Kết quả nghiên cứu định lượng lần

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại trường đại học tiền giang (Trang 36 - 57)

VII KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CHUNG VỀ KHÓA HỌC TẠI TRƯỜNG

B. Trình bày kết quả nghiên cứu

3.5. Kết quả nghiên cứu định lượng lần

3.5.1. Thông tin mẫu nghiên cứu định lượng lần 1

3.5.1.1. Giới tính

Kết quả thống kê giới tính của mẫu nghiên cứu, trong 150 sinh viên tham gia trả lời phỏng vấn có 72 sinh viên nam và 78 sinh viên nữ, được biểu hiện qua bảng sau:

Bảng 3.2: Thống kê giới tính mẫu nghiên cứu

Sinh viên Tần số Phần trăm Phần trăm lũy tích

Nam 72 48 48

Nữ 78 52 100.0

Tổng 150 100.0

3.5.1.2. Đối tượng tham gia phỏng vấn

Kết quả thống kê đối tượng tham gia phỏng vấn của mẫu nghiên cứu, trong 150 sinh viên tham gia phỏng vấn được biểu hiện qua bảng sau:

Bảng 3.3: Thống kê đối tượng tham gia mẫu nghiên cứu lần 1

Lớp Tần số Phần trăm Phần trăm lũy tích

ĐHKT08 20 13.33 13.33 ĐHTH08 20 13.33 26.66 ĐHQTKD08 20 13.33 39.99 ĐHXD08 20 13.33 53.32 ĐHGDTH8 20 13.33 66.65 CĐSPMN09 20 13.33 79.98 CĐM09 15 10 89.98 CĐKT08 15 10 100.0 Tổng 150 100.0

3.5.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Các thang đo đều được đánh giá độ tin cậy, thông qua hệ số tin cậy Cronbach alpha thông qua phần mềm thống kê SPSS version 16.0. Mục đích là tìm ra những mục cần hỏi cần giữ lại và những mục hỏi cần bỏ đi trong rất nhiều mục bạn đưa vào kiểm tra (Hoàng Trọng-Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005, 249). Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach alpha từ 0.8 đến gần 1 thì thang đo lường tốt, từ 0.7 đến gần bằng 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’ Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). Bên cạnh đó, phải đảm bảo các biến quan sát có hệ số tương quan giữa biến và tổng (item-total correlation) trên 0.35, điều này cho thấy các thang đo đảm bảo sự tin cậy (Nguyễn Đình Thọ, 2005).

Trong quá trình đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua việc đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha, với các kết quả thu được cho thấy thang đo lường đạt chuẩn vì có hệ số Cronbach’s Alpha đạt từ 0.74 đến 0.881. Bên cạnh đó, khi xét hệ số tương quan giữa biến quan sát và tổng (item-total correlation) với kết quả thu được chỉ ra rằng cần phải loại 03 biến quan sát: V4, V28, V29 vì 03 biến này có hệ số tương giữa biến và tổng nhỏ hơn 0.35. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo được trình bày ở các bảng dưới đây:

Bảng 3.4: Hệ số tin cậy Cronbach’ Alpha các thang đo lần 1 Thang đo

Chương trình đào tạo

Đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy Giáo trình, tài liệu học tập

Cơ sở vật chất

Hoạt động quản lý và hỗ trợ đào tạo Hoạt động rèn luyện sinh viên

Kết quả đạt được chung về khóa học

Biến quan sát bị loại Hệ số tương quan biến và tổng

(Item-total correlation)

V4 0.304

V28 0.337

V29 0.288

Sau khi tiến hành kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng, bước tiếp theo chúng ta phải tiến hành phân tích yếu tố nhằm mục đích kiểm tra xem các biến quan sát trong các thang đo trên có tách thành những nhóm yếu tố mới hay không, điều này sẽ giúp chúng ta thể tiếp tục loại bỏ các biến quan sát không đạt yêu cầu với mục đích đảm bảo các thang đo được đồng nhất.

3.5.3. Phân tích yếu tố

Việc tiến hành phân tích yếu tố được thực hiện thông qua phần mềm thống kê SPSS 16.0 for Windows với phương pháp trích các yếu tố (phương pháp mặc định là rút trích các thành phần chính – Principal components analysis), phương pháp xoay yếu tố Varimax procedure (xoay nguyên các góc yếu tố để tối thiểu hóa lượng biến có hệ số lớn tại cùng một yếu tố, vì vậy sẽ tăng cường khả năng giải thích các yếu tố) và điểm dừng khi trích yếu tố có Eigenvalue là 1.

