Chương 3 MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại trường đại học tiền giang (Trang 28)

A. Mô hình nghiên cứu

3.1.Giới thiệu

Chương 3 được hình thành từ 2 phần chính:

Phần (A) thiết kế nghiên cứu, trình bày chi tiết quy trình nghiên cứu, gồm có nghiên cứu khám phá (định tính) và nghiên cứu chính thức (định lượng); Xây dựng thang đo, trình bày các thang đo lường và những khái niệm nghiên cứu có liên quan.

Phần (B) trình bày các kết quả nghiên cứu của đề tài.

3.2.Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện qua hai bước nghiên cứu:

- Nghiên cứu khám phá sử dụng phương pháp định tính (qualitative methodology) được tiến hành thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm nhằm phát hiện, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để thực hiện đo lường các khái niệm nghiên cứu.

- Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng (quantitative methology) được thực hiện thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp với bảng câu hỏi chi tiết nhằm đánh giá các thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết của đề tài.

3.2.1. Nghiên cứu khám phá (định tính)

Mục đích của bước nghiên cứu định tính này là nhằm mục đích khám phá những suy nghĩ và cảm nhận của sinh viên nhằm phát hiện các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại trường ĐH Tiền Giang. Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên trường ĐH Tiền Giang sau khi tốt nghiệp. Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng thông qua hình thức thảo luận nhóm dựa theo một đề cương thảo luận được chuẩn bị trước. Các cuộc thảo luận này được tiến hành tại phòng E01, trường ĐH Tiền Giang. Kích thước mẫu tham gia thảo luận là 30 sinh viên.

3.2.2. Nghiên cứu chính thức (định lượng)

Mục đích của bước nghiên cứu này là kiểm định mô hình lý thuyết đã đặt ra, đo lường các yếu tố tác động đến đến sự hài lòng của sinh viên. Nghiên cứu này được tiến hành tại trường ĐH Tiền Giang.

Nghiên cứu định lượng, tác giả chia ra làm hai bước như sau:

Bước 1: Thực hiện nghiên cứu lần 1, với kích thước mẫu là 150 sinh viên. Mục đích chính của bước nghiên cứu này là loại bỏ, làm sạch các biến quan sát không phù hợp, hoàn chỉnh bảng câu hỏi dùng để điều tra cho bước nghiên cứu chính thức tiếp theo.

Bước 2: Thực hiện nghiên cứu chính thức với kích thước mẫu là 350 sinh viên, mục đích chính của bước nghiên cứu này là:

+ Phát hiện các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại trường ĐH Tiền Giang.

+ Xây dựng thang đo lường các yếu tố trên.

+ Xây dựng mô hình hồi quy giữa các nhóm yếu tố trên với sự hài lòng của sinh viên. + Đề xuất các giải pháp từ kết quả nghiên cứu

3.2.3. Xây dựng quy trình nghiên cứu

Sau khi nghiên cứu các quy trình nghiên cứu đã được tiến hành, tác giả xin đề xuất quy trình nghiên cứu để thực hiện đề tài này như sau:

Cơ sở lý thuyết Thang đo nháp Thảo luận nhóm Điều chỉnh Thang đo chính Nghiên cứu định lượng Cronbach alpha Phân tích yếu tố

Thang đo hoàn chỉnh

Phân tích hồi quy tuyến tính bội

Kiểm tra hệ số alpha

Kiểm tra yếu tố trích được Kiểm tra phương sai trích được

Kiểm định mô hình Kiểm định lý thuyết

Kiểm tra tính đồng nhất của biến quan sát

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Dựa trên quy trình nghiên cứu của PGS-TS. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai (2002), Nghiên cứu các thành phần của giá trị thương hiệu và đo lường chúng trong thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam, B2002-22-33, ĐH Kinh tế Tp.HCM, trang 22.

3.3. Xây dựng thang đo

Thang đo là công cụ dùng để quy ước (mã hóa) các đơn vị phân tích theo các biểu hiện của biến. Ngày nay với việc sử dụng máy tính thì việc mã hóa thường được thục hiện bằng con số. Có 4 loại thang đo được sử dụng trong nghiên cứu, đó là: (1) thang đo định danh (nominal scale); (2) thang đo thứ tự (ordinal scale); (3) thang đo quãng (interval scale) và (4) thang đo tỉ lệ (ratio scale).

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, thang đo được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về xây dựng thang đo và về sự thỏa mãn, đồng thời tham khảo các thang đo đã được phát triển trên thế giới như SERQUAL (Zeithaml và Bitner 1996), các nghiên cứu mẫu về chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn (Parasuraman 1991). Chúng được điều chỉnh và bổ sung sao cho phù hợp với mục đích nghiên cứu.

Có tất cả 07 khái niệm cần nghiên cứu đó là:

(1) Chương trình đào tạo

(2) Đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy

(3) Giáo trình, tài liệu học tập

(4) Cơ sở vật chất

(5) Hoạt động quản lý và hỗ trợ đào tạo

(6) Hoạt động rèn luyện sinh viên

(7) Kết quả đạt được chung về khóa học

Tuy nhiên mục đích chính của nghiên cứu này là chủ yếu tập trung vào việc đo lường các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo và rèn luyện sinh viên của trưởng ĐH Tiền Giang. Điều này đồng nghĩa với việc khám phá suy nghĩ, cảm nhận của sinh viên đối với trường ĐH Tiền Giang. Cụ thể các thang đo lường sau khi mã hóa được trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 3.1: Mã hóa các biến quan sát Ký hiệu biến CÂU HỎI CÁC BIẾN QUAN SÁT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại trường đại học tiền giang (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w