Kỹ thuật khám phá dữ liệu trong cách tiệp cận khác cho cộng tác bộ nhớ

Một phần của tài liệu tiểu luận các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo được áp dụng vào bài toán khám phá dữ liệu trong hệ thống thông tin di động cộng tác (Trang 28 - 30)

I. GIỚI THIỆU

1.5. Kỹ thuật khám phá dữ liệu trong cách tiệp cận khác cho cộng tác bộ nhớ

nhớ PROACTIVE (Proactive Approach Caching)

Trong công trình nghiên cứu [4], tác giả : Prashant Kumar, Naveen Chauhan, LK Awasthi và Narottam Chand đề xuất một phương pháp tiếp cận mới chủ động trong việc hợp tác bộ nhớ đệm trong mạng Manets là PROACTIVE (Proactive Approach Caching) giúp cải thiện hiệu quả sự sẵn có của dự liệu, ít hao tốn tài nguyên và hiệu suất trên toàn bộ hệ thống.

Khái quát kiến trúc

Trong công trình nghiên cứu [4], mỗi MH sẽ liên kết tạo thành một khu vực (zone), mỗi khu vực sẽ có một MH quản lý (zone manager). Mỗi MH sẽ duy trì một bảng CIT (Cache Information Table) nhằm quản lý dữ liệu trong vùng. Giả sử, xét MH nguồn là A với mục dữ liệu tương ứng d. Thông tin bảng CIT của MH A như Bng 2 - 1:

STT Tên Mục Ý nghĩa Giá trị khởi tạo

1 d.available Cho biết d có lưu trong bộ nhớ cục bộ hay không

FALSE

2 d.nnode Cho biết danh sách MH láng giềng của A lưu mục dữ liệu d.

NULL

3 d.accesscount Số lượng MH láng giềng của A lưu mục dữ liệu d

0

4 d.TTL Thời gian sống của mục dữ liệu d Được chỉ định bởi dữ liệu trung tâm

Ngô Thùy Hương – 12 12 016 29  Quá trình khám phá dữ liệu

Bước 1: Khi yêu cầu hạng mục dữ liệu, đầu tiên, MH nguồn sẽ tìm kiếm tại kho

lưu trữ cục bộ (local cache) trước, sau đó là tìm kiếm thông tin lưu trữ trong bảng CIT

(Hình A - 1).

Hình A - 1: Tìm kiếm tại MH nguồn.

Bước 2: Nếu không tìm thấy tại cả kho lưu trữ cục bộ và bảng CIT thì MH nguồn sẽ gửi “broadcast” các yêu cầu dữ liệu đến các MHs lân cận. Khi các MHs lân cận nhận

được thông điệp này nó cũng kiểm tra kho lưu trữ cục bộ và trong bảng CIT của chính nó (nếu có chứa mục dữ liệu yêu cầu, nó sẽ gửi trả dữ liệu về cho MH nguồn) (Hình A - 2).

Hình A - 2: Tìm kiếm tại các MHs láng giềng

Bước 3: Nếu không nhận được bất kì thông điệp phản hồi từ các MHs láng giềng, MH nguồn sẽ gửi yêu cầu lên BS để lấy dữ liệu. Trên đường định tuyến lên BS nó sẽđi

Ngô Thùy Hương – 12 12 016 30

qua các MHs trung gian và tại các MHs trung gian cũng kiểm tra kho lưu trữ cục bộ và bảng CIT của chính nó, nếu tìm thấy mục dữ liệu yêu cầu thì sẽ dừng việc chuyển tiếp yêu cầu dữ liệu tới BS và gửi dữ liệu về cho MH yêu cầu (Hình A - 3).

Hình A - 3: Gửi yêu cầu dữ liệu lên BS.

Đồng thời, trong quá trình tìm kiếm dữ liệu, khi đã nhận được dữ liệu từ vùng hay BS thì MH yêu cầu sẽ“broadcast” dữ liệu nó vừa lưu, và dữ liệu nào đã xóa khi thay thếđể

cho các MH láng giềng cập nhật lại bảng CIT.

Một phần của tài liệu tiểu luận các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo được áp dụng vào bài toán khám phá dữ liệu trong hệ thống thông tin di động cộng tác (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)