0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Kỹ thuật khám phá dữ liệu trong mô hình cộng tác nhóm theo vùng CC

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CÁC THỦ THUẬT (NGUYÊN TẮC) SÁNG TẠO ĐƯỢC ÁP DỤNG VÀO BÀI TOÁN KHÁM PHÁ DỮ LIỆU TRONG HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG CỘNG TÁC (Trang 25 -28 )

I. GIỚI THIỆU

1.4. Kỹ thuật khám phá dữ liệu trong mô hình cộng tác nhóm theo vùng CC

CC (Cluster Cooperative Caching)

Trong công trình nghiên cứu [3], tác giảNarottam Chand, R.C JoShi and Manoj Misra đề cập tới mô hình cộng tác theo vùng CC (Cluster Cooperative Caching). Trong CC, các cấu trúc liên kết mạng được phân chia thành các vùng kích thước bằng nhau, CC cải tiến đáng kểđộ trễ truy vấn trung bình so với các chiến lược bộ nhớ đệm khác, nâng cao hiệu quả về mặt cộng tác và sử dụng bộ nhớ.

Khái quát kiến trúc

Trong mỗi vùng, CC tự động chọn một MH trạng thái CSN (Cache State Node),

Ngô Thùy Hương – 12 12 016 26

Cache State) cùng với khoảng thời gian sống TTL (time to live) của từng hạng mục dữ

liệu. Với mỗi vùng CCS, cho phép một node lưu danh sách mục dữ liệu trong khoảng thời gian TTL. Khi một MH lưu trữ hay thay thế mục dữ liệu, CCS sẽ cập nhật lại CSN. CSN hoạt động như CCS chủđể lưu trữ các thông tin về các mục dữ liệu được lưu bởi

MH trong nhóm, và được bổ sung trong quá trình tìm kiếm, kiểm soát thu nạp và thay thế dữ liệu.

Quá trình khám phá dữ liệu

Trong CC, khi một MH tìm dữ liệu đầu tiên nó sẽ tìm trong bộ nhớ địa phương, nếu không có, nó sẽ yêu cầu tìm kiếm mục dữ liệu từ các MH khác trong cụm bằng cách gửi yêu cầu tới CSN. Nếu không tìm thấy mục dữ liệu yêu cầu từ các MH trong cùng cụm thì MH này sẽ gửi yêu cầu tới các MH nằm trên đường định tuyến tới BS. Nếu một cụm nằm trên đường định tuyến có mục dữ liệu mà MH yêu cầu thì nó sẽ không cần gửi yêu cầu tới BS. Ngược lại, MH có thể gửi yêu cầu tới BS để nhận được thông tin của mục dữ

liệu cần tìm.

Trong Hình 2 - 3, giả sử rằng MHi yêu cầu mục dữ liệu dx đến MHs đích, và giả sử con đường đi tới MHslà đi qua MHa, MHc, MHd.

Ngô Thùy Hương – 12 12 016 27

Hình 2 - 3: Sự chuyển tiếp gói tin yêu cầu từ MHi nguồn tới MHs đích

 Đầu tiên, MHiđầu tiên nó sẽ kiểm tra trong bộ nhớ cục bộ của chính nó. Nếu dữ liệu dxđược tìm thấy thì kết quả sẽđược trả về. Nếu dữ liệu không được tìm thấy, MHi sẽ

gửi gói tin “lookup” yêu cầu tìm kiếm lên CSN. CSN dựa vào thông tin tìm kiếm đó để tìm trong danh sách các cluters có dữ liệu dx. Nếu dữ liệu được tìm thấy thì CSN gửi 1 gói tin “ack” đến MHi, trong gói tin “ack” chứa thông tin địa chỉ ID của MH

đích có chứa dx.Lúc này MHi gửi gói tin “confirm” tới MH đích có địa chỉ vừa nhận

được từ gói tin “ack” và dữ liệu được trả về cho MHi. Nếu gói tin “ack” từ CSN là rỗng, nghĩa là trong vùng không có dữ liệu cần thiết. MHi sẽ gửi gói tin yêu cầu đến các MHa bên cạnh.

 Khi MHk nhận được gói tin yêu cầu, k ∈ {a, c, d}, MHk sẽ gửi gói tin “lookup” tới CSN, nếu không có chứa mục dữ liêu dx, Khi MHk nhận một gói “ack” nó sẽ gửi gói tin “confirm” cho MH trong cụm hoặc gửi gói tin yêu cầu tới MH kế tiếp dựa trên địa chỉ trả về trong gói tin “ack” như mô tảở trên.

Ngô Thùy Hương – 12 12 016 28

 Khi một MH hoặc MHs nhận được gói tin “confirm”, nó sẽ gửi gói tin “reply” cho MH nguồn.

 Gói tin “reply” chứa id của mục dữ liệu dx, dữ liệu thật Dx, và thời gian sống TTLx.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CÁC THỦ THUẬT (NGUYÊN TẮC) SÁNG TẠO ĐƯỢC ÁP DỤNG VÀO BÀI TOÁN KHÁM PHÁ DỮ LIỆU TRONG HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG CỘNG TÁC (Trang 25 -28 )

×