Quan niệm của Nguyễn Trãi về mối quan hệ giữa con ngƣời và tự nhiên; quan hệ giữa con ngƣời và con ngƣờ

Một phần của tài liệu Thế giới quan của Nguyễn Trãi qua tác phẩm Quân trung từ mệnh tập và Quốc âm thi tập (Trang 46)

tự nhiên; quan hệ giữa con ngƣời và con ngƣời

2.2.1 Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên

Quan hệ giữa trời và người là một trong những vấn đề trung tâm trong thế giới quan triết học. Trong tư tưởng Nguyễn Trãi, mối quan hệ giữa con người và tự nhiên được ông giải quyết hài hòa, dưới ảnh hưởng của tư tưởng Nho – Phật – Đạo.

Tự nhiên trong mối quan hệ đó được Nguyễn Trãi thể hiện với vẻ tuyệt đẹp bằng đủ đường nét, màu sắc, âm thanh.

“Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giãi nguyệt in câu

Khói chìm thủy quốc nguyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu” [33; 399]

Ông coi thiên nhiên như con người thực thụ, có tình, có ý, có cá tính, có tâm tư, khi kín đáo, khi sôi sục, lúc trìu mến, lúc mỉa mai, nhưng tất cả đều trong trắng tinh khiết, trung hậu, hiền hòa.

Và thiên nhiên ấy trở thành người bạn, trở thành nơi tâm sự, nâng niu, vỗ về, an ủi tâm hồn đau khổ của con người.

“Khánh đến chim mừng hoa xẩy rụng

Chè liên nước ghin nguyệt đeo về” [33; 411] Hay

“Chè tiên nước ghím bầu in nguyệt

Mai rụng hoa đeo bóng cách song” [33; 412]

Đôi khi tự nhiên trở thành người thân, là con cái của con người. “Dẫu người đi là đá mòn

Đường hoa vướng vắt trúc luồn …. Rùa nằm hạc lẩn nên bầy bạn

U ấp cùng ta làm cái con” [33; 402]

Ông yêu cầu con người cần nhận thức được quy luật của tự nhiên, biết trân trọng, giữ gìn và bảo vệ tự nhiên.

“Trì tham nguyệt hiện chăng buông cá Rừng tiếc chim về ngại phát cây” [33; 405]

Nguyễn Trãi không nỡ thả cá vì sợ nó quẫy làm tan mất vầng trăng, vì thương loài chim nên ngại phát cây, hay thương cá mà không dám câu.

“Người tri âm ít, cầm nên lặng

Nhờ có thiên nhiên, Nguyễn Trãi nhận ra những triết lý của vạn vật. Ông thấy cuộc sống của mình ung dung, tự tại hơn trong hoàn cảnh xã hội đầy những biến động lúc bấy giờ. Đó cũng là lí do, Nguyễn Trãi tiếp thu và dung thông tư tưởng Phật – Đạo trong hệ tư tưởng của mình. Đồng thời, nó thể hiện tình yêu quê hương, đất nước trong con người Nguyễn Trãi.

Thông qua việc tìm hiểu mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, Nguyễn Trãi khẳng định con người phải biết tuân theo mệnh trời, tuân theo quy luật của thiên nhiên.“Nước An Nam ta tuy xa ở ngoài Ngũ linh mà tiếng là nước thi thư, những bực trí mưu tài đức đời nào cũng có. Vì thế phàm những việc ta làm đều là đúng theo lễ nghĩa, hợp trời thuận người” [33; 127].

Từ đây, Nguyễn Trãi đưa ra quan niệm về chữ “thời”.“Tôi từng xem Kinh Dịch 384 hào mà cốt yếu ở chữ “thời”, cho nên người quân tử theo thời thông biến, nghĩa chữ “thời” to tát sao” [33; 129] để con người nhìn vào đó mà hành động.

Ở đây ta thấy được yếu tố biện chứng trong tư tưởng Nguyễn Trãi thông qua sự kết hợp yếu tố khách quan là lẽ trời, vận trời, với yếu tố chủ quan lòng người. Nói theo ngôn ngữ ngày nay đó là xu thế lịch sử, xu thế thời đại, lòng người, sức dân. Theo Nguyễn Trãi có hai yếu tố đảm bảo thành công trong hoạt động của con người đó là:

Thứ nhất: Phải thuận lòng trời, mới hợp lòng người. [33; 201]

Thứ hai. Bản thân con người hoạt động, ngoài sự hiểu biết của mình. nắm được những điều kiện bên ngoài thì cần phải biết được sức lực của mình, khả năng của mình, quan tâm để thực hiện mục đích đó.“Cái điều đáng quý ở người quân tử là biết thời thông biến, lượng sức xử mình” [33; 128].

