Máy phát FM stereo

Một phần của tài liệu kỹ thuật audio–video (Trang 36 - 37)

Sơ đồ khối:

Hình 2.21 Sơ đồ khối máy phát FM Stereo. Thành phần từng khối:

(L+R): FM mono.

Sóng báo (pilot wave) tần số 19kHz: Để thông báo cho máy thu biết được chương trình đang nhận là mono hay stereo. Nếu không có sóng báo, hoặc tín hiệu FM nhận được yếu thì chương trình nhận được là mono, nếu có sóng báo thì chương trình nhận được là stereo.

Ngoài ra còn có tín hiệu gọi sóng thuê bao tần số 67kHz.

Nguyên lý hoạt động:

Tín hiệu L, R từ hai micro qua hai tầng khuếch đại nâng biên độ. Mạch cộng thứ nhất cộng hai tín hiệu L, R cho ra tín hiệu (L+R) dành cho máy FM mono. Tín hiệu (L+R) sau đó đi qua mạch lọc băng thông (thông dải) để lấy tín hiệu có tần số từ 30Hz đến 15kHz rồi đưa vào mạch cộng tổng hợp.

Trong khi đó bộ cộng thứ 2 sẽ cộng tín hiệu L và tín hiệu R sau khi đã được đảo pha 180o cho ra tín hiệu (L-R), sau đó qua mạch lọc băng thông (lọc thông dải) để lấy tín hiệu có tần số từ 30Hz đến 15kHz. Tín hiệu này được đưa qua mạch điều chế cân bằng với tần số sóng mang phụ

fsc = 38kHz (bằng dao động thạch anh) dùng cho máy thu FM stereo, sau đó cũng được đưa tới bộ cộng tổng hợp.

Dao động sóng mang fsc được chia đôi và hạn biên để tạo thành sóng báo có tần số fps = 19kHz.

Ba tín hiệu (L+R), (L-R)DSB, và fps = 19kHz được bộ cộng tổng hợp tạo thành tín hiệu tổng hợp, qua tầng khuếch đại và tầng thay đổi điện kháng nhằm thay đổi điện dung tương đương, sau đó nó được vào bộ sóng mang chính, để biến đổi thành tín hiệu FM, qua bộ nhân tần, khuếch đại cao tần, lọc hài để loại bỏ hài bậc cao. Cuối cùng được đưa ra anten để bức xạ thành sóng điện từ.

Bộ AFC có nhiệm vụ so sánh tần số dao động chuẩn và tần số sóng mang chính để luôn luôn ổn định tần số của sóng mang chính nhằm nâng cao chất lượng đài phát.

Một phần của tài liệu kỹ thuật audio–video (Trang 36 - 37)