II. ÁP DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG QUÁ
2.3. Nguyên lý linh động
Áp dụng nguyên lý linh động trong phận tích:
Khi máy nguồn tiến hành tìm kiếm dữ liệu ngoài vùng (ngoài phạm vi lớn hơn 1 bước nhảy):
Nếu như trong kiến trúc MIXGROUP ban đầu, máy nguồn sẽ gửi yêu cầu đến tất cả
các máy ngoài nhóm có chứa dữ liệu được lưu thông tin trong bảng OutzoneData, thì khi áp dụng kỹ thuật tìm kiếm dữ liệu dựa vào khoảng cách tính theo số bước nhảy (MIXGROUP – Distance By Hops), máy nguồn sẽ chỉ gửi yêu cầu đến các máy có khoảng cách tính theo số bước nhảy là nhỏ nhất nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian truy vấn dữ liệu, lúc này trong bảng OutzoneData sẽ chứa những thông tin sau: Id của mục dữ
Ngô Thùy Hương – 12 12 016 37
liệu, Id MH chứa mục dữ liệu và tham số m (thông tin về số bước nhảy so với MH nguồn).
Trong Error! Reference source not found., sau khi nhận được gói tin “REQUEST_OUT” yêu cầu dữ liệu từ máy nguồn, máy chứa dữ liệu sẽ tìm kiếm trong
kho lưu trữ cục bộ của chính nó và gửi trực tiếp kết quả về cho máy nguồn trong gói tin “RE_REQUEST_OUT”. Sau khi nhận được gói tin “RE_REQUEST_OUT” chứa thông tin các hạng mục dữ liệu từ các máy ngoài nhóm, máy nguồn sẽ lựa chọn kết quả gửi về đầu tiên để xử lý trả lời cho người dùng.
Danh sách thông tin các dữ liệu còn lại không tìm thấy trong bảng OutZoneData sẽ được chuyển yêu cầu tìm kiếm đến BS kèm theo thông điệp “REQUEST_BS”. Tại BS sẽ
tiến hành gửi dữ liệu về cho MH nguồn, hoàn tất một quá trình truy vấn dữ liệu.
Ví dụ một mô hình mạng gồm các MHs là 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Trong đó, MH1 là MH
nguồn yêu cầu mục dữ liệu d.
Hình 3 - 3: Mô phỏng cách tính khoảng cách theo bước nhảy
Ngô Thùy Hương – 12 12 016 38 Id mục dữ liệu d Danh sách các MH chứa mục dữ liệu d Sốbước nhảy (so với MH 1) 4 2 5 4 7 3
Dựa vào thông tin bảng Outzone, ta biết được MH 4 là MH gần nhất với MH 1. Ta sẽ chọn MH 4, là MH để gửi thông tin yêu cầu dữ liệu, lúc này sẽ giảm được 2/3 số thông điệp cần phát ra so với cách tìm kiếm dữ liệu ngoài vùng của
MIXGROUPban đầu.