Vệ sinh đồng ruộng

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun quản lý sâu bệnh hại (Trang 44 - 45)

C. Câu hỏi ôn tập:

2. Vệ sinh đồng ruộng

Đối với một số lồi sâu bệnh có khả năng tồn tại trong các tàn dư thực vật cịn sót lại trên vườn cây như mọt đục quả, mọt đục cành, rệp sáp hại quả...

Biện pháp vệ sinh đồng ruộng có thể hạn chế được sự lây lan của sâu bệnh từ năm này sang năm khác. Biện pháp này đã có hiệu quả cao trong việc phòng trừ mọt đục quả vì hầu hết các quả khơ cịn sót lại sau khi thu hoạch là nguồn mọt cho năm sau.

Vì thế việc thu gom các quả khơ cịn sót lại trên cây và dưới đất sau khi thu hoạch là biện pháp phịng trừ có hiệu quả cao đối với đối tượng này.

Đối với mọt đục cành, việc phát hiện sớm các cành bệnh và cắt đốt là biện pháp tích cực nhất để hạn chế sự phát triển của loại sâu này. Cắt đốt các cành bị rệp sáp gây hại nặng trước khi xử lý thuốc bảo vệ thực vật góp phần làm giảm mật số rệp trên đồng ruộng và nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc;

Nhổ và đem tiêu hủy những cây cà phê bị rệp hại rễ nặng, thu dọn sạch rễ và xử lý bằng thuốc hóa học, vơi bột. Phát hiện sớm và loại bỏ các cây bị bệnh hại rễ là công việc cần thiết để hạn chế sự lây lan của các bệnh này trên đồng ruộng.

Bệnh gỉ sắt: thu gom và vùi lấp lá bệnh rụng xuống đất trước khi tưới nước. Bệnh thối nứt thân: nếu cây bị khô ngọn cần cưa ngang và đốt bỏ phần bệnh, quét thuốc lên trên mặt thân bị cưa, chăm sóc ni chồi mới.

Thường xuyên kiểm tra vườn cà phê, đặc biệt vào giai đoạn mùa khơ khi điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát sinh và gây hại của rệp sáp. Khi mùa mưa bắt đầu cần chú ý theo dõi sự phát sinh và gây hại của bệnh gỉ sắt, thối nứt thân và nấm hồng. Dựa vào những thông tin điều tra thực địa để chọn lựa và áp dụng các biện pháp đúng, phòng chống dịch hại.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun quản lý sâu bệnh hại (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)