Khi sử dụng phương pháp so sánh trong giảng dạy tác phẩm văn học, người giáo viên phải thận trọng trong việc lựa chọn nội dung (đối tượng) so sánh Bởi không phải tác phẩm văn học nào khi giảng dạy cũng cần phải sử dụng phương

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP đọc DIỄN cảm (Trang 32 - 36)

chọn nội dung (đối tượng) so sánh. Bởi không phải tác phẩm văn học nào khi giảng dạy cũng cần phải sử dụng phương pháp so sánh.

- Đặc biệt, việc lựa chọn đối tượng so sánh phải đảm bảo tôn trọng tính chỉnh thể của bài văn, bài thơ, không được tách chọn một từ ngữ, một hình ảnh, một chi tiết ra khỏi chỉnh thể để so sánh. Điều này đòi hỏi người giáo viên khi sử dụng phương pháp so sánh cần phải biết: so sánh cái gì trong tác phẩm mình giảng dạy. Tránh được tình trạng so sánh một cách tùy tiện, vớ vẫn làm mất thời gian mà hiệu quả lại kém, thậm chí làm cản trở quá trình phân tích, khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm của học sinh.

Khi lựa chọn nội dung so sánh, giáo viên cần lưu ý những điều sau:

- Nội dung so sánh phải là những hiện tượng thơ văn hàm chứa những vẻ đẹp độc đáo, là vấn đề mang tính đặc sắc biểu hiện cho nội dung quan trọng hoặc giá trị nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm.

- Nội dung so sánh phải có mối quan hệ tương đồng hoặc tương phản ở một số

phương diện với những những hiện tượng thơ văn khác trong tác phẩm hoặc ngoài tác phẩm mà học sinh đã được tiếp cận.

Ví dụ: Khi giảng dạy bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật giáo viên phải đối diện với vấn đề: Đây là một bài thơ hay và có nhiều biểu hiện độc đáo giáo viên phải đối diện với vấn đề: Đây là một bài thơ hay và có nhiều biểu hiện độc đáo về nội dung và nghệ thuật như: Hình ảnh thơ ( những chiếc xe không kính, hình ảnh người lính …), thể thơ, giọng thơ…Giáo viên chỉ nên so sánh một vài chi tiết tiêu biểu nhất chứ không thể so sánh hết tất. Từ đó đặt ra yêu cầu đòi hỏi người giáo viên phải lựa chọn nội dung so sánh hợp lí.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP đọc DIỄN cảm (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(119 trang)