Chỉ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin measure of sampling adequacy) là một chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của các phân tích yếu tố. Trị số của KMO lớn (giữa 0.5 và 1) có ý nghĩa là việc phân tích yếu tố là thích hợp, ngược lại nếu chỉ số KMO nhỏ hơn 0.5 thì phân tích yếu tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. Kết quả phân tích yếu tố mẫu nghiên cứu cụ thể như sau:

Bảng 3.6: Chỉ số KMO các thang đo lần 1

Thang đo Số lượng biếnquan sát Chỉ số KMO

Chương trình đào tạo 07 0.742

Đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy 12 0.877

Giáo trình, tài liệu học tập 07 0.761

Cơ sở vật chất 09 0.777

Hoạt động quản lý và hỗ trợ đào tạo 16 0.807

Hoạt động rèn luyện sinh viên 10 0.810

Kết quả đạt được chung về khóa học 11 0.831

Kết quả cho thấy rằng việc phân tích yếu tố ở đây là thích hợp vì các thang đo đều có chỉ số KMO lớn hơn 0.5. Bên cạnh đó, qua phân tích yếu tố với kết quả các biến quan sát trong thang đo không tách thành những nhóm yếu tố mới đồng nghĩa với các thang đo đạt tiêu chuẩn, do đó có thể sử dụng chúng trong việc thu thập thập thông tin phục vụ điều tra chính thức.

3.6. Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức

3.6.1. Thông tin mẫu nghiên cứu chính thức

3.6.1.1. Giới tính

Kết quả thống kê giới tính của mẫu nghiên cứu vớ mẫu n = 350 sinh viên tham gia trả lời phỏng vấn có 172 sinh viên nam và 178 sinh viên nữ, được mô tả trong bảng sau:

Bảng 3.7: Thống kê giới tính mẫu nghiên cứu chính thức

Sinh viên Tần số Phần trăm Phần trăm lũy tích

Nam 168 48 48

Nữ 182 52 100.0

Tổng 350 100.0

3.6.1.2. Đối tượng sinh viên tham gia phỏng vấn

Sinh viên các khoa tại trường ĐH Tiền Giang tham gia phỏng vấn được biểu hiện qua bảng sau:

Bảng 3.8: Đối tượng tham gia

Khoa Tần số Phần trăm Phần trăm

lũy tích

Khoa Sư phạm 66 18.9 18.9

Khoa Kỹ thuật 69 19.7 38.6

Khoa Kinh tế - xã hội 67 19.1 57.7

Khoa Xây dựng 57 16.3 74.0

Khoa Công nghệ thông tin 48 13.7 87.7

Khoa Ngoại ngữ 43 12.3 100.0

Tổng 350 100.0

3.6.1.3. Niên khóa

Theo kết quả thống kê thu được từ mẫu nghiên cứu chính thức cho thấy trong 350 sinh viên tham gia trả lời phỏng vấn có 150 sinh viên thuộc niên khóa 08 và 200 sinh viên thuộc niên khóa 09, được mô tả trong bảng sau:

Bảng 3.9: Niên khóa

Niên khóa Tần số Phần trăm Phần trăm

lũy tích

Sinh viên khóa 08 150 42.9 42.9

Sinh viên khóa 09 200 57.1 100.0

Tổng 350 100.0

3.6.1.4. Bậc đào tạo

Kết quả thống kê thu được từ mẫu nghiên cứu chính thức, trong 350 sinh viên tham gia trả lời phỏng vấn gồm có 150 sinh việc bậc ĐH chính quy và 200 sinh viên bậc cao đẳng chính quy, được mô tả trong bảng sau:

Bảng 3.10: Bậc đào tạo

Hệ đào tạo Tần số Phần trăm Phần trăm lũy tích

ĐH hệ chính quy 165 47.1 47.1

Cao đẳng hệ chính quy 185 52.9 100.0

Tổng 350 100.0

3.6.1.5. Mức độ các hoạt động sinh viên tham gia

Sinh viên được hỏi về mức độ các hoạt động mà mình tham gia theo dạng mẫu thang đo khoảng (interval scale), đánh giá các mức độ tham gia của sinh viên dựa trên thang đo likert 5 điểm từ điểm 1 (không thường xuyên) đếm điểm 5 (rất thường xuyên). Kết quả mức độ tham gia của sinh viên tính theo điểm trung bình như sau:

Bảng 3.11: Mức độ các hoạt động sinh viên tham gia

1. Không thường xuyên 5. Rất thường xuyên mã hóaBiến trung bìnhĐiểm

Làm việc bán thời gian (không tính dạy kèm) AC1 1.95

Dạy kèm AC2 1.75

Sinh hoạt đoàn, hội, câu lạc bộ (trong và ngoài trường) AC3 2.87

Làm việc nhóm, học nhóm AC4 3.69

Học các lớp ngắn hạn (ngoại ngữ, tin học, năng khiếu…) AC5 2.93

Nghiên cứu khoa học AC6 1.91

Các hoạt động phong trào do trường, khoa, lớp tổ chức AC7 3.62 Nhìn chung, sinh viên ít tham gia các hoạt động bên ngoài giảng đường, đặc biệt là các hoạt động dạy kèm, nghiên cứu khoa học. Theo tác giả, sinh viên nên tham gia thật nhiều hơn các hoạt động bên ngoài giảng đường vì chỉ có như thế sinh viên mới có khả năng phát huy và thực hành những kiến thức mình được trang bị. Bên canh đó, nếu sinh viên tham gia nhiều hơn các hoạt động bên ngoài giảng đường sẽ giúp sinh viên dần cải thiện được các kỹ năng mềm, dễ hòa nhập vào xã hội sau khi rời khỏi ghế nhà trường và có cơ hội thành công hơn trong cuộc sống.

Bảng 3.12: Mức độ cảm nhận đối với các biến quan sát

Biến quan sát N Trung bình Độ lệch chuẩn Hợp lệ Thiếu V1 350 0 3.64 .890 V2 350 0 3.48 .904 V3 350 0 3.68 .871 V5 350 0 3.53 .910 V6 350 0 3.19 .954 V7 350 0 3.29 .993 V8 350 0 3.72 .868 V9 350 0 3.57 .917 V10 350 0 3.37 .912 V11 350 0 3.43 .942 V12 350 0 3.91 .896 V13 350 0 3.73 .842 V14 350 0 3.61 .775 V15 350 0 3.68 .857 V16 350 0 3.65 .898 V17 350 0 3.85 .786 V18 350 0 3.66 .826 V19 350 0 3.37 .956 V20 350 0 3.54 .968 V21 350 0 3.67 .885 V22 350 0 3.38 .847 V23 350 0 3.45 .854 V24 350 0 3.51 .821 V25 350 0 3.55 .864 V26 350 0 3.45 .988 V27 350 0 3.32 .981 V30 350 0 3.21 1.110 V31 350 0 3.25 1.034 V32 350 0 3.47 .968 V33 350 0 3.25 .953 V34 350 0 3.27 1.048

3.6.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua việc đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha, với các kết quả thu được cho thấy thang đo lường đạt chuẩn vì có hệ số Cronbach’s Alpha đạt từ 0.783 đến 0.917. Bên cạnh đó, khi xét hệ số tương quan giữa biến quan sát và tổng (item-total correlation) với kết quả thu được chỉ ra rằng cần phải loại duy nhất 01 biến quan sát V5 (Điều kiện tiên quyết nêu trong đề cương chi tiết học phần hợp lý) vì biến quan sát này có hệ số tương giữa biến và tổng bằng 0.385 < 0.4. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo được trình bày ở các bảng dưới đây:

Bảng 3.13: Hệ số tin cậy Cronbach’ Alpha của các thang đo Thang đo

Chương trình đào tạo

Đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy Giáo trình, tài liệu học tập

Cơ sở vật chất

Hoạt động quản lý và hỗ trợ đào tạo Hoạt động rèn luyện sinh viên

Kết quả đạt được chung về khóa học

Sau khi tiến hành kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng, bước tiếp theo chúng ta phải tiến hành phân tích yếu tố nhằm mục đích kiểm tra xem các biến quan sát trong các thang đo trên có tách thành những nhóm yếu tố mới hay không, điều này sẽ giúp chúng ta thể tiếp tục loại bỏ các biến quan sát không đạt yêu cầu với mục đích đảm bảo các thang đo được đồng nhất.

3.6.3. Phân tích yếu tố

Thông qua việc sử dụng phần mềm thống kê SPSS 16.0 for Windows với phương pháp trích các yếu tố (phương pháp mặc định là rút trích các thành phần chính – Principal

components analysis), phương pháp xoay yếu tố Varimax procedure (xoay nguyên các góc yếu tố để tối thiểu hóa lượng biến có hệ số lớn tại cùng một yếu tố, vì vậy sẽ tăng cường khả năng giải thích các yếu tố) và điểm dừng khi trích yếu tố có Eigenvalue là 1.

Kết quả phân tích yếu tố từ mẫu nghiên cứu cho kết quả chỉ số KMO (Kaiser- Meyer-Olkin measure of sampling adequacy) đều có giá trị > 0.5, đồng nghĩa với việc phân tích yếu tố là thích hợp. Kết quả phân tích yếu tố mẫu nghiên cứu cụ thể như sau:

Bảng 3.14: Chỉ số KMO các thang đo

Thang đo Số lượng biếnquan sát Chỉ số KMO

Chương trình đào tạo 06 0.828

Đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy 12 0.887

Giáo trình, tài liệu học tập 07 0.843

Cơ sở vật chất 09 0.878

Hoạt động quản lý và hỗ trợ đào tạo 16 0.926

Hoạt động rèn luyện sinh viên 10 0.891

Kết quả đạt được chung về khóa học 11 0.907

Kết quả cho thấy rằng việc phân tích yếu tố ở đây là thích hợp vì các thang đo đều có chỉ số KMO lớn hơn 0.5.

