6.1. Triệu chứng và tác hại
Đây là bệnh quan trọng thứ hai sau bệnh gỉ sắt trên cây cà phê. Bệnh làm khô quả, khô cành và chết cây. Bệnh được phát hiện ở Ấn độ năm 1919 và gây hại ở đây vào năm 1928, gây dịch Kenya (1960) làm giảm 50% sản lượng.
Bệnh xuất hiện trên cả 3 bộ phận: quả, cành và lá nhưng gây hại nặng trên quả. Tài liệu cho thấy bện xuất hiên trên cả hoa nhưng tại Đắk Lắk chưa thấy triệu chứng trên hoa.
- Trên quả: bắt đầu bằng vết chấm nhỏ mà nâu trên vỏ quả sau lan rộng ra và có màu nâu sẫm, ở phần bệnh lõm sâu xuống. Đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh trên quả do Colletotrichum gây ra.
Vết bệnh lan dần khắp vỏ quả, ăn sâu vào trong nhân làm quả đen và rụng. Bệnh cũng bắt đầu từ vị trí đính vào cuống hay tại điểm tiếp xúc giữa hai quả, những nơi mà nước có thể đọng lại.
- Trên cành: Bệnh xuất hiện đầu tiên từ những đốt ở giữa cành. Đầu tiên là những vết nhỏ màu nâu vàng sau đó nâu sẫm, Vết bệnh lan rộng khắp chiều dài của đốt và lõm xuống so với vùng kế bên. Lá trên cành rụng dần, cành khô dần rồi chết, ở cây bệnh nặng bệnh tấn công cả cành lớn và thân.
- Trên lá: lá bệnh có nhiều đốm nâu, sau đó lan rộng ra, chuyển sang màu nâu sẫm hay nâu đen.
Tại Việt Nam, bệnh được phát hiện năm 1930 và cho đến nay cùng với việc gia tăng diện tích cà phê chè tại các tinh Tây Nguyên tỷ lệ cây bệnh và mức độ gây bệnh cũng gia tăng.
Các kết quả điều tra của bộ môn Bảo vệ thực vật, Viện nghiên cứu cà phê tại Đắk Lắk cho thấy tỷ lệ quả bệnh trên cây từ 4,6-20,4%, tỷ lệ quả bệnh rụng dưới đất là 6%, không kể tỷ lệ quả rụng do sinh lý là 26%, tỷ lệ cây bệnh nặng là 12%. Bệnh làm giảm 7% sản lượng qua việc làm giảm 22,8% trọng lượng 100 nhân.
-Trên lá: Đốm bệnh ban đầu tròn màu nâu, sau lan rộng ra có màu nâu xám,
trên đốm bệnh có các vịng đồng tâm màu nâu đậm, các đốm bệnh liên kết lại làm thành mãng khô trên hoặc dọc theo phiến lá.
-Trên cành: Đốm bệnh màu nâu, hơi lõm xuống làm vỏ khô dần, đốm bệnh lan rộng làm lá vàng và rụng, cành trơ trọi, khô đen.
H. 04-28: Cành cà phê bị bệnh đốm nâu
-Trên quả: Thường bị hại nặng khi trái đã thành thục 6-7 tháng, Đốm bệnh màu nâu lõm vào vỏ quả, vỏ biến màu, sau bị khô đen và rụng.
6.2. Nguyên nhân phát sinh
Do nguyên nhân sinh lý hay do nấm Colletotrichum coffeanum Noack gây
nên. Bệnh thường phát triển từ đầu mùa mưa nhưng thể hiện rõ rệt khi quả non đã ở được 6 - 7 tháng tuổi.
Bệnh gây hiện tượng khô cành, khô quả, khô lá thành từng vết hay thành từng mảng trên phiến lá. Khi bệnh nặng có thể làm cho cà phê bị chết khô không hồi phục lại được.