Ông cũng chỉ ra rằng trong hai điều kiện đó, loại thứ nhất là điều kiện cần, là điều kiện quyết định hoạt động của con người. Còn loại thứ hai là điều kiện đủ, phải kết hợp cả hai điều kiện này mới có thể thành công.

Phân tích mối quan hệ giữa yếu tố chủ quan vag khách quan đúng đắn đã giúp ông tìm và phát hiện ra thời cơ – là hoàn cảnh khách quan thuận lợi nhất để hoạt động của con người đạt đến thắng lợi. Điều này chứng tỏ tư duy lý luận của ông thời kỳ đó hoàn toàn đúng và nó có ý nghĩa lý luận về sau.

Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được Nguyễn Trãi giải quyết khác với triết học phương Tây, bởi ông không bàn nhiều đến khía cạnh con người với tư cách là sản phẩm phát triển cao của giới tự nhiên, từ đó cải tạo tự nhiên phục vụ nhu cầu của mình, mà chủ yếu xem xét con người nằm trong mối quan hệ Thiên – Địa – Nhân hợp nhất. Tuy tư tưởng này của Nguyễn Trãi chưa được hình thành một cách hệ thống, song điểm chung lại Nguyễn Trãi chủ trương giáo dục trách nhiệm con người phải tôn trọng tự nhiên, nhận thức quy luật của tự nhiên để sống hài hòa với tự nhiên.

2.2.2 Mối quan hệ giữa con người với con người

Nếu như triết học phương Đông xuất phát từ quan niệm thế giới quan “thiên nhân hợp nhất” lấy con người làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu – tính chất hướng nội, nghiên cứu thế giới để làm rõ con người. Do đó, vấn đề bản thể luận trong triết học phương Đông dường như bị mờ nhạt. Ngược lại, triết học phương Tây lại đặt trọng tâm nghiên cứu vào thế giới – tính chất hướng ngoại, vấn đề con người được nghiên cứu nhằm mục đích giải thích thế giới, cho nên triết học phương Tây bàn đậm nét về bản thể luận của vũ trụ.

Ở Phương Đông người ta đặt trọng tâm nghiên cứu mối quan hệ người với người và đời sống tâm linh, ít quan tâm đến mặt sinh vật của con người, nghiên cứu chủ yếu mặt đạo đức, thì ở Phương Tây ít quan tâm đến mặt xã hội của con người, đề cao cái tự nhiên – mặt sinh vật trong con người, chú ý giải phóng con người về mặt nhận thức.

lý lẽ cho chính trị - xã hội và luân lý qua đó giáo dục đạo làm người. Do đó, mối quan hệ giữa con người với con người trở thành vấn đề chủ đạo trong thế giới quan triết học Việt Nam. Trong tư tưởng của Nguyễn Trãi, mối quan hệ này được ông giải quyết thông qua các quan hệ nhân sinh, trước hết là quan hệ trong danh – phận thể hiện thông qua mối quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng – vợ, anh – em, bằng hữu.

2.2.2.1 Mối quan hệ vua – tôi trong tư tưởng Nguyễn Trãi

Mối quan hệ vua – tôi được biểu hiện thông qua phạm trù trung. Theo Nho giáo, trung là một khái niệm chính trị - đạo đức, thể hiện tấm lòng với vua của quân thần, theo đó vua được coi là thiên tử, có sứ mệnh thay trời giáo hóa dân. Nghĩa vụ của bề tôi là phải tận trung với vua. Đồng thời với đó nhà vua phải tu dưỡng rèn luyện đạo đức, phải yêu thương dân. “Vua mà coi bề tôi như tay chân, ắt tôi sẽ coi vua như bụng dạ. Vua mà coi bề tôi như chó ngựa, ắt tôi sẽ coi vua như kẻ qua đường. Vua mà coi tôi như bùn rác, ắt tôi coi vua như kẻ cướp, người thù” [12; 41].

Các ông còn chủ trượng bề tôi phải biết chọn vua xứng đáng để thờ. Ông yêu cầu nhà vua là người đại diện cho dân, nên phải tạo được niềm tin trong dân. “Như vua có phạm lỗi lớn, thì quan khanh can gián. Nếu đã can gián nhiều lần mà vua chẳng nghe, ắt quan khanh phải hội triều đình và tông tộc để tôn một người tài đức hơn thay thế” [12; 141]. Nhà cầm quyền phải luôn giữ cốt cách cho nghiêm trang, đối với cha mẹ phải hiếu thuận, với con cái phải từ hiếu, phải tận tụy, lao lực vì dân, nghĩa là phải biết tu thân, sửa mình.

Tuy nhiên sang thời kỳ Tống nho, mối quan hệ vua – tôi được đẩy lên mức độ cực đoan, khi cho rằng quyền uy của vua là quyền uy của trời, mọi người đều phải phục tùng vô điều kiện “Rõ ràng từ Đổng Trọng Thư trở đi, vai trò của vua, của kẻ thống trị được đề cao đến mức tuyệt đối, còn vai trò của người bị thống trị thì chỉ là thể hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với vua” [3; 32].

