TẬP” VÀ “QUỐC ÂM THI TẬP” 2.1 Quan niệm của Nguyễn Trãi về thế giớ

Một phần của tài liệu Thế giới quan của Nguyễn Trãi qua tác phẩm Quân trung từ mệnh tập và Quốc âm thi tập (Trang 39 - 46)

2.1 Quan niệm của Nguyễn Trãi về thế giới

2.1.1 Quan niệm của Nguyễn Trãi về tự nhiên

Nguyễn Trãi xuất thân từ một nhà Nho, tư tưởng về tự nhiên của ông chịu ảnh hưởng nhiều từ Nho giáo.

Theo quan niệm của người Trung Hoa thượng cổ, vũ trụ lúc đầu là cõi hỗn mang, mờ tịt. Trong cái hỗn mang ấy có cái “lý” gọi là “thái cực” – chứa hai mặt tiềm ẩn, đối lập, liên hệ với nhau là âm – dương. Sự tương tác, chuyển hóa giữa âm – dương gọi là đạo biến hóa của trời đất. Âm – dương tạo ra thanh khí và trọng khí. Thanh khí làm trời, trọng khí làm đất, sự điều hòa giữa âm – dương, trời đất sẽ sinh ra vạn vật, tùy theo độ đậm nhạt của thanh khí và trọng khí mà làm quỷ, làm người hay làm vật.

Trong quan niệm của người Trung Hoa cổ đại, thế giới được xếp ngôi thứ gồm trời, quỷ thần, người và vạn vật, trong đó trời không phải là đấng sáng tạo ra vũ trụ mà chỉ giữ ngôi cao nhất trong vũ trụ.

Dưới ảnh hưởng của người Trung Hoa cổ đại, Khổng Tử cho rằng vạn vật đều có chung nguồn gốc, và vận động không ngừng theo “đạo” của nó.

Khổng Tử rất tin ở trời. Ông coi trời như một quan tòa công minh, cầm cân nảy mực. Trời quyết định sự thành bại của cuộc đời con người. Vì vậy, Khổng Tử khuyên con người phải phục tùng ý chí đó. Ông coi việc hiểu biết mệnh trời như một điều kiện trở thành con người lý tưởng và gọi đó là thiên mệnh. Trong Luận ngữ, Khổng Tử viết “Đắc tội với trời không thể cầu vào đâu được”. Ông khuyên “người quân tử có ba điều sợ: sợ mệnh trời, sợ

Dưới ảnh hưởng của Nho giáo, tự nhiên được Nguyễn Trãi gọi bằng các tên khác nhau: Trời (Thiên), Trời đất (Thiên địa), sông núi, cỏ cây, muôn thú…. Vì vậy, nghiên cứu tư tưởng về tự nhiên của Nguyễn Trãi được ông phản ánh qua các khái niệm: Thiên địa, càn khôn, thiên đạo, thiên lý, thiên cơ, âm dương… và cả các khái niệm huyền bí: mệnh trời, ý trời, số… mà theo nhận xét của Nguyễn Tài Thư cho rằng: Các khái niệm lẽ trời, vận trời, lòng người …sức người, sức mình thì trước đó đã có, nhưng trình bày chúng trong quan hệ gắn bó hữu cơ và giải thích một cách phù hợp với thực tế thì Nguyễn Trãi là người đầu tiên. Sự giải thích của ông vừa có lợi ích cho hành động, vừa có tác dụng chống thái độ tùy tiện, chủ quan duy ý chí cũng như chống cả chủ nghĩa duy tâm mệnh trời thần bí.

Về vai trò của trời đất, Nguyễn Trãi khẳng định trời đất rất linh thiêng. “Tôi cùng các ngài ngày trước đã có lời giao ước với nhau, trên có trời đất quỷ thần tưởng đã chứng giám” [33; 122], luôn luôn vận động và biến hóa không ngừng. Trong thư gửi cho các tướng giặc là Đả Trung, Lương Như Hốt, Vương Thông. Ông viết “Vả lại vận trời tuần hoàn đi rồi lại lại, từ xưa đến nay bao giờ cũng thế” [33; 122]. Nguyễn Trãi nhấn mạnh vai trò sản sinh ra con người và muôn vật “Trời đất sinh muôn vật” “ơn tạo hóa của trời đất”[33; 102].

