“Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi
1.3.1 Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi – vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, là một nhà Nho tiêu biểu nhất của thế kỷ XV, đồng thời là một nhà tư tưởng vĩ đại trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Cuộc đời của nhà tư tưởng vĩ đại này gắn với những thăng trầm và biến cố của dân tộc.
Nguyễn Trãi tên hiệu là Ức Trai, sinh năm 1380, quê ở xã Chi Ngại, huyện Phương Sơn, tức Phương Nhãn, nay là huyện Chí Linh (Hải Dương), sau mới dời đến làng Nhị Khê. Là cháu ngoại của quan tư đồ Trần Nguyên Đán. Là con của Trần Thị Thái và Nguyễn Ứng Long, sau đổi tên thành Nguyễn Phi Khanh. Cha Nguyễn Trãi là một người có tài. Năm 1374, đời vua Trần Huệ Tông mở khoa thi ở trong hành cung, Nguyễn Phi Khanh đỗ đệ nhất giáp, đệ nhị danh tức bảng nhãn. Thượng hoàng Trần Nghệ Tông cho rằng ông là con thường dân, lại lấy con gái họ tôn thất nên không bổ nhiệm ông ra làm quan. Vì vậy, trong suốt hai bảy năm trời, Nguyễn Phi Khanh làm thầy đồ dạy học. Năm 20 tuổi, Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh dưới triều Hồ, rồi sung chức ngự sử đài chánh chưởng.
Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, nhà Hồ sụp đổ. Cha con Hồ Quý Ly và các triều thần bị bắt và giải về Trung Quốc trong đó có Nguyễn Phi Khanh. Được tin cha bị bắt, Nguyễn Trãi cùng người em là Nguyễn Phi Hùng đến chỗ quân Minh giam giữ tìm cha, rồi hai anh em lên ải Nam Quan với ý định sang bên kia biên giới để phụng dưỡng cha. Nhưng Nguyễn Phi Khanh đã nói với Nguyễn Trãi rằng:
“Con là người có học, có tài nên tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha, như thế mới là đại hiếu. Lọ là cứ phải đi theo cha, khóc lóc như đàn bà ấy mới là hiếu hay sao?” [28].
Nguyễn Trãi nghe lời cha trở về thành Đông Quan, bị giặc Minh bắt. Biết ông là người có tài, giặc Minh mời ông ra làm quan nhưng ông kiên quyết và khẳng khái từ chối. Việc Nguyễn trãi nghe lời cha trở về và lời từ chối với giặc Minh đánh dấu một sự trưởng thành trong tư tưởng đồng thời khẳng định tấm lòng yêu nước của Nguyễn Trãi.
đến tư tưởng Nguyễn Trãi, thôi thúc ông tìm đường cứu nước. Trong khi Nguyễn Trãi chưa tìm được những người cùng ý chí, cùng quan điểm để cùng nhau xả thân cứu nước, thì tại Thanh Hóa, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã lan rộng khắp nơi, vang dội khắp đất nước và đến với Nguyễn Trãi. Ông tìm cách thoát khỏi thành Đông quan, cùng Trần Nguyên Hãn lặn lội núi rừng, đi tìm gặp nghĩa quân Lê Lợi – người lãnh tụ của phong trào đó. Việc Nguyễn Trãi đến với Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa là sự kiện có tính chất bước ngoặt trong cuộc đời ông, vì đến với Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã từ bỏ giai cấp của mình để đến với nhân dân và tầng lớp địa chủ mới, đang là lực lượng tiến bộ lúc bấy giờ.
Năm 1420, Nguyễn Trãi dâng “Bình Ngô Sách”, gồm ba kế sách lớn đáh giặc. Tiếc rằng bản “Bình Ngô Sách” không còn lại tới ngày nay, nhưng chắc chắn nó là kế hoạch tốt với những đường lối sáng suốt và tài giỏi để đẩy mạnh cuộc đấu tranh giải phóng đến ngày thắng lợi hoàn toàn. Người đời sau lưu truyền lại rằng “Bình Ngô Sách”: “hiến mưu chước lớn, ông không nói
đến việc đánh thành mà lại nói đến việc đánh vào lòng người, cuối cùng nhân dân, đất đai của mười lăm đạo nước ta sẽ đem về cho ta tất cả”.
