – NTTS 464.749 1.133.162 2.445.617 668.413 143,82 1.312.455 115,82
Cho vay DV & KD 613.912 1.244.116 1.558.941 630.204 102,65 314.825 25,31
Cho vay tiêu dùng 661.504 927.588 1.026.644 266.084 40,22 99.056 10,68
Tổng 3.424.984 5.100.527 7.917.143 1.675.543 48,92 2.816.616 55,22
Dựa vào bảng 6 ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn theo từng lĩnh vực đầu tư năm sau đều cao hơn năm trước, tuy nhiên tốc độ tăng của từng khoản mục chênh lệch nhau tương đối lớn, cụ thể như sau:
- Doanh số thu nợ ngắn hạn đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Doanh số thu
nợ đối tượng này luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số thu nợ, tăng đáng kể vào năm 2011 với con số khá cao là 2.885.941 triệu đồng tăng 60,72% so với năm 2010 ứng với số tiền là 1.090.280 triệu đồng.
- Doanh số thu nợ ngắn hạn đối với lĩnh vực chế biến, nuôi trồng thủy sản: Tăng mạnh vào năm 2011. Điều này chứng tỏ, hoạt động chế biến, nuôi trồng thủy sản của thành phố đã khởi sắc lại và ngày càng kinh doanh có hiệu quả.
- Doanh số thu nợ ngắn hạn đối với lĩnh vực dịch vụ và kinh doanh khác: Cũng liên tục tăng qua các năm và tăng mạnh vào năm 2011.Chứng tỏ, công tác thu nợ của Ngân hàng đối với linh vực kinh doanh này ngày càng đạt hiệu quả cao và hiện nay đời sống của người dân đa phần tốt hơn nên nhu cầu về các dịch vụ hiện đại cũng tăng lên tạo điều kiện cho loại hình kinh doanh này một phát triển.
- Doanh số thu nợ ngắn hạn đối với lĩnh vực tiêu dùng: Tăng nhiều vào năm
2011 đạt 1.026.644 triệu đồng, tăng 10,68% so với năm 2010 ứng với số tiền là 99.056 triệu đồng. Nhưng nhìn chung, doanh số thu nợ đối tượng này có xu hướng tăng lên là một tín hiệu tốt cho Ngân hàng.
2.8.3. Dư nợ
Dư nợ là khoản vay của khách hàng qua các năm mà chưa đến thời điểm thanh toán, hoặc đến thanh toán mà khách hàng không có khả năng trả nợ do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan, dư nợ bao gồm nợ quá hạn, nợ chưa đến hạn, nợ được gia hạn điều chỉnh và nợ khó đòi. Dư nợ còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả và qui mô hoạt động của Ngân hàng. Nó cho biết tình hình cho vay, thu nợ đạt hiệu quả như thế nào đến thời điểm báo cáo và đồng thời cho biết số nợ mà Ngân hàng còn phải thu từ khách hàng.
2.8.3.1 Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế
Dư nợ là chỉ tiêu đánh giá xác thực về mức độ và qui mô tín dụng đối với từng đối tượng. Từ đó cho thấy tại Ngân hàng có mức dư nợ cao là Ngân hàng có qui mô tín dụng rộng và có nguồn vốn mạnh, để xem xét tình hình dư nợ tại Ngân hàng qua 3 năm thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 8:Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 +/- % +/- % DNNN 113.748 464.998 642.447 351.250 308,80 177.449 38,16 Cty TNHH – Cty CP 723.773 1.259.939 1.511.854 536.166 74,08 251.915 19,99 DNTN 91.695 137.175 127.917 45.480 49,60 -9.258 -6,75 Cá thể - Hộ gia đình 313.854 392.305 431.763 78.451 25,00 39.458 10,06 Tổng 1.243.070 2.254.417 2.713.981 1.011.347 81,36 459.564 20,39
Dựa vào bảng 8 ta thấy dư nợ ngắn hạn theo các thành phần kinh tế năm sau đều cao hơn năm trước, nhưng tốc độ tăng không đồng đều cụ thể như sau:
*Dư nợ ngắn hạn đối với DNNN: Năm 2010 đạt 464.998 triệu đồng tăng
308,80% hay tăng 351.250 triệu đồng so với năm 2009. Nguyên nhân là do doanh số cho vay của đối tượng này tăng nhưng doanh số thu nợ giảm vào năm 2010. Đa phần đây là các khoản nợ chưa tới hạn thu hồi, một phần được chuyển vào nợ quá hạn.
- Dư nợ ngắn hạn đối với công ty TNHH và công ty CP: Chiếm tỷ trọng cao nhất
trong tổng dư nợ và tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ tốc độ tăng trưởng tín dụng của NH đối với thành phần này luôn duy trùy ở mức tương đối ổn định.
- Dư nợ ngắn hạn đối với DNTN: Chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng dư nợ
ngắn hạn, năm 2011 giảm 6,75% so với năm 2010. Tuy nhiên Ngân hàng cũng đang mở rộng quy mô tín dụng đối với đối tượng này, bên cạnh đó còn do tốc độ tăng doanh số thu nợ ngắn hạn thấp hơn tốc độ tăng doanh số cho vay ngắn hạn cùng thời kỳ.
- Dư nợ ngắn hạn đối với cá thể, hộ gia đình: Cũng có dư nợ ngắn hạn năm sau
cao hơn năm trước với mức tăng trưởng tương đối ổn định. Thêm vào đó, đa số cá thể vay trung và dài hạn cho mục đích tiêu dùng nên làm cho dư nợ ngắn hạn đối tượng này luôn tăng qua các năm. Năm 2010 đạt 392.305 triệu đồng, tăng 25% hay tăng 78.451 triệu đồng so với năm 2009. Đến năm 2011 dư nợ ngắn hạn tiếp tục tăng là 431.763 triệu đồng, tăng 10,06% tương ứng với số tiền 39.458 triệu đồng so với dư nợ ngắn hạn năm 2010.
Tóm lại, dư nợ ngắn hạn theo các thành phần kinh tế đều tăng qua các năm, nếu dư nợ tăng do quy mô tín dụng tăng là một dấu hiệu đáng mừng, còn nếu xảy ra trường hợp không thu hồi được nợ do những nguyên nhân chủ quan hay khách quan là một dấu hiệu rủi ro cho Ngân hàng.