Bên cạnh đó, trời đất còn có đức hiếu sinh, có nhân cách, có tình cảm, giống như tình cảm của cha mẹ đối với con cái.“Thành thực yêu vật là lòng trời đất, thành thực yêu con là lòng cha mẹ. Nếu yêu vật không thành thực thì cơ sinh hóa có lúc đình, yêu con không thành thực thì niềm từ ái có khi thiếu. Vì thế nên trời đất đối với muôn vật, cha mẹ đối với con cái chẳng qua chỉ vì một chữ “thành” mà thôi” [33; 127]. “Xua mạng người vào trong đám dáo mác, ta sợ rằng lòng hiếu sinh của thượng đế tất không để làm cho như thế đâu” [33; 152]. Quan niệm này của Nguyễn Trãi tuy ảnh hưởng bởi yếu tố tôn giáo, song mang lập trường dân tộc và nhân dân. Ông khẳng định sự chuyển

hóa của tự nhiên tuân theo quy luật mà con người chỉ có thể nhận biết được, mà không thể cưỡng lại được. Mệnh trời quyết định đến vận nước, mệnh vua và sự thành bại của cuộc đời con người “nước thịnh hay suy quan hệ ở trời” [33; 130], quyết định số mệnh của con người.

“Mới biết doanh hư là có số

Ai mà cãi được lòng trời” [33; 424]

Nguyễn Trãi cho rằng con người phải nhận thức được quy luật, biết tuân theo lẽ trời, mệnh trời thì sẽ có thể chuyển bại thành thắng, chuyển nguy thành an. Còn nếu con người không theo ý trời thì có thế “biến thân thiết làm thù địch, chuyển yên thành nguy” [33; 174], “tự rước họa vào thân” [33; 175].

Trong tư tưởng của mình, Nguyễn Trãi đôi khi cho rằng số trời, mệnh trời như một sự tất yếu dẫn đường cho số phận con người. Ông lấy mệnh trời để tự răn mình, để từ đó tìm ra con đường đi riêng cho mình. Theo ông, trời như một quan tòa công minh, vì vậy, con người phải biết an phận, không nên bon chen, làm điều trái với đạo đức.

“Được thua phú quý dầu thiên mệnh Lăn lóc làm chi cho nhọc nhằn” [33; 404]

Tuy khẳng định vai trò quan trọng của trời, song trời trong quan niệm của Nguyễn Trãi không phải là đấng siêu nhiên, thần bí, mà trở thành một quy luật, một thời để con người nhận thức và hành động theo quy luật ấy. Và Nguyễn Trãi đã khéo léo sử dụng mệnh trời để thuyết phục giặc và tạo niềm tin trong quân dân ta.

Quan niệm về tự nhiên của Nguyễn Trãi tuy chưa bao quát tất cả các phương diện của tự nhiên, song đã mang tính khách quan, tiến bộ của các nhà Nho không bị bó buộc hoàn toàn vào thiên mệnh, số mệnh. Bên cạnh đó, việc

tự nhiên, mà có ý nghĩa giáo dục ý thức, phương cách, kinh nghiệm ứng xử của con người đối với tự nhiên.

2.1.2 Quan niệm của Nguyễn Trãi về con người

Trải dài suốt hai tập thơ văn từ “Quân trung từ mệnh tập” – lúc ông hăng hái tham gia cuộc kháng chiến cùng với Lê Lợi để xây dựng một xã hội lý tưởng thời Nghiêu – Thuấn cho đến “Quốc âm thi tập” – lúc ông cáo quan về ở ẩn thì hình ảnh con người trong những tác phẩm của ông đầy sinh động lúc háo hức sôi động, lúc trầm tĩnh suy tư.

Nguyễn Trãi tiếp cận vấn đề con người ở nhiều phương diện khác nhau. Thứ nhất, ông quan tâm đến những người lao động, đó là dân, dân chúng, kẻ cấy cày, dân đen… Ông không chỉ thể hiện tình yêu thương với họ mà Nguyễn Trãi còn khẳng định trách nhiệm phải chăm lo đời sống cho họ.

