Nợ quá hạn ngắn hạn theo lĩnh vực đầu tư

Một phần của tài liệu hân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 38 - 41)

Tình hình Nợ quá hạn là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng cảu ngân hàng. Để thấy roc hơn sự ảnh hưởng đó như thế nào với lĩnh vực đầu tư, ta tiến hành phân tích bảng số liệu:

Bảng 11:Nợ quá hạn ngắn hạn theo lĩnh vực đầu tư

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 +/- % +/- % Cho vay SXKD 1.007 534 300 -473 -46,97 234 43,82 Cho vay CB – NTTS 0 0 0 0 - 0 - Cho vay DV – KD 1.210 120 654 -1.090 -90,08 534 445

Cho vay tiêu dùng 0 0 0 0 - 0 -

Tổng 2.217 654 954 -1.563 -70,50 300 45,87

- Nợ quá hạn phát sinh từ cho vay sản xuất kinh doanh: Giảm nhẹ vào năm 2010

và năm 2011 là 46,97 - 43,82%. Nguyên nhân do trong năm 2010, 2011 hoạt động của những khách hàng này đã dần phục hồi cộng thêm công tác xử lý nợ xấu của cán bộ Ngân hàng được đẩy mạnh nên một phần nợ xấu của đối tượng này đã được xử lý.

- Nợ quá hạn phát sinh từ cho vay chế biến, nuôi trồng thủy sản: Nhìn chung lĩnh

vực kinh doanh này hoàn toàn không phát sinh nợ quá hạn. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ quá hạn của Chi nhánh đạt được kết quả rất hiệu quả, hơn nữa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đã có nhiều kinh nghiệm, làm ăn ngày càng hiệu quả nên cho dù doanh số cho vay có tăng nhưng vẫn không phát sinh thêm nợ quá hạn.

- Nợ quá hạn phát sinh từ cho vay dịch vụ và kinh doanh khác: Nhìn chung năm

2010 con số này giảm mạnh do cán bộ tín dụng chú trọng hơn công tác thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay nên các khoản vay mới hầu như không phát sinh nợ quá hạn và các khoản nợ quá hạn trước đó cũng đã được xử lý thông qua việc phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Sang năm 2011 tỷ trọng tăng lên, Nguyên nhân do vào năm 2010, doanh số cho vay đối tượng này tăng đáng kể do ngày càng có nhiều những loại hình kinh doanh và dịch vụ mới ra đời nhưng cũng nhanh chóng không tồn tại do kinh doanh không hiệu quả, không thu hút được khách hàng, làm tăng các khoản nợ quá hạn tại Ngân hàng.

Tóm lại, nợ quá hạn phát sinh từ các lĩnh vực đầu tư đều giảm đáng kể trong giai đoạn 2009 – 2011. Tuy nhiên có lĩnh vực cho vay sản xuất kinh doanh dù có giảm nhưng tốc độ giảm không cao như các lĩnh vực khác. Do doanh số cho vay đối tượng này có xu hướng giảm qua các năm nên cán bộ tín dụng cần đôn đốc, theo dõi thường xuyên hơn nữa các khoản nợ quá hạn đã phát sinh để thu hồi được vốn cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu hân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 38 - 41)