VII KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CHUNG VỀ KHÓA HỌC TẠI TRƯỜNG
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sinh viên Đánh giá tổng quát, sự hài lòng về hoạt động đào tạo cũng như môi
trường học tập và rèn luyện tại Trường ĐH Tiền Giang ở mức trung bình khá (trung bình
= 3.42). Từ kết quả phân tích hồi quy cho thấy sự hài lòng này phụ thuộc vào 09 nhóm yếu tố theo mức độ ảnh hưởng giảm dần như sau: trước tiên là M9: Kiến thức, kỹ năng sinh viên thu được từ khóa học (beta = 0.338), tiếp đến là M5: Cơ sở vật chất phục vụ học tập, nghiên cứu (beta = 0.170), M2: Thái độ, tinh thần phục vụ của giảng viên
(beta = 0.107), M1: Chương trình đào tạo (beta = 0.096), cuối cùng là M4: Giáo trình, tài liệu học tập (beta = 0.011).
Liệu mức độ cảm nhận về các yếu tố M1, M2, M3, M4, M4, M5, M6, M7, M8, M9 và M10 có sự khác biệt giữa các sinh viên khi họ được chia theo giới tính, niên khóa, bậc học? Sau khi tiến hành phân tích Independent-samples T-test với mức ý nghĩa quan sát 0.05 kết quả là: có một sự khác biệt trong mức độ cảm nhận về sự phù hợp của M1(Chương trình đào tạo) giữa các sinh viên được phân theo giới tính nam và nữ; có một sự khác biệt trong mức độ cảm nhận về sự phù hợp của M10 (Sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại trường ĐH Tiền Giang) giữa các sinh viên khi được chia theo nhiên khóa; có một sự khác biệt trong mức độ cảm nhận về sự phù hợp của M10 giữa các sinh viên khi được chia theo bậc học.
2. Khuyến nghị
Qua phân tích kết quả khảo sát sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại trường ĐH Tiền Giang thấy được sinh viên có sự hài lòng trung bình khá. Tuy nhiên, bên cạnh những nhiệm vụ đã đạt được vẫn còn một số tồn tại cần được khắc phục, điều chỉnh để cho hoạt động đào tạo của trường ngày càng hoàn thiện hơn, môi trường học tập, nghiên cứu và rèn luyện sinh viên ngày càng được cải thiện nhằm đáp ứng được nhu cầu mới của sinh viên và khẳng định vị trí của mình trong điều kiện hội nhập nền kinh tế thế giới nói chung và trong giáp dục nói riêng. Thông qua một số ý kiến ghi nhận từ những kỳ vọng, cảm nhận của sinh viên và kết quả khảo sát, tác giả xin đề xuất một số kiến nghị như sau:
Đối với Chương trình đào tạo
Cân đối tỷ lệ phân bố giữa lý thuyết và thực hành trong chương trình đào tạo của từng ngành học, từng môn học. Việc sinh viên chỉ ngồi trên ghế nhà trường được nhồi nhét các môn học lý thuyết trong khi thời gian thực hành và đi thực tế quá ít đã khiến cho sinh viên quá nhàm chán, thụ động và không phát huy được tư duy sáng tạo. Muốn nâng cao chất lượng, chương trình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu người học, đáp ứng thị trường lao động và yêu cầu của xã hội. Thông qua các ý kiến thu được từ việc phỏng vấn sâu tác giả nhận thấy được sinh viên có những mong đợi và những yêu cầu nhất định đối với chương trình đào tạo vì vậy nhà trường cần phải thiết kế, cân đối hợp lý giữa thời lượng lý thuyết và thực hành trong chương trình đào tạo. Một khi có nhiều thời lượng thực hành sinh viên mới có thể vận dụng lý thuyết đã học vào thực tế và phát huy tốt hơn khả năng tư duy sáng tạo.
Ngoài ra, nhà trường cần phải xây dựng các mối liên hệ chặt chẽ với các công ty bên ngoài, tạo điều kiện cho sinh viên được tham quan, thực tập, tiếp xúc với môi trường thực tế. Song hành với mối liên hệ này cũng giúp nhà trường nắm được các nhu cầu sử dụng lao động từ đó thiết kế, điều chỉnh chương trình học sát với yêu cầu thực tế của các công ty. Chỉ có như thế thì chương trình đào tạo mới thường xuyên được điều chỉnh, đổi mới, phù hợp với nhu cầu nhân lực của xã hội và đáp ứng được nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên.