Thứ hai, con người trong tư tưởng Nguyễn Trãi được thể hiện ở các thân phận xã hội khác nhau từ tầng lớp vua chúa, quan lại, tứ dân. Với mỗi tầng lớp người, ông đều đưa ra sự nhìn nhận và đánh giá về thân phận của họ.

Thứ ba, ông đề cao vai trò của những người mang trách nhiệm giáo hóa dân. Đó là những nhà Nho, tùy vao chức phận của họ mà ông nêu lên trách nhiệm tương ứng.

Thứ tư, Nguyễn Trãi đặt con người trong các mối quan hệ khác nhau: con người và tự nhiên, con người và con người. Thông qua các mối quan hệ này, Nguyễn Trãi đưa ra những bài học đạo đức để con người hoàn thiện nhân cách của mình. Như vậy, tuy Nguyễn Trãi chưa đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về con người, song ông đã thể hiện sự suy tư, chiêm nghiệm, sự phản ảnh của mình về đời sống hiện thực của con người. Cách tiếp cận về con người của Nguyễn Trãi mang tính tiến bộ, phản ánh sự kế thừa, và phát triển dòng chảy tư duy triết học của dân tộc.

Về nguồn gốc hình thành con người ở Nguyễn Trãi chịu ảnh hưởng bởi quan niệm Nho giáo đặc biệt là Nho giáo Việt Nam. Theo tư tưởng triết học phương Đông, con người là kết quả, hội tụ, kết tinh mọi tinh hoa trong trời đất, muôn vật, là một trong ba yếu tố “tam tài” (Thiên – Địa – Nhân), trong con người có đủ cả “hình” và “thần”, “tâm” và “thân”. Theo Nho giáo, con người là đức của trời đất, là sự giao hợp của âm dương, là hội tụ của quỷ thần, là khí tinh tú của ngũ hành.

Nguyễn Trãi cho rằng con người là kết quả của sự vận hành, sinh hóa không ngừng của trời đất. Ông lí giải số phận con người là do mệnh trời quyết định, song sự sống – chết của con người được ông lí giải dựa trên quan điểm “sinh – tử là lẽ thường”. Nguyễn Trãi cho rằng con người sinh ra và mất đi là tất yếu, không thay đổi được, vì vậy con người phải thuận theo tự nhiên, phải sống có ích với đời. Con người phải biết lựa chọn cái chết cho xứng đáng “Huống chi nói đến cái chết, chết mà có ích cho nước thì dẫu chết cũng đáng, còn nếu chết vô bổ thì chỉ là chết uổng mà thôi. Biết thế bài là có ích, thế nào là vô ích…Nếu chỉ bo bo giữ cái khí tiết nhỏ mọn của con người mà làm hại tính mệnh của dân chúng trong cả một thành, thì lòng của con người nhân quyết không làm thế [33; 762].

Đến với Nguyễn Trãi, cái chết được gắn liền với vận mệnh đất nước. Nó thể hiện tinh thần yêu nước, thương dân, sẵn sàng xả thân vì nước, vì dân. Điểm tiến bộ trong tư tưởng Nguyễn Trãi về con người đó là một mặt ông cho rằng cuộc sống con người do trời quyết định, một mặt ông khẳng định vai trò, sức mạnh của con người có thể vượt lên trên số phận “Tôi thường nghe: thời có thịnh suy, quan hệ ở vận trời, việc có thành bại ở thực tại người làm” [33; 173].

xét trên đầu, giám sát ở bên” [33; 123]. Ông khuyên kẻ là tướng trước hết phải biết “trên xét thời trời, dưới suy việc người”, nên “tuân theo lẽ phải của trời, không thể theo ý của riêng mình được” [33; 157]. Còn đối với quân lính, ông kêu gọi “Nay trời mượn tay ta, việc không đừng được, ai theo mệnh ta thì phá giặc, sống mà có công, ai không theo mệnh ta thì chết, chẳng được việc gì” [33; 144]. Tư tưởng về nguồn gốc con người của Nguyễn Trãi mang lại những giá trị lý luận sâu sắc, tiến bộ trong việc khẳng định con người là kết quả sinh thành của tự nhiên, là tinh hoa của trời đất, con người vận động theo quy luật của tự nhiên, chịu sự chi phối của tự nhiên. Song ông cũng khẳng định vai trò, sức mạnh của con người để chiến thắng tự nhiên.

