Cương chi tiết SGK Mĩ thuật 1Giai đoạn /

Một phần của tài liệu Bài giảng Bản thuyết minh tổng thể bộ SGK “Cùng học để phát triển năng lực” (Trang 36 - 40)

Giai đoạn / phần III CĐ 5 & CĐ 6 (tuần 19àT 26) • Mục tiêu:

- Phát triển nhận biết về yếu tố MT (nét, chấm, hình, màu sắc và khối); áp dụng kĩ năng tạo hình để thể hiện sản phẩm MT hai chiều, MT ứng dụng trong sinh hoạt và nặn khối.

- Nhận biết được hình ảnh đối tượng thẩm mĩ từ sản phẩm MT của HS thuộc chủ đề (bức tranh, sản phẩm ứng dụng, nặn khối).

- Áp dụng kĩ năng vẽ nét, hình, màu sắc thể hiện được bức tranh về một người thân và hoạt động gần gũi trong gia đình; Phối hợp yếu tố MT và kĩ năng viết chữ trên sản phẩm Thiếp chúc mừng người thân; Áp dụng kỹ năng nặn đất, tạo được sản phẩm về đồ vật theo khối có bộ phận đơn giản.

- Bước đầu tập làm đẹp sản phẩm theo ý thích, thông qua hình thức: vẽ hình, màu, xé dán giấy và nặn đất. - GD tình cảm gia đình, ý thức giữ gìn và yêu quý đồ vật trong sinh hoạt đời sống.

CĐ 5:Gia đình Gia đình thân yêu (4 tiết ) • MT tạo hình • MT ứng dụng

1. Tìm hiểu về hình, màu của nhân vật trong tranh ảnh thể hiện khác nhau.

- Vẽ bức tranh về một người thân (tự chọn đối tượng và hình thức thể hiện).

2. Tìm hiểu về một số hoạt động thường có trong sinh hoạt gia đình, qua tranh vẽ của HS và liên hệ bản thân. - Tự chọn nội dung, vẽ bức tranh theo ý thích về một hoạt động gần gũi trong gia đình.

3. Tìm hiểu nội dung, hình thức (hình, màu, chữ, số) trên tấm thiếp chúc mừng đơn giản.

- Quan sát tranh và trao đổi nhận biết về: hình ảnh một người thân thể hiện khác nhau trên bức tranh.

+ Nội dung bức tranh sinh hoạt gia đình, các hình ảnh người thân (nhân vật) có hình dáng khác nhau trên bức tranh.

- Củng cố kĩ năng vẽ hình, màu sắc, chọn nội dung thể hiện bức tranh về một người thân và sinh hoạt gia đình. - Làm quen nội dung, hình vẽ và màu sắc thể hiện trên tấm thiếp chúc mừng.

- Nhận biết, mô tả được biểu hiện của hình, màu khác nhau trên bức tranh đã quan sát về:

+ Hình ảnh nhân vật qua tranh chân dung.

+ Nội dung, các nhân vật khác nhau trên tranh vẽ về “Sinh hoạt gia đình”.

- Vẽ được bức tranh “Người thân” và “Sinh hoạt gia đình” theo ý thích.\ - Nhận biết được hình vẽ, màu sắc, chữ thể hiện trên tấm thiếp chúc mừng.

- Tự chọn hình thức thể hiện, (hình vẽ, màu sắc) làm được tấm thiếp tặng người thân.

- Tổ chức DH: không tìm hiểu về thể loại tranh chân dung và tranh bố cục.

Thông qua tranh minh họa, gợi ý HS mô tả theo nhận biết từ quan sát về: hình ảnh nhân vật trên tranh vẽ một người thân. Hình vẽ các nhân vật khác nhau (là ai, đang làm gì, ở đâu) trên tranh sinh hoạt gia đình. - Hình thức trang trí tấm thiếp đơn giản.

Tập áp dụng viết lời chúc và chữ số trên tấm thiếp, không yêu cầu hình thức chữ trang trí. Công ty C ph n Đầ u tư Phát trin Giáo dc Hà Ni

- Tập làm tấm thiếp chúc mừng người thân trong gia đình.

4. Viết lời chúc mừng trên tấm thiếp tặng người thân. - Trao đổi cảm nhận về sản phẩm đã thực hiện.

- Tập vẽ tấm thiếp chúc mừng tặng người thân trong gia đình.

- GD tình cảm gia đình, thương yêu người thân.

Viết chữ số và lời chúc mừng ngắn gọn.

- Hợp tác trao đổi trong học tập. CĐ 6: Những đồ vật quen thuộc (4 tiết ) • MT tạo hình 2D, nặn khối

1. Tìm hiểu về đồ vật gần gũi trong gia đình và hình dáng, màu sắc, hình trang trí trên bức tranh vẽ đồ vật của HS.

- Vẽ hình đồ vật tự chọn và trang trí làm đẹp hình đã vẽ. 2. Tìm hiểu hình thức xé dán giấy thể hiện hình đồ vật qua sản phẩm của HS. - Xé dán giấy màu thể hiện một đồ vật tự chọn (HS có thể trang trí theo ý thích). 3. Nhận biết hình ảnh đồ vật gia đình qua sản phẩm đất nặn của HS.