Đối với đội ngũ giảng viên
− Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên bằng cách tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên có cơ hội học tập, nghiên cứu chuyên môn trong và ngoài nước. Khuyến khích và hỗ trợ giảng viên tham dự các hội thảo khoa học chuyên ngành với tư cách là người trình bày hoặc người tham gia để giảng viên được tiếp xúc, trao đổi các kiến thức mới.
− Tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên tiếp thu kiến thức mới một cách thuận lợi và hình thành, phát triển được khả năng tự học, tự nghiên cứu là vấn đề quan trọng nhất đối với giảng viên hiện nay. Thay vì sử dụng phương pháp thuyết
trình nhàm chán để truyền đạt kiến thức cho sinh viên thì giảng viên có thể sử dụng phương pháp đàm thoại để hướng dẫn, gợi mở và dẫn dắt sinh viên đến với các kiến thức mới. Trong trường hợp này giảng viên không phải là người truyền thụ mà chỉ là người hướng dẫn để sinh viên tự tìm hiểu, tự nghiên cứu để lý giải được các vấn đề. Khi đó kiến thức sẽ tự động được hình thành trong sinh viên một cách tự nhiên, không gượng ép, không nhồi nhét và giúp sinh viên nhớ lâu hơn. Bên cạnh đó giảng viên cũng nên kết hợp với phương pháp làm việc nhóm cộng với việc cho sinh viên tự thực hiện trình bày các seminar, các chuyên đề khoa học để tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu. Bằng phương pháp này các kiến thức kỹ năng cần thiết cho sinh viên sẽ được hình thành và phát triển toàn diện như: khả năng tự học, tự nghiên cứu; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng giao tiếp; năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy hệ thống, tư duy sáng tạo…
− Ngoài kiến thức chuyên môn sâu rộng, ngoài phương pháp sư phạm hiệu quả, giảng viên cũng cần phải có một sự gần gũi, thân thiện, nhiệt tình và tâm huyết với nghề. Nhà trường nên có sự khuyến khích đối với giảng viên trong việc nâng cao kỹ năng giảng dạy, chất lượng môn học, chương trình đào tạo, và khả năng nghiên cứu vì sự đề bạt và tăng lương thường dựa vào khối lượng giảng dạy và thâm niên, không dựa trên thành tích, khả năng hoặc thành tích nghiên cứu. Vì vậy, đã xảy ra một số trường hợp giảng viên trình độ cao sẽ không gắn bó với nhà trường lâu dài, không có công trình nghiên cứu khoa học và trên hết là không có tình yêu nghề xuất phát từ các chính sách của nhà trường. Để khắc phục vấn đề này nguời giảng viên cần được sự hỗ trợ rất nhiều từ phía Ban lãnh đạo nhà trường.
− Nhà trường phải ưu tiên tuyển dụng giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy, có nhiều kinh nghiệm thực tế. Theo kết quả khảo sát, sinh viên cho rằng giảng viên của trường không có kinh nghiệm thực tế, chỉ dạy những gì có trong sách. Sinh viên không hình dung được học sẽ ứng dụng vào đâu. Giảng viên còn mơ hồ về cái mà mình muốn truyền đạt thử hỏi sinh viên làm sao mà hiểu được, nhiều giảng viên còn quá trẻ, chưa có tí gì về kinh nghiệm giảng dạy và kinh nghiệm thực tế cũng được bố
trí giảng dạy nên giữa giảng viên và sinh viên đôi khi có bất đồng, mâu thuẫn từ cách xưng hô cho tới việc giảng dạy.
− Hạn chế việc thỉnh giảng. Nhà trường mời giảng viên thỉnh giảng quá nhiều làm cho giờ giấc của sinh viên bị xáo trộn, teo tóp bởi giảng viên thường xuyên thay đổi lịch học, cắt xén giờ thực hành, giải bài tập. Mong Ban giám hiệu chấn chỉnh kịp thời và có biện pháp giám sát các giảng viên thỉnh giảng tốt hơn.