Về bản tính con người, Nguyễn Trãi cho rằng “Tôi nghe: Người Việt kiêu bạc, người Tề trí trá, ấy là bởi khí đất sinh ra, tính người bẩm thụ đó là lẽ thường xưa nay…” [33; 110]. “Tính người bẩm thụ” mà Nguyễn Trãi đề cập ở đây chính là cái thiên tính, là sự hiện diện của mệnh trời trong con người.

Từ đây, Nguyễn Trãi cho rằng việc con người hiểu và tuân theo đạo trời có nghĩa là con người đang thực hiện đạo người. Quan niệm về bản tính con người của Nguyễn Trãi phản ánh hiện thực xã hội lúc bấy giờ, bởi theo ông, vai trò của hoàn cảnh sống tác động đến sự thay đổi tính người.

“Ở bầu thì dáng ắt nên tròn Xấu tốt đều thì rắp khuôn Lân cận nhà giàu no bữa cám Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn Chơi cùng đứa dại nên bầy dại Kết mấy người khôn học nết khôn Ở đấng thấp thì nên đấng thấp

Theo Nguyễn Trãi tính người có những điểm chung nhất định, đó là ham thích những lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần “Người ham phú quý, người hằng trọng” [26; 668]. Chính vì lòng tham này khiến cho tình nghĩa, đạo đức biến đổi. Ông khuyên con người cần phải giữ gìn bản tính vốn có, không nên chạy theo những lợi ích đó bởi sự giàu sang không tồn tại mãi.

“Lòng chẳng mắc tham là của báu

Người mà hết lụy ấy thần tiên” [33; 420]

Và chỉ khi đó con người mới đạt đến sự hài hòa, tự do, tự tại trong tâm hồn

“Phú quý lòng người hơn phú quý danh Thân hòa tự tại thú hòa thanh” [33; 810]

Tính người ham sống, sợ chết “Ghét chết, thích sống, tìm vinh tránh nhục, đó là thường tình của người ta” [33; 358].

Tuy khẳng định tính người là thiện, thấy được sự thay đổi tính người do tác động của hoàn cảnh xã hội, song Nguyễn Trãi vẫn chưa thấy được tính người là hoạt động thực tiễn, là sản phẩm hình thành từ thời đại của họ. Ông cũng chưa thấy được mối quan hệ giữa hoàn cảnh và hoạt động thực tiễn trong việc tạo ra tính người. Chính vì vậy, tư tưởng về tính người của Nguyễn Trãi chưa nêu được cách giải quyết thực tiễn xã hội đương thời, từ đó phát huy sức mạnh, bản chất tốt của con người, hoàn thiện tính người nhằm cải tạo và xây dựng xã hội ngày càng tiến bộ. Hạn chế này xuất phát từ hoàn cảnh xã hội Đại Việt có những chuyển biến lớn về thời đại.

“Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn

Vì vậy, Nguyễn Trãi chú trọng đến nhu cầu tinh thần, ông kêu gọi con người lấy tinh thần thay thế cho nhu cầu vật chất, hoặc có thái độ thờ ơ, lảng tránh danh lợi để cầu sự thanh nhàn. Bản thân Nguyễn Trãi cũng tìm đến Phật giáo, Đạo gia trước hoàn cảnh xã hội đầy biến động, song với tấm lòng trung hiếu, ông luôn đau đáu nỗi niềm với dân, với nước, luôn nhắc nhở mình tu dưỡng đạo đức, không lùi bước trước bất kỳ khó khăn, thử thách hay thế lực cường quyền nào.

“Bui một tấc lòng ưu ái cũ

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng” [33; 412]

Một phần của tài liệu Thế giới quan của Nguyễn Trãi qua tác phẩm Quân trung từ mệnh tập và Quốc âm thi tập (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)