- Nặn đất, tạo một sản phẩm đồ vật và trang trí theo ý thích.

4. Cùng bạn sắp xếp các sản phẩm đất nặn theo nhóm. - Trao đổi cảm nhận về sản phẩm đã thực hiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhận biết đồ vật và công dụng của đồ vật trong đời sống.

- Nhận biết hình dáng, các hình thức thể hiện khác nhau trên sản phẩm vẽ và xé dán giấy hình đồ vật của HS. - Thể hiện hình đồ vật tự chọn và làm đẹp sản phẩm theo hình thức vẽ màu hoặc xé dán giấy màu.

- Nhận biết sản phẩm đồ vật có hình dáng, các bộ phận, cách trang trí khác nhau trên sản phẩm đất nặn.

- Tự chọn đồ vật để tạo sản phẩm bằng đất nặn và trang trí theo ý thích. Cùng bạn sắp xếp các sản phẩm nặn theo nhóm.

- Trao đổi với bạn về sản phẩm. GD tình cảm yêu quý, giữ gìn đồ vật trong gia đình, trường lớp.

- Mô tả được hình ảnh đồ vật theo quan sát cảm nhận và nói công dụng của đồ vật. - Biết cách thực hiện, thể hiện được hình đồ vật tự chọn và trang trí sản phẩm: vẽ màu, xé dán giấy theo ý thích.

- Nhận biết được cấu tạo hình dáng, các bộ phận, hình thức trang trí khác nhau trên sản phẩm đất nặn đồ vật của HS.

- Nặn được sản phẩm đồ vật tự chọn bằng đất và trang trí theo ý thích.

Cùng bạn sắp xếp các sản phẩm theo nhóm.

- Hợp tác, trao đổi trong hoạt động học tập.

- Tổ chức DH: tạo cơ hội để HS quan sát, chủ động phát hiện và trao đổi về hình dáng, màu sắc và hình thức tạo hình khác nhau trên sản phẩm.

- Phát huy khả năng sáng tạo của HS khi thể hiện sản phẩm. Lưu ý HS áp dung kĩ năng thủ công xé dán giấy và nặn đất, tạo sản phẩm và trang trí theo ý thích.

Công ty C ty C ph n Đầ u tư Phát trin Giáo dc Hà Ni

38 đề cương chi tiết SGK Mĩ thuật 1Giai đoạn / Giai đoạn / phần IV CĐ 7 & CĐ 8 (tuần 27àT 34) • Mục tiêu:

- Củng cố, phát triển hiểu biết về KTKN đã học, nhận biết được đối tượng thẩm mĩ trên sản phẩm MT 2D, 3D và yêu cầu sản phẩm MT ứng dụng, để thực hành giải quyết nhiệm vụ học tập.

- Làm quen, trải nghiệm với sản phẩm hình nổi (3D) tạo từ giấy bìa đặt đứng được trên mặt bàn, sàn lớp học. - Phát huy khả năng tưởng tượng, áp dụng và phối hợp được ở mức độ đơn giản các yếu tố MT cơ bản đã học và kĩ năng tương ứng trong thực hành, tạo được sản phẩm MT ứng dụng và tạo hình 2D, 3D thuộc chủ đề (vẽ hình và trang trí trang phục; Vẽ tranh về hoạt động vui chơi của HS ở trường; Tạo hình cây, hình người 3D).

- Biết trao đổi với bạn, chia sẻ ý kiến bản thân và hợp tác trong học tập. - GD thẩm mĩ qua sản phẩm MT gắn với sinh hoạt đời sống.

CĐ 7:Trang phục Trang phục của em (4 tiết) • MT ứng dụng 1. Nhận biết hình dáng (kiểu) màu sắc, hình trang trí trên trang phục thiếu nhi qua hình ảnh và sản phẩm của HS về quần, áo, váy (đơn giản).

- Vẽ trang phục theo ý thích. 2. Tìm hiểu cách thực hiện sản phẩm trang phục xé dán từ giấy màu, giấy vở HS) và trang trí trên sản phẩm. - Xé dán hình trang phục tự chọn (quần, áo, váy).

3. Tạo hình trang phục có trang trí và xé rời sản phẩm (chuẩn bị cho tiết học sau). 4. Cùng bạn sắp xếp các hình trang phục đã làm và dán, trang trí thành sản phẩm chung nhóm.

- Trao đổi cảm nhận về sản phẩm đã thực hiện.

- Quan sát nhận biết tên gọi và các hình trang phục khác nhau của thiếu nhi; kiểu dáng (hình, màu, trang trí) và cách thể hiện khác nhau (vẽ màu, xé dán giấy) trên sản phẩm váy, quần, áo dùng cho bạn nữ, bạn nam. - Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, vẽ màu tạo sản phẩm trang phục có hình trang trí đơn giản, màu sắc theo ý thích. - Biết cách và thực hiện được sản phẩm xé (hay cắt) dán giấy màu, trang trí hình trang phục.

- Hợp tác nhóm sắp xếp các hình trang phục đã làm, dán thành sản phẩm chung. - GD thẩm mĩ qua hoạt động MT