Đối với sinh viên trường đại học Tiền Giang
- Sinh viên cần chủ động trong học tập , rèn luyện tại trường nói chung và bên ngoài xã hội nói riêng. Nâng cao ý thức học tốt, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của nhà trường. Cố gắng chủ động hoàn thiện các kiến thức, kỹ năng chuyên môn, chủ động cho quá trình hòa nhập với xã hội sau khi tốt nghiệp. Ngày nay, việc tự học, tự nghiên cứu, tự hoàn thiện bản thân rất thuận lợi vì sinh viên có khả năng tiếp cận với kho tàng tri thức nhân loại mọi lúc mọi nơi và nhanh chóng.
- Sinh viên nên tìm cho mình một công việc làm thêm, có việc làm thêm sinh viên sẽ phần nào đó cải thiện được cuộc sống khó khăn của mình, quan trọng hơn là sinh viên sẽ linh hoạt hơn, có cơ hội hòa nhập vào xã hội tốt hơn với những kinh nghiệm tích lũy từ thực tế.
- Chủ động tham gia học nhóm, nghiên cứu khoa học theo nhóm. Sinh viên sẽ tự hoàn thiện kỹ năng làm việc theo nhóm, có khả năng hợp tác với người khác tạo ra các sản phẩm sáng tạo. Điều này rất hữu ích đối với sinh viên, sẽ mãi không có một quyển sách hay người thầy có thể làm thay sinh viên tốt hơn việc sinh viên chủ động tham gia.
Đối với hoạt động Quản lý đào tạo và hỗ trợ đào tạo
− Nhà trường cần phải đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất, trang thiết bị: phòng học phải rộng rãi, thoáng mát, đảm bảo cho nhu cầu học tập của một số lượng lớn sinh viên; phòng thực hành phải có đầy đủ dụng cụ cần thiết; phòng thí nghiệm phải có đầy đủ máy móc hiện đại đáp ứng nhu cầu nghiên cứu; thư viện phải nhiều về số lượng và đa dạng về lĩnh vực chuyên ngành thỏa mãn được nhu cầu
tham khảo, học tập và tra cứu của sinh viên.
− Nâng cao mức độ đáp ứng của nhà trường: Ban lãnh đạo nhà trường/ Ban chủ nhiệm Khoa cần phải có những hành động thiết thực để nâng cao chất lượng đào tạo của một chương trình nói riêng và của một trường ĐH nói chung. Thiết kế khung chương trình thích hợp, kiến thức hiện đại và phù hợp với nhu cầu xã hội là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đáp ứng các kỳ vọng của sinh viên. Tiếp theo là có những hình thức hỗ trợ giảng viên để họ có cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn, phát huy được thế mạnh của tri thức khoa học trong tất cả các lĩnh vực nhằm nâng cao vị thế của trường trong nước, trong khu vực cũng như trên thế giới. Thực tế có rất nhiều giảng viên của trường đã có những thành tựu, những đóng góp to lớn cho kho tàng tri thức nhân loại được ghi nhận công lao. Sự thành công của giảng viên không chỉ mang vinh dự về cho cá nhân họ mà còn góp phần không nhỏ vào việc nâng cao danh tiếng của trường trên thế giới. Do đó, yếu tố này cần phải được chú trọng và phát huy hơn nữa.
− Bên cạnh đó, việc tìm hiểu những kỳ vọng, những cảm nhận của đối tượng mà mình đang phục vụ là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Đ ể đạt được điều này thì nhà trường cần phải định kỳ lấy ý kiến sinh viên, tìm hiểu những kỳ vọng và đáp ứng một cách hiệu quả nhất để mức độ hài lòng của sinh viên ngày càng được cải thiện. Việc tìm hiểu kỳ vọng và cảm nhận của sinh viên đối với nhà trường cũng giúp nhà quản lý hiểu rõ hơn và tìm cách đáp ứng một cách tốt nhất đối với đối tượng mà mình đang phục vụ.
− Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng trong nhà trường: sẽ có một đơn vị chuyên môn đảm trách công việc đánh giá và theo dõi chất lương sinh viên tốt nghiệp, đánh giá và giám sát chất lượng giảng dạy, thu thập ý kiến sinh viên về hoạt động đào tạo của nhà trường, tiến hạnh tự đánh giá toàn bộ các hoạt động của nhà trường.