Tác hại của bệnh nhiều nơi khơng kém gì bệnh gỉ sắt. Bệnh phát sinh gây hại từ lúc ra hoa đến khi quả già. Mưa nhiều, ẩm độ cao, vườn chăm sóc kém, thiếu phân bón bệnh gây hại nặng.
Bệnh xuất hiện ngay từ giai đoạn ra hoa và gây hại nặng nhất nếu mùa bệnh trùng với giai đoạn non của quả do đó tưới nước sớm để cây ra hoa sớm tránh giai đoạn quả non trùng vào lúc bệnh phát triển là biện pháp để phịng trừ bệnh khơ quả.
Tại Đắk Lắk , bệnh phát triển từ tháng 5, tăng nhanh từ tháng 6, dạt đỉnh cao ở tháng 10. Trên cành, bệnh phát sinh muộn hơn, tăng nhanh từ tháng 8 đến tháng 10 thì chậm lại.
6.3. Biện pháp phòng trừ 6.3.1. Biện pháp cơ học 6.3.1. Biện pháp cơ học
Chương trình chọn giống cà phê chống bệnh CBD được bắt đầu thực hiện trên cà phê chè tai Kenya từ năm 1936 và cho đến nay rất nhiều giống chống bệnh CBD đã được phổ biến như K7, Blue Mountain, Rume Sudan.
Cần bón phân đầy đủ đặc biệt là phân đạm, kali có tác dụng hạn chế sự tác hại của bệnh. Nếu hàm lượng đạm ở trong lá có từ 4% trở lên thì cây cà phê khơng bị loại bệnh này gây tác hại.
Trồng cây che bóng một cách hợp lý cũng hạn chế được sự xuất hiện của bệnh. Cà phê khơng có cây che bóng rất dễ dàng xuất hiện bệnh khơ cành, khơ quả. Vệ sinh vườn cây, cắt bỏ các cành-lá bị bệnh mang đốt.
6.3.2. Biện pháp hóa học
Khi thấy xuất hiện bệnh thì dùng các loại thuốc có gốc đồng để phun phòng trừ. Nồng độ và khoảng cách giữa hai lần phun giống như phòng trừ bệnh gỉ sắt. Vị trí phun tập trung chủ yếu vào cành và quả, nơi bị bệnh nặng cần phun từ 2 - 3 lần một vụ.
Có thể dùng thuốc nội hấp Derosal pha 0,1%, phun 2 lần cách nhau 14 ngày, khi vừa đậu trái để phịng trừ. Hoặc có thể dùng các loại thuốc sau: Bavistin 50 FL, Carbenda 50 SC:10 ml/ 8 lít; Polyram 80 DF, Dithane M-45 80 WP, Manozeb 80 WP: 30-40 g/8 lít; Sumi-Eight 12,5 WP: 5 g/8 lít; Cozol 250 EC: 5 ml/8lít; Phun kỹ tập trung chủ yếu vào cành và quả, chú ý thời kỳ ra trái; Bệnh năng phun 3-4 lần cách nhau 2 tuần.
Tại Đắk Lắk, các thí nghiệm cho thấy dùng Derosal 50 (0,2%), Tilt 250 EC (0,1%), Viben C 50 BTN (0,2%)... phun từ đầu mùa mưa (tháng 5, 6), 2-3 lần cách nhau 1 tháng có thể sử dụng để phịng trừ bệnh này.
Có thể sử dụng nấm đối kháng Trichoderma là biện pháp sinh học để phòng trừ bệnh này. Cơ chế phòng trừ nấm bệnh của nấm đối kháng Trichoderma là tại những điểm tiếp xúc trực tiếp của Trichoderma với nấm bệnh sẽ làm cho nấm gây bệnh teo đi và chết, đây là hiên tượng ký sinh của nấm Trichoderma.
Ngoài ra nấm Trichoderma cịn có tính kháng sinh nên dù không tiếp xúc trực tiếp nấm bệnh vẫn chết. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của Trichoderma là từ 25-30ºC.