Màu sắc và các đặc tính của màu sắc

Một phần của tài liệu kỹ thuật audio–video (Trang 77 - 79)

4.1.2.1 Màu sắc.

Màu sắc là một thuộc tính của dao động điện từ mà mắt người cảm nhận được. Mật độ phân bố năng lượng của nguồn bức xạ ánh sáng và tính chất thị giác màu của mắt đều ảnh hưởng tới màu sắc cảm thụ được. Nói cách khác màu sắc quyết định bởi hai yếu tố: vật lý và sinh lý. Màu sắc của vật không phải là nguồn sáng, màu sắc của vật phân biệt được là nhờ tính chất phản xạ ánh sáng của nó.

Hình 4.1 Bước sóng của các màu

Khi ánh sáng trắng chiếu vào vật thì một số bước sóng bị vật ấy hấp thụ hoàn toàn hoặc một phần. Các bước sóng còn lại không bị hấp thụ, phản chiếu đến mắt chúng ta, cho ta cảm giác về một màu nào đó. Nếu vật phản xạ mọi tia sáng có bước sóng trong dải tần trông thấy, thì vật đó được xem là màu trắng. Màu đen, được xem là màu trắng có cường độ chiếu sáng dưới khả năng kích thích của mắt.

Tử ngoại Tím Lam Lơ Lục Vàng Cam Đỏ Hồng ngoại

Màu sắc của vật không chỉ phụ thuộc vào tính chất phản xạ của vật mà còn phụ thuộc vào nguồn sáng kích thích lên vật đó. Ví dụ khi ta chiếu nguồn sáng màu lên vật thì vật sẽ có màu gần giống màu của nguồn sáng đó.

4.1.2.2 Các tham số đặc trưng cho màu sắc.

Màu sắc chúng ta cảm nhận được vừa có yếu tố vật lý (khách quan) vừa có yếu tố sinh lý (chủ quan). Nếu chỉ xét tới tính khách quan, các thông số đặc trưng là: độ chói, bước sóng trội, và độ sạch màu (còn gọi là độ tinh khiết). Còn xét cả về mặt chủ quan nữa thì các thông số đặc trưng là: độ sáng, màu sắc và độ bão hòa màu.

a. Độ chói (luminance).

Độ chói là cảm nhận của mắt với cường độ của nguồn sáng.

b. Sắc màu.

Sắc màu là thông số chủ quan chỉ tính chất của màu. Chẳng hạn chúng ta nói màu đỏ, màu lam, màu vàng… là chỉ màu sắc của màu. Sắc màu phụ thuộc vào bước sóng trội trong phổ phân bố năng lượng của bức xạ ánh sáng.

Bước sóng trội dcủa một màu nào đó là bước sóng của ánh sáng đơn sắc mà trộn nó với ánh sáng trắng theo tỷ lệ xác định sẽ có cùng màu sắc với màu đó. Chẳng hạn, có một nguồn sáng mà phổ phân bố năng lượng của nó được biểu diễn như hình 4.2 thì bước sóng trội là 1.

Hình 4.2 Bước sóng trội

Với ánh sáng đơn sắc, thì bước sóng trội của nó chính là bước sóng của dao động điện từ, và sắc màu mà chúng ta cảm nhận được, gọi là màu quang phổ.

c. Độ bão hòa màu.

Độ bão hòa cũng là một thông số chủ quan, chỉ mức độ đậm nhạt của màu. Nó thể hiện sự tinh khiết của màu ấy với màu trắng. Là khả năng màu ấy bị pha loãng bởi ánh sáng trắng nhiều hay ít.

Ví dụ: màu đỏ thẫm, màu đỏ chói, màu hồng,… đều có màu sắc là đỏ, nhưng độ bão hòa màu của chúng khác nhau. Độ bão hòa màu của màu đỏ thẫm thấp hơn màu đỏ chói.

1

Như vậy, các nguồn sáng đơn sắc có độ bão hòa tuyệt đối, vì không có màu trắng lẫn vào. Màu trắng có độ bão hòa bằng 0 vì màu trắng đã lẫn vào hoàn toàn. Tỷ lệ màu trắng càng nhiều, độ bão hòa càng thấp và ngược lại.

d. Độ sạch màu.

Độ sạch màu là thông số khách quan, chỉ hàm lượng tương đối của màu quang phổ chứa trong ánh sáng nào đó, tính theo tỷ lệ phần trăm (%). Nó cho biết quang thông của ánh sáng trắng lẫn trong quang thông của nguồn sáng đó.

Một phần của tài liệu kỹ thuật audio–video (Trang 77 - 79)