Mang tính định hướng cho quá trình so sánh, nếu giáo viên không thực hiện được bước này sẽ khó mang lại hiệu quả

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP đọc DIỄN cảm (Trang 40 - 47)

IV. Xác định mục đích so sánh

mang tính định hướng cho quá trình so sánh, nếu giáo viên không thực hiện được bước này sẽ khó mang lại hiệu quả

không thực hiện được bước này sẽ khó mang lại hiệu quả như mong muốn.

Ví dụ: Giảng dạy bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến, giáo viên cho học sinh so sánh cụm từ “ ta với ta” ở cuối bài thơ với cũng cụm từ “ ta với ta” ở cuối bài thơ “ Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan. Trong trường hợp này để tránh so sánh lan man, xa rời chủ đề bài, giáo viên phải xác định được mục đích so sánh ở đây chính là để thấy được sự khác biệt về ý nghĩa biểu cảm của cụm từ này trong hai bài thơ, từ đó làm nổi bật ý nghĩa của cụm từ “ ta với ta” trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà”: khẳng định điều quan trọng nhất trong tình bạn là tấm lòng chân thành đối đãi với nhau, tình cảm đó vượt lên trên mọi vật chất tầm thường.

V. Cách thức so sánh

Khi đã tiến hành xong các bước trên nghĩa là người giáo viên đã có được những điều kiện cần thiết để tiến hành so sánh, điều còn lại quyết định mức độ thành bại của công việc này chính là cách thức tiến hành so sánh của giáo viên. Khi tiến hành so sánh giáo viên cần thực hiện đảm bảo những yêu cầu sau:

- Thiết kế các câu hỏi so sánh: câu hỏi so sánh phải dứt khoát, rõ ràng, thể hiện rõ yêu cầu so sánh

Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh so sánh hình ảnh người lính trong hai bài thơ

“Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, nếu giáo viên chỉ yêu cầu học sinh so sánh thì học sinh sẽ không biết phải so sánh những mặt cụ thể nào. Vì vậy việc thiết kế câu hỏi so sánh phải có sự định hướng thật rõ ràng , ví dụ như:

Câu hỏi: Em hãy so sánh những điểm giống và khác nhau giữa hình ảnh người lính trong bài thơ “ Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật với hình ảnh người lính trong bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu ?

- Làm chủ hoạt động so sánh: phải biết dừng lại đúng lúc, không được tùy tiện mà liên hệ hoặc lạm dụng phân tích sa đà vào đối tượng để so sánh khiến việc so sánh không phát huy được tác dụng ngược lại còn làm phá hỏng tính hệ thống của tiến trình bài giảng.

Ví dụ : Dạy bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến , khi so sánh cum từ “ ta với ta” ở cuối bài thơ với cụm từ “ ta với ta” ở cuối bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan, thay vì chỉ dừng lại khi học sinh nêu ra được sự khác nhau về nội dung biểu đạt ở hai cụm từ, thì giáo viên nhân đó lại liên hệ miên man sang nỗi buồn cô đơn của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Qua Đèo Ngang”. Như vậy giáo viên đã sai đề làm ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận tác phẩm của học sinh.

- Không so sánh nhiều lần trong một bài dạy: Phương pháp so sánh tuy có những ưu điểm nhất định nhưng việc áp dụng phương pháp này phải có giới hạn, nếu lạm dụng nó thì việc so sánh sẽ trở nên phản tác dụng, ảnh hưởng xấu đến tiến trình dạy học của giáo viên và học sinh. Tốt nhất là giáo viên nên lựa chọn nội dung nào tiêu biểu nhất để tiến hành so sánh.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP đọc DIỄN cảm (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(119 trang)