3.6.3.1. Phân tích thang đo Chương trình đào tạo

Thang đo Chương trình đào tạo gồm 06 biến quan sát được kí hiệu lần lượt là V1, V2, V3, V6, V8 và V9 (sau khi đã loại V4, V5). Kết quả phân tích nhân tố cho thấy tất cả các biến quan sát đều đồng nhất (không tách thành các nhóm nhân tố mới) với hệ số tương quan giữa các biến quan sát với nhóm nhân tố từ 0.62 trở lên và tổng phương sai

được giải thích là 47.49%, (nghĩa là các nhân tố được trích ra có thể giải thích được gần bằng 50% biến thiên của dữ liệu nếu thực hiện phân tích theo phương pháp Principal components analysis và phép xoay Varimax). Do đó, thang đo lường Chương trình đào tạo đạt chuẩn, có thể sử dụng cho các lần nghiên cứu tiếp theo. Kết quả phân tích được trình bày tóm tắt trong Bảng dưới đây:

Bảng 3.15: Kết quả phân tích nhân tố thang đo Chương trình đào tạo

Nhân tố 1 V1 .682 V2 .717 V3 .621 V6 .694 V7 .765 V8 .647

3.6.3.2. Phân tích thang đo Đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy

Thang đo Đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy gồm 12 biến quan sát được kí hiệu lần lượt là V9,V10, V11,V12, V13, V14, V15, V15, V16, V17, V18, V19 và V20. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy các biến quan sát tách thành hai nhóm nhân tố riêng biệt, trong đó biến quan sát V13 có hệ số tương quan giữa các biến quan sát với nhóm nhân tố là 0.395 < 0.5 nên bị loại và tổng phương sai được giải thích là 49.38%.

Nhóm nhân tố thứ nhất bao gồm các biến quan sát V14, V15, V16, V17, V18, V19 và V20, tác giả quyết định đặt tên cho nhóm này là “Thái độ, tinh thần phục vụ của giảng viên”

Nhóm nhân tố thứ hai bao gồm các biến quan sát V9, V10, V11 và V12, tác giả đặt tên cho nhóm này là “Kiến thức, kinh nghiệm của giảng viên”

Kết quả phân tích được trình bày trong Bảng dưới đây:

Bảng 3.16: Kết quả phân tích nhân tố thang đo Đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy

3.6.3.3. Phân tích thang đo Giáo trình, tài liệu học tập

Thang đo Giáo trình, tài liệu tham khảo gồm 07 biến quan sát được kí hiệu lần lượt là V21,V22, V23, V24, V25, V26 và V27. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy tất cả các biến quan sát đều đồng nhất với hệ số tương quan giữa các biến quan sát với nhóm nhân tố từ 0.652 trở lên và tổng phương sai được giải thích là 46.64%. Do đó, thang đo lường

Nhân tố 1 2 V9 .269 .708 V10 .265 .727 V11 .127 .818 V12 .159 .660 V13 .395 .480 V14 .516 .263 V15 .653 .255 V16 .722 .107 V17 .698 .112 V18 .636 .273 V19 .647 .186 V20 .600 .265

Giáo trình, tài liệu học tập đạt chuẩn, có thể sử dụng cho các lần nghiên cứu tiếp theo. Kết quả phân tích được trình bày tóm tắt trong Bảng dưới đây:

Bảng 3.17: Kết quả phân tích nhân tố thang đo Giáo trình, tài liệu học tập

Nhân tố 1 V21 .699 V22 .660 V23 .738 V24 .729 V25 .630 V26 .666 V27 .652

3.6.3.4. Phân tích thang đo Cơ sở vật chất

Thang đo Cơ sở vật chất gồm 09 biến quan sát được kí hiệu lần lượt là V30, V31, V32,V33, V34, V35, V36, V37 và V38. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy các biến quan sát tách thành hai nhóm nhân tố riêng biệt có hệ số tương quan giữa các biến quan sát với nhóm nhân tố từ 0.515 trở lên và tổng phương sai được giải thích là 49.38%.

Nhóm nhân tố thứ nhất bao gồm các biến quan sát V30, V31, V32,V33, V34, và V35, tác giả đặt tên cho nhóm này là “Cơ sở vật chất phục vụ học tập, nghiên cứu”

Nhóm nhân tố thứ hai bao gồm các biến quan sát V36, V37 và V38, tác giả đặt tên cho nhóm này là “Cơ sở vật chất dịch vụ sinh viên”

Kết quả phân tích được trình bày trong Bảng dưới đây:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại trường đại học tiền giang (Trang 36 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w