Giá trị của thế giới quan Nguyễn Trã

Một phần của tài liệu Thế giới quan của Nguyễn Trãi qua tác phẩm Quân trung từ mệnh tập và Quốc âm thi tập (Trang 71 - 77)

2.3.1 Giá trị về mặt lý luận

Nhìn lại toàn bộ nội dung thế giới quan của Nguyễn Trãi, ta thấy thế

giới quan của ông luôn gắn liền với thực tiễn của đất nước, của xã hội, của con người. Nguyễn Trãi là nhà tư tưởng dân chủ sơ khai, có tư tưởng canh tân, cải cách nhất trong hoàn cảnh của thế kỷ XV.

Vấn đề tự nhiên được Nguyễn Trãi xây dựng với nhiều tên gọi khác nhau, song tựu chung lại mục đích mà ông muốn hướng tới đó là khẳng định tự nhiên có quy luật của nó, nhiệm vụ của con người là nhận thức và hành động theo quy luật ấy, để đảm bảo mối quan hệ hài hòa với tự nhiên.

Vấn đề con người trong tư tưởng của Nguyễn Trãi chứa đựng những giá trị lý luận sâu sắc. Ông khẳng định con người là kết quả sinh thành của tự nhiên, là sự kết hợp tinh hoa của trời đất. Con người vận động và phát triển tuân theo quy luật của tự nhiên. Như vậy, con người mà Nguyễn Trãi xây dựng nên không phải là một con người chung chung, trừu tượng, mà là con người hiện thực, có sự hòa quyện giữa thể chất và tinh thần, nằm trong sự tác động của tự nhiên và chịu sự ràng buộc của các chuẩn mực, quy phạm xã hội. Con người đó có sinh ra và chết đi, vì vậy cái chết được Nguyễn Trãi đề cao khi con người ý thức và gắn cái chết với trách nhiệm với đất nước. Khi nói số phận con người, Nguyễn Trãi cho rằng con người chịu sự chi phối của tự nhiên, song con người có vai trò và sức mạnh chiến thắng tự nhiên, vượt lên bản thân mình.

Nguyễn Trãi thừa nhận bản tính tự nhiên trong con người, nhưng ông cũng cho rằng điều kiện sống, các mối quan hệ xã hội sẽ góp phần giúp con

Từ đây, Nguyễn Trãi đưa ra đạo làm người thể hiện thông qua mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, con người và con người. Nguyễn Trãi đề cao vai trò của các mối quan hệ, đặc biệt là mối quan hệ trong gia đình, nhấn mạnh đến yếu tố tình cảm, trách nhiệm, ông coi trọng giáo dục noi gương trong gia đình.

Nguyễn Trãi đã xây dựng được hệ thống phạm trù đạo đức thông qua các mối quan hệ. Đó là “trung” đối với nhiều thành phần trong xã hội từ vua, quan, nho sĩ đến thứ dân thông qua trách nhiệm của nhà cầm quyền, trách nhiệm của quan lại, trách nhiệm của dân đối với nhau. Đó là “hiếu” thông qua đạo là con, Nguyễn Trãi coi nhà là gốc của nước nên chủ lấy đạo hiếu để trị nước. Đó là “nhân nghĩa”, “tín” trong mối quan hệ chồng – vợ, anh - em, bạn bè. Hệ thống phạm trù đạo đức này giúp Nguyễn Trãi giải quyết đạt đến mục đích giáo dục con người hình thành phương cách xử thế trong cả lĩnh vực tự nhiên lẫn xã hội.

Giá trị lý luận của tư tưởng thế giới quan Nguyễn Trãi không chỉ ảnh hưởng và được tiếp thu trong thời kỳ mà ông sống, mà nó còn được thế hệ các nhà tư tưởng sau này kế thừa và phát huy, tiêu biểu trong số đó là tư tưởng của Hồ Chí Minh về dân, về vai trò làm gốc của nhân dân.

Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề về thế giới quan: về cách xử thế giữa con người với tự nhiên, giữa con người với con người trở thành một vấn đề hết sức nóng bỏng, vì thế việc kế thừa và vận dụng các quan điểm của người xưa đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển một đất nước Việt Nam giàu mạnh

2.3.2 Giá trị về mặt thực tiễn

Thế giới quan của Nguyễn Trãi đã góp phần hình thành và phát triển thế giới quan của tầng lớp trí thức thời kỳ phong kiến nói riêng và đối với sự

phát triển tư duy lý luận của thế giới quan triết học Việt Nam nói chung. Ngoài ra, thế giới quan của Nguyễn Trãi góp phần vào chiến thắng quân Minh, giành độc lập, xây dựng triều đình Lê Sơ. Đồng thời, với những tư tưởng về trời đất, con người đã góp phần cố kết cộng đồng.

Tuy nhiên cũng phải khẳng định rằng thế giới quan của Nguyễn Trãi chịu ảnh hưởng khá sâu sắc bởi những quan niệm duy tâm của Nho giáo nói chung, đặc biệt là của Hán Nho và Tống Nho. Sự tác động mạnh mẽ của tư tưởng về trời, mệnh trời của Nho giáo đã khiến họ giảm sút tinh thần phản kháng trước những bất công của triều đình. Bởi lẽ, họ cho rằng trời chi phối mọi hoạt động của con người, trời trao quyền cho vua cai quản thiên hạ, trời không chỉ quyết định sự thịnh suy của một triều đại mà còn quyết định sự thắng lợi của một cuộc khởi nghĩa, giàu sang nghèo hèn, vinh nhục, sống chết của một con người, biết được những suy nghĩ và hành động của con người để ban thưởng hay trách phạt, giáng tai họa. Tuy vậy, vẫn có nhiều quan điểm tiến bộ, nhấn mạnh nỗ lực và sự hoạt động tích cực của con người. Các nhà Nho quan niệm con người do trời sinh ra nhưng con người không thụ động ngồi xem tạo hóa xoay vần mà bằng nỗ lực của mình, con người có thể cải thiện được tình hình. Thừa nhận mệnh trời, tin vào mệnh trời nhưng Nguyễn Trãi cũng cho rằng “việc có thành bại thực ở tại người làm”. Có thể thấy,

trong tư tưởng của Nguyễn Trãi, bất cứ sự việc xảy ra như thế nào đều do ý trời quyết định, nhưng trời ở đây không phải là một lực lượng siêu nhiên thần bí nào đó mà cũng tương tự như lẽ phải, đạo lý tất phải làm thế, như quy luật khách quan, không khác được và con người nếu biết tuân theo quy luật đó có thể thay đổi được mọi việc. Với những điểm tiến bộ trong thế giới quan của ông đã tạo niềm tin trong nhân dân, làm lung lay ý chí quân thù, làm nên thắng lợi vẻ vang cho dân tộc. Và nó trở thành bài học kinh nghiệm đánh vào nhân tâm, lấy ít địch nhiều cho con cháu sau này trong nghệ thuật giành và

Tiểu kết chƣơng 2: Tư tưởng triết học về tự nhiên và mối quan hệ

giữa con người và tự nhiên ở Nguyễn Trãi chịu ảnh hưởng của tam giáo, nhưng đậm nét nhất là quan niệm của Nho giáo. Nguyễn Trãi đã bước đầu đề cập đến yêu cầu về sự hiểu biết của con người đối với tự nhiên, từ đó định hướng cho con người phong cách ứng xử với tự nhiên. Đây là một điểm mới ở Nguyễn Trãi so với tư duy truyền thống trước đó. Nguyễn Trãi cho rằng con người phải sống, nhận thức và hành động theo đạo trời, theo quy luật của tư nhiên. Ông cũng đề cao vai trò của con người trong việc cải biến tự nhiên, tận dụng các điều kiện tự nhiên, thực hiện nhiệm vụ giành và giữ nước. Tuy quan niệm của Nguyễn Trãi chưa đạt đến trình độ xem con người là chủ của tự nhiên, nhưng việc yêu cầu con người phải nhận thức và hành động theo quy luật của tự nhiên, tôn trọng tự nhiên của ông có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Nó làm cho quan niệm của Nguyễn Trãi về tự nhiên và mối quan hệ giữa con người và con người vẫn luôn còn giá trị thiết thực cho đến ngày nay.

