Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu hân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 36 - 38)

Trong đầu tư vốn thì bao giờ củng có rủi ro nhưng mức rủi ro như thế nào là hợp lý, việc phân tích nợ quá hạn có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng nói chung và tại Ngân hàng Công Thương Cần Thơ nói riêng

Bảng 10: Nợ quá hạn ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 +/- % +/- % DNNN 0 0 0 0 - 0 - Cty TNHH – Cty CP 242 534 300 292 120,66 -234 -43,82 DNTN 1.062 0 0 -1.062 -100,00 0 - Cá thể - Hộ gia đình 913 120 654 -793 -86,86 534 445 Tổng 2.217 654 954 -1.563 -70,50 300 45,87

- Nợ quá hạn phát sinh từ DNNN: Qua 3 năm đều không có trường hợp các DNNN phát sinh nợ quá hạn. Điều này cho thấy sự hiệu quả trong hoạt động của các DNNN và trong công tác quản lý, thu hồi nợ của Chi nhánh.

- Nợ quá hạn phát sinh từ Công ty TNHH và Công ty Cổ phần: tăng trong năm

2010 và giảm đáng kể vào năm 2011. Nguyên nhân do trong năm 2010, một số công ty có vay vốn tại Ngân hàng làm ăn thua lỗ không thể trả các khoản nợ đến hạn cho Ngân hàng.

- Nợ quá hạn phát sinh từ DNTN: Chiếm tỷ trọng tương đối cao vào năm 2009 và

2010, tuy nhiên sang năm 2010 và năm 2011 thì các khoản nợ quá hạn này không còn. Sở dĩ có điều này là do một phần công tác thu hồi nợ của Ngân hàng đối với đối tượng này đạt hiệu quả cao, các doanh nghiệp tự giác hoàn trả và một phần do Ngân hàng đã nhờ đến sự can thiệp của pháp luật bằng cách phát mại tài sản đảm bảo.

- Nợ quá hạn phát sinh từ cá thể, hộ gia đình: Có xu hướng giảm vào năm 2010

và tăng nhẹ vào năm 2011, Nguyên nhân do 2010 đời sống của người dân đang dần được cải thiện và có ý thức hơn trong việc trả nợ Ngân hàng. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng đã thực hiện tốt công tác thẩm định và chọn lọc những khách hàng thường xuyên có uy tín, có khả năng tài chính đảm bảo cho khoản vay. Nhìn chung, các khoản nợ xấu của các đối tượng đều giảm chỉ trừ nợ xấu phát sinh từ Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty Cổ phần. Tuy nhiên, đây lại là đối tượng chiếm doanh số cho vay cao nhất trong tổng doanh số cho vay. Do đó, bên cạnh việc cần phát huy tốt những mặt làm được trong công tác thu hồi nợ xấu của những đối tượng khác, thì Ngân hàng còn phải quan tâm theo dõi món vay của các Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty Cổ phần thường xuyên hơn để đưa ra các biện pháp xử lý nợ xấu kịp thời, không để xảy ra tình trạng nợ xấu quá cao.

Một phần của tài liệu hân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 36 - 38)