Mạch vào K Đ Cao tần Đổi tần Trộn tần K Đ Trung tần Tách sóng FM Dao động ngoại sai KĐ CS Âm tần Loa
a. Mạch tách sóng FM.
Trong các máy thu FM, tín hiệu sau khuếch đại trung tần có biên độ gần như không đổi, còn tần số biến thiên theo tín hiệu.
Nhiệm vụ của mạch tách sóng tần số là hồi phục lại tín hiệu ầm tần từ tín hiệu điều tần; tức là trước hết biến sự biến thiên tần số thành biến thiên biên độ, sau đó tách sóng biên độ nhờ Diode hoặc Transistor. Để tách sóng điều tần có thể sử dụng các mạch sau:
Mạch tách sóng điều tần dùng mạch cộng hưởng lệch Mạch tách sóng tần số dùng mạch cộng hưởng kép
Mạch tách sóng điều tần dùng mạch lệch cộng hưởng kép. Mạch tách sóng tỷ số.
Mạch tách sóng tần số sử dụng vòng khóa pha (PLL)
Ba loại đầu có một số nhược điểm: méo phi tuyến lớn, điện áp sau tách sóng chịu ảnh hưởng của biên độ nên trước đó phải có mạch hạn biên. Nên hầu hết các máy thu hiện nay sử dụng mạch tách sóng tỷ số.
Hình 2.21 Mạch tách sóng điều tần bằng mạch tách sóng tỷ số.
Nguyên tắc ở đây là biến sự biến thiên về tần số thành sự biến thiên về điện áp, sau đó từ sự biến thiên điện áp ta sẽ tách được tín hiệu âm tần
Tín hiệu điều tần được biến đổi sang cuộn L2 tạo ra 2 điện áp bằng nhau nhưng ngược chiều nhau: U’1 = -U’1, hai Diode D1 và D2 mắc nối tiếp ngược chiều nhau, dòng qua D1 và D2
nạp cho tụ C5 (trị số khoảng 10µF) nên điện áp trên C5 là U0 có thể coi như không đổi; điện trở R1 = R2, tụ C3 = C4.
Điện áp trên cuộn L3 bằng điện áp U1 vì được cảm ứng qua cuộn dây. Điện áp đặt vào D1 là UD1 = U1 + U’1
Điện áp đặt vào D2 là UD2 = U1 – U’1
Tiếp đến là quá trình tách sóng biên độ: UD1 được tách sóng bởi D1, UD2 được tách sóng bởi D2; C3, R1 là tải tách sóng D1; C4, R2 là tải tách sóng D2.
Hiện nay hầu hết các khối mạch trong hệ thống thu phát đều được tích hợp hóa, có những IC chuyên dụng như: IC CA-3005 làm nhiệm vụ khuếch đại cao tần, tạo dao động và trộn tần, IC TA 7640AP làm nhiệm vụ tách sóng, IC BA1404 làm nhiệm vụ của một máy phát hoàn chỉnh, IC CAX 1691 làm nhiệm vụ của một máy thu hoàn chỉnh.