Đến Đổng Trọng Thư, chữ trung quân bị xuyên tạc giá trị nhân văn của chữ trung nguyên thủy.

“Quân xử thần tử

Thần bất tử bất trung”

Khi Nho giáo được truyền bá vào Việt Nam, phạm trù trung có những chuyển biến phức tạp, với nhiều nội dung mới, đáp ứng yêu cầu thực tế của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Đối với nhà cầm quyền, họ nhận rõ trách nhiệm của mình là phải tu tâm dưỡng tính, làm việc vì dân, vì nước để từ đó có được lòng tin yêu của dân. “Trẫm là người ít đức, đứng đầu thần dân, dậy sớm thức khuya, lúc nào cũng lo sợ như lội vực sâu chưa biết lấy đạo gì để thấu trời đất, lấy sức gì để kịp Nghiêu, Thuấn” [20; 297].

Đối với tầng lớp quan lại, nho sĩ, sự tiếp nhận phạm trù trung của Nho giáo cũng hoàn toàn khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Có người lấy lợi ích của dân, của nước làm cơ sở, nhưng cũng có người lại dựa trên những quan điểm tôn quân, cực đoan của Nho giáo thời kỳ Hán Nho, Tống Nho làm tiêu chuẩn chữ trung của mình.

Đối với dân chúng, chữ trung như một đức hạnh quan trọng, là một trong những thước đo phẩm giá của xã hội đối với đạo đức con người. Nó được kết hợp với chữ hiếu, tạo ra một chuẩn mực hình thành nên nhân phẩm và đạo đức của người dân Việt Nam.

“Chữ hiếu, chữ trung là trung với mẹ

Chữ nhân, chữ nghĩa là ái với ân”

Như vậy, nội dung chữ trung của Nho giáo ngày càng xa dần với nghĩa khởi thủy và mang trong mình nhiệm vụ chính trị. Khi vào Việt Nam, nó mang khuôn mẫu của Trung Quốc thời Hán Nho, Tống Nho, mất đi tính nhân văn vốn có của nó. Tuy nhiên, một số nhà tư tưởng vượt lên trên quan điểm của thời đại, để mang lại cho chữ trung nội dung mới, tiến bộ và nhân bản,

Nguyễn Trãi thể hiện trong mối quan hệ vua – tôi. Mối quan hệ này được Nguyễn Trãi giải quyết thông qua hai khía cạnh.

* Mối quan hệ vua – quan.

Với vua, Nguyễn Trãi cho rằng nhà vua phải trung. Chữ trung đó được ông hiểu chính là yêu cầu đạo đức, tài năng, đồng thời là trách nhiệm của vua với dân, với nước. Ông khẳng định nhà cầm quyền phải có đức, có tài. Ông đưa ra đòi hỏi người đứng đầu của một quốc gia phải đạt được nhân đạo và thiên đạo. Trong tờ “Chiếu giáng Tư Tề làm quận vượng, đặt con thứ là Nguyên Long nối nghiệp” ông viết “Thiên hạ rất lớn, công việc rất nhiều, vì thế trẫm đã nhọc sức nhọc lòng, chức thành bệnh tật, đem ngày cố gắng, sự không thể kham. Hoàng thái tử tuy tuổi còn non, mà có tiếng nhân hiếu ” [33; 200].

Học tập tư tưởng tiến bộ của các nhà Nho đi trước, Nguyễn Trãi cho rằng ngôi vua nhất thiết phải được truyền cho người có đủ đức, đủ tài.“Truyền ngôi là việc lớn của quốc gia… thờ trời đất phải hết thành; thờ tôn miếu phải nghĩ hết hiếu. Cùng anh em phải thân mến, đối tôn tộc phải thuận hòa. Cả đến coi trăm quan, trị muôn dân, không việc gì không là lo hết đạo … chớ gần thanh sắc và tham của tiền, chớ ham chơi săn và thích dâm đãng, chớ nghe sàm nịnh mà bỏ lời trung trực, chớ dung tân tiền mà bỏ kẻ cựu thần… để thay ta coi trị nước nhà, để gốc nước vững bền, để lòng dân yên ổn, Ôi! Nghiêu Thuấn truyền tâm, chấp trung làm cốt, Vũ Văn đạo lớn, kế tự không quyên” [33; 201 -202].

Về những yêu cầu cụ thể đối với vua, nhà vua phải có nghĩa vụ “lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ”. Vua phải luôn rủ lòng thương và chăm lo đến muôn dân, khiến cho trong thôn cùng xóm vắng không có một tiếng hờn giận, oán sầu.