Điều này chứng tỏ Nguyễn Trãi là một hiểu thời cuộc. Ông đã vận dụng “Bình Ngô Sách” để trù tính, giải quyết việc quân, việc nước. Đường lối cơ bản của ông là nhân nghĩa, nhân dân, dân chủ, đoàn kết. Với tư tưởng và đường lối của Nguyễn Trãi, nghĩa quân Lam Sơn đã đánh giặc bằng mọi cách quân sự, chính trị, ngoại giao, binh vận tạo thành một sức mạnh to lớn, thế tiến công và cuối cùng đã chiến thắng.
Năm 1428, sau khi toàn bộ quân xâm lược đã rút khỏi nước ta, Nguyễn Trãi vô cùng phấn khởi, thay mặt Lê Lợi, ông viết Cáo Bình Ngô – là bản tuyên cáo đánh thắng giặc Minh của nghĩa quân Lam Sơn, đồng thời là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta sau này.
Từ đây, Nguyễn Trãi muốn thực hiện lí tưởng dựng nước của mình, là phải làm thế nào để cho “dân yêu”, “thế nước yên”, Nguyễn Trãi đã cùng Lê Lợi lo ngay việc củng cố nền độc lập dân tộc, giữ vững khối thống nhất tổ quốc, xây dựng lại đất nước. Nguyễn Trãi mơ ước về một xã hội lí tưởng như thời vua Nghiêu, vua Thuấn.
Sau khi Lê Lợi lên ngôi, Nguyễn Trãi được ban quốc tính, được phong tước quan phục hầu, Nhập nội hành khiển Lại bộ thượng thư kiêm quản công việc Khu Mật viện. Nhưng chức vụ này chỉ ở bậc trung của triều đình, không cho phép ông trổ tài kinh bang tế thế. Hơn nữa, những sách lược “tâm công” của ông lại vấp phải sự phản đối trong bộ máy quan lại triều đình, gây ra những điều dị nghị về ông.
Năm 1430, bọn gian thần thấy ý thức dân chủ của vua quan triều thần có chiều hướng đi lên, đe dọa nghiêm trọng đến địa vị, quyền lợi và vận mệnh của chúng. Chúng tìm mọi cách hãm hại những công thần vì nước như việc vua cho bắt Trần Nguyên Hãn, khiến ông phải nhảy ông tự tử. Bản thân Nguyễn Trãi theo sử cũ Dương Bá Cung cho biết Nguyễn Trãi từng có việc hạ
ngục rồi lại được tha. Mặc dù Lê Lợi tha cho Nguyễn Trãi, nhưng không còn
tin Nguyễn Trãi nữa. Vì vậy, một thời gian sau, ông lui về ở ẩn ở Côn Sơn ở ẩn. Cuộc sống của Nguyễn Trãi ở đó nghèo túng cực khổ.
Sau khi Lê Thái Tổ chết, Lê Thái Tông mời Nguyễn Trãi ra làm quan, giữ chức Tả Gián nghị đại phu ở Môn hạ sảnh.
Năm 1437, Lê Thái Tông giao cho hoạn quan Lương Đãng cùng hành khiển Nguyễn Trãi trông nom công việc làm xe loan, làm nhạc cụ, dạy nhạc. Một người có tài kinh bang tế thế, giỏi chăm dân, trị nước như Nguyễn Trãi mà chỉ để làm như vậy thật uổng công sức, nhưng Nguyễn Trãi vẫn vui lòng nhận. Ông tranh thủ thời cơ để nói về nguyên lí của nhạc và khuyên vua phải
Trong thời gian này, Nguyễn Trãi có bất đồng với Lương Đãng nên ông xin thôi, và về tạm nghỉ ở Côn Sơn. Hơn mười năm làm quan, Nguyễn Trãi tuy phải gánh chịu nhiều bất công nhưng ông kiên trì đấu tranh cho lí tưởng của mình.