Tư tưởng về con người và mối quan hệ giữa con người và con người được Nguyễn Trãi thể hiện một cách rõ nét, đặc sắc dưới ảnh hưởng chủ yếu của Nho giáo. Thông qua việc bàn về tính người, nguồn gốc của con người, Nguyễn Trãi đã đưa ra một quan niệm tiến bộ khi khẳng định tính người có thể thay đổi được dựa vào cách thức giáo dục. Ông chỉ ra các tiêu chuẩn đạo đức thông qua các mối quan hệ, từ đó giáo dục nhân cách con người một cách hoàn thiện. Trong các mối quan hệ đó, Nguyễn Trãi đặc biệt chú trọng đến vai trò của dân, ông chỉ rõ trách nhiệm của nhà cầm quyền là phải biết ơn dân, huệ dânn, hay là tư tưởng lấy dân làm gốc được Hồ Chí Minh và Đảng ta tiếp thu và phát triển sau này.

KẾT LUẬN

Nguyễn Trãi - Con người đầy tài trí, con người hiện thân cho một thời kỳ đầy biến động của lịch sử ấy đã rời xa chúng ta rất lâu nhưng những gì ông để lại vẫn in dấu trong lòng dân tộc ở cả nhiều giai đoạn về sau. Quả thật “Nguyễn Trãi là sản phẩm của đất nước Việt Nam, nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong một thời đại trưởng thành và lớn mạnh nhưng đầy biến động và bão táp của lịch sử”[15; 46]. Trong thời khắc đầy biến động ấy ông đã dùng nhãn quan sắc bén lựa chọn cho mình lối đi đúng và cống hiến tất cả tài năng, nghị lực cho sự nghiệp cứu nước, cứu dân, xây dựng đất nước. Thực tiễn chính cuộc đấu tranh đấy đã tác động trở lại Nguyễn Trãi làm cho tâm hồn, tư tưởng, tình cảm, tài năng của ông càng phát huy cao độ đạt tới đỉnh cao thời đại.

Thế giới quan của Nguyễn Trãi nói chung và qua hai tác phẩm

“Quân trung từ mệnh tập” và “Quốc âm thi tập” nói riêng đã trở thành tư

tưởng nền tảng trong lịch sử tư tưởng Việt Nam thời phong kiến và kéo dài đến ngày nay.

Từng nội dung trong thế giới quan của Nguyễn Trãi đều toát lên mục đích lớn nhất của cuộc đời ông là làm người quân tử, đem tài trí và sức lực để trị nước, an dân đã làm cho đất nước ngày càng phồn thịnh, người dân an cư lạc nghiệp, sống cuộc sống tự do, no ấm. Thông qua mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, mối quan hệ giữa con người và con người, Nguyễn Trãi khẳng định hành động của con người muốn thực hiện thành công hay không phụ thuộc vào việc con người có biết kết hợp nhận thức về thời hay quy luật của tự nhiên với sức mạnh của bản thân mình. Nguyễn Trãi một mặt đề cao vai trò của tự nhiên, song một mặt ông vẫn chú trọng đến vai trò của con người, tuy chưa đạt đến trình độ coi con người là chủ của tự nhiên. Nguyễn

đình: Vua – tôi, cha – con, vợ chồng, anh em, bằng hữu, từ đó hoàn thiện nhân cách của bậc quân tử.

Tìm hiểu tư tưởng về thế giới quan của Nguyễn Trãi mang lại cho chúng ta những điều đáng suy ngẫm và học hỏi trong việc con người phải biết sống hài hòa với tự nhiên, để đạt đến sự tự do, tự tại của tâm hoàn, phải biết loại bỏ những hạn chế về mặt lịch sử để xây dựng các quan hệ xã hội ngày càng nhân văn. Từ đó hoàn thiện bản tính và nhân cách con người mới, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại trên cơ sở giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc.

Những trăn trở trong tư tưởng Nguyễn Trãi đã được Hồ Chí Minh kế thừa, phát huy cao độ và đưa vào hiện thực xã hội Việt Nam. Điều này đã mang lại cho nhân dân ta những giá trị tư tưởng lớn kết hợp truyền thống dân tộc, chủ nghĩa Mác - Lê nin với tư tưởng cách mạng vĩ đại của Người tạo giá trị về sức mạnh tư tưởng, tinh thần để đạp bằng mọi sóng gió, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, xây dựng thành công nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Một phần của tài liệu Thế giới quan của Nguyễn Trãi qua tác phẩm Quân trung từ mệnh tập và Quốc âm thi tập (Trang 71 - 77)