Khi thay Lê Thái Tổ làm tờ “Chiếu về việc làm bài hậu tự huấn để răn bảo thái tử”, một lần nữa Nguyễn Trãi nói rõ trách nhiệm của kẻ làm vua.

“Nay con nhờ công lao của ta, nối cơ nghiệp của ta, phàm những phép giữ nước cầm quân, những phương giữ mình trị nước, thi hành nên cố sức, chăm chỉ chớ ham vui. Hòa thuận tôn thân, nhớ giữ một lòng hữu ái, thương yêu dân chúng, nghĩ làm những việc khoan nhân” [33; 203].

Nhà vua còn phải biết trọng dụng nhân tài, phải rộng lượng, anh minh đối với người cộng sự của mình “Chớ thưởng bậy vì tư ân, chớ phạt bừa vì tư nộ… cố theo người trước. Vậy có lời huấn giới”[33;203]. Nguyễn Trãi cũng đòi hỏi những người có chức phận coi quân, trị dân phải thực hiện phép công bằng trong quan hệ với mọi người “Ngày nay từ các đại thần tổng quản, cho đến đội trưởng cùng các quan ở viện, sảnh, cục, phàm người có chức vụ coi quan trị dân, đều phải theo phép công bằng làm việc cần mẫn” [33;197].

Như vậy, trong mối quan hệ vua – quan, Nguyễn Trãi khẳng định quan phải trung với vua, vua phải có nhân, có được lòng tin của quan cũng là trung vậy. Nguyễn Trãi đã biết khéo léo kết hợp những điểm hợp lí của Nho giáo để đưa ra cho mình một quan niệm “trung” mang tính chất phát triển và tiến bộ. Ông đưa ra cho mình một tư tưởng mang tính chất tuyên ngôn: phải trung với vua, vì trung với vua là yêu nước, thương dân.

“Hằng lấy đạo trung làm nghĩa cả

Qua ngày qua thán được an nhàn” [33; 440]. “Làm người thì giữa đạo trung dung

Khăn khắn dặn dò thuở lòng” [33; 438].

Ông luôn nhắc nhở mình phải nhớ ơn của vua, mà mang sức mình ra phục vụ đất nước, nhân dân.

Dừng lộc thì hay nghĩa chúa nhiều” [33; 451]. “Khỏi triều quan mới hay ơn chúa

Sinh được con mới cảm đức cha” [33; 408].

Có những lúc, Nguyễn Trãi còn cụ thể hóa lòng cảm ơn của mình xuống mức thấp hơn đấng bề trên, để thấy được sự bền vững của nó trong chế độ mà ông đang phụng sự.

“Ăn lộc nhà quan chịu việc quan

Chớ tham tiểu lợi phải gian nan” [33; 444].

Nguyễn Trãi như một tấm gương sáng về trung với vua, với nước. Tuy nhiên cũng cần khẳng định rằng, trung trong tư tưởng Nguyễn Trãi là trung với một ông vua sáng, bề tôi chỉ phụng sự những ông vua biết chăm lo đến đời sống của nhân dân, chứ không phải trung một cách mù quáng. Chính điểm mới mẻ và tiến bộ so với thời đại đã giúp Nguyễn Trãi có quyết định đúng khi tham gia chính sự cho nhà Hồ, và sau đó đi theo Lê Lợi chống giặc cứu nước, cứu dân, để xây dựng một xã hội lí tưởng như thời vua Nghiêu, vua Thuấn.

“Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn Dường ấy ta đà phỉ sở nguyền” [33; 420].

Ngoài việc đưa ra quan niệm “trung” đối với tầng lớp quan lại. Nguyễn Trãi còn phê phán bọn quan tham lam lười biếng, đục khoét của nhân dân“chia bản phủ, ban thái ấp, chung ngựa trắng ăn thề, mua ghen ghét, chuốc dèm pha, chợt nhặng xanh nhơ vết … quần môn mặc kệ dèm pha; thánh ý cứ bền tín nhiệm” [17; 206]. Ông đưa ra những tấm gương của người xưa để dạy dỗ tầng lớp quan lại.

“Bá Di người rặng thanh là thú Nhan Tử ta xem ngặt ấy lề

Hễ tiếng dữ lành tai quản đắp

Cầu ai khen liễn lệ ai chê” [33; 412]

Ông khinh ghét bọn quan nịnh hót, tham ô, luôn đấu tranh không mệt mỏi với cái xấu, đau xót trước sự xuống cấp của xã hội đương thời.

“Cơm kẻ bất nhân ăn ấy chớ

Áo người vô nghĩa, mặc chẳng thà” [33; 408]

Như vậy, đạo làm quan được Nguyễn Trãi tổng kết như sau: “Ngày

Một phần của tài liệu Thế giới quan của Nguyễn Trãi qua tác phẩm Quân trung từ mệnh tập và Quốc âm thi tập (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)