Năm 1438, vua Lê Thái Tông lại ra chiếu mời ông ra làm quan với chức cũ và coi việc quân và dân ở hai đạo Đông Bắc.
Năm 1439, vừa tuổi sáu mươi, ông cáo quan, Lê Thái Tông muốn giữ ông không cho ông về hưu, nhưng bọn hoạn quan, gian thần không muốn ông can thiệp vào việc triều chính. Lê Thái Tông trao cho ông làm đề cử chùa Tư Phúc ở Côn Sơn.
Năm 1442, Nguyễn Trãi với danh nghĩa là Hàn Lâm Viện thừa chỉ kiêm Quốc Tử giám ra chủ trì kỳ thi tiến sĩ, và đã lấy Nguyễn Trực đỗ trạng nguyên. Ngày 19, tháng 9, năm 1442, vụ án Lệ chi viên xảy ra, Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ cùng các con chịu họa chu di tam tộc. Sau này, vua Lê Thánh Tông đã rửa oan cho Nguyễn Trãi và hết lòng ca ngợi con người và sự nghiệp của ông “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”.
Về sự nghiệp văn chương: Nguyễn Trãi viết nhiều, nhưng sau vụ án thảm án Trại vải, nhiều tác phẩm của ông bị bè lũ triều thần thiêu hủy. Nay còn lại những tác phẩm tiêu biểu sau:
- Băng hồ di sự lục (1428) - Bình ngô đại cáo (1428) - Văn bia Vĩnh lăng (1433)
- Dư địa chí (1435) là tác phẩm địa lí xưa nhất Việt Nam, có 54 đoạn văn ngắn gọn, xúc tích, Nguyễn Trãi đã tổng kết khái quát về địa lí… là cơ sở cho kế hoạch xây dựng đất nước thời Lê.
- Thạch khánh đồ và bài biểu (1437) - Biểu tạ ơn (1440 – 1441)
- Ức trai thi tập (1441 – 1442)
Ngoài ra còn có một số bài phú: Chí Linh sơn, một số bức thư gửi Nguyễn Thị Lộ...
Đáng giá chung về sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi, chúng ta có thể nhất trí với khẳng định rằng: “Văn chương của tiên sinh tinh vi, thâm thúy, rộng rãi, chính đáng, cứng rắn, là tự tiên sinh rèn luyện và phát huy được. Tiên sinh vốn không có ý đức chuốt văn chương, nhưng một khi lời nói thổ lộ đều sáng sủa, đẹp đẽ, mạnh mẽ, dồi dào không có cái gì có thể che lấp được…Những lời nói đó có thể làm bài học dạy cho đời bấy giờ và lưu truyền mãi mãi đời sau” [17; 266]. “… Một nhà chính trị, một nhà chiến lược thiên tài, một nhà ngoại giao lão luyện, và đồng thời cũng là một học giả uyên bác, một nhà văn và một nhà thơ lỗi lạc; một đời sống lộng lẫy và… một kết cục quá tàn nhẫn. Đó là vận mệnh của Nguyễn Trãi. Nhưng Nguyễn Trãi cũng là một con người mà sự nghiệp, tên tuổi đã vượt qua tất cả sự bất công của “vận mệnh” để sống mãi một đời sống huy hoàng trong lịch sử nước nhà, trong tâm hồn biết ơn của mọi thế hệ ngày sau” [25; 20].
1.3.2 Tác phẩm “Quân trung từ mệnh tập” và “Quốc âm thi tập”
* “Quân trung từ mệnh tập” được viết năm 1423, gồm các thư từ viết
cho tướng lĩnh quân Minh hoặc cho bọn ngụy quân, vừa là biểu cầu phong, hoặc bài dụ gửi tướng sỹ ta ở Thanh Hóa, Nghệ An để khen thưởng vì có công đánh giặc. Theo Ức Trai di tập, Quân trung từ mệnh tập có tất cả 42 bài. Đến năm1961, trong Quân trung từ mệnh tập do Nhà xuất bản Sử học xuất bản có them 4 bài do ông Phan Duy Tiếp và Đinh Gia Khánh sưu tầm.
Như vậy, những văn kiện tìm thấy đã đưa số bài trong Quân trung từ mệnh tập thành 69 bài, gồm
1. Thư xin hàng
2. Thư cho tổng binh cùng quan phủ vệ Thanh Hóa
3. Thư cho Thái giám sơn thọ
4. Thư cho Phương Chính
5. Thư trả lời Phương Chính
6. Lại thư trả lời Phương Chính
7. Lại thư cho Phương Chính
8. Lại thư trả lời Phương Chính
9. Thư trả lời bọn tổng binh Vương Thông thái giám Sơn Thọ
10. Thư gửi bọn Hoa đại nhân 11. Thư cho Thái công
12. Thư cho Hình nội quan cùng bọn Đả Trung và Lương Nhữ Hốt
13. Lại thư cho Đả Trung và Lương Nhữ Hốt
14. Lại thư trả lời Vương Thông
15. Lại thư gửi cho Vương Thông Sơn Thọ
16. Lại thư cho Vương Thông
17. Lại thư cho Vương Thông
…. 69. Chiếu về việc làm bài “Hậu tự huấn” để răn bảo thái tử
* “Quốc âm thi tập” là một tập thơ chữ Nôm, gồm 254 bài chia làm ba phần lớn
- Thủ vĩ ngâm - Ngôn chí (21 bài) - Mạn thuật (14 bài) - Trần tình (9 bài) - Thuật hứng (25 bài) - Tự thán (41 bài) - Tự thuật (11 bài) - Tức sự (4 bài) - Tự giới
- Bảo kính cảnh giới (61 bài)
- Về Côn Sơn ngẫu tác ngỳ trùng cửu - Răn sắc
- Răn giận - Dạy con trai * Môn thì lệnh (9 bài)
* Môn hoa mộc (23 bài) * Môn cầm thú (7 bài)
Với tập thơ này, Nguyễn Trãi trở thành nhà thơ Nôm đầu tiên trong lịch sử nước văn học nước nhà. Hầu hết các bài thơ trong tập thơ được Nguyễn Trãi sáng tác trong thời gian ông lui về ở ẩn ở Côn Sơn. Một số bài thơ được làm khi Nguyễn Trãi rơi vào tâm trạng buồn bã, vô liêu. Toát lên toàn bộ tập thơ là những suy tư về thời cuộc của một con người nặng lòng với đất nước, chân dung của một nhà Nho chân chính, thâu nhận tất cả các dư âm
vô vi của Đạo gia. Tập thơ cũng là bức tranh sống động về sự mâu thuẫn trong tư tưởng của Nguyễn Trãi.
Tiểu kết chƣơng 1: Nguyễn Trãi được sinh ra và lớn lên trong hoàn
cảnh xã hội đầy những biến động phức tạp: sự suy thoái của nhà Trần, sự đảo chính của nhà Hồ, sự xâm lược của nhà Minh, và sự đấu tranh giành độc lập của nghĩa quân Lam Sơn, cộng với một truyền thống gia đình tốt đẹp và tài năng bẩm sinh và việc tiếp thu có chọn lọc những tư tưởng Nho – Phật – Đạo đã tạo lên một cốt cách của Nguyễn Trãi mang tầm vóc của thời đại, trở thành một nhà tư tưởng – chính trị - văn hóa … lớn của dân tộc, được mọi thế hệ biết đến. Thế giới quan của ông không chỉ là việc chỉ ra mối quan hệ đơn thuần giữa trời – con người – vạn vật, mà thông qua đó là những lời răn về chữ “thời”, về những chuẩn mực đạo đức, là yêu cầu trách nhiệm của nhà cầm quyền, quan lại, và của những con người với nhau, để xây dựng một nhà hội tốt đẹp như thời kỳ vua Nghiêu, Thuấn. Đây chính là nỗi niềm đau đáu trong tấm lòng trung với nước, hiếu với dân của Nguyễn Trãi.
Chƣơng 2: MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG THẾ GIỚI QUAN CỦA NGUYỄN TRÃI QUA TÁC PHẨM “QUÂN TRUNG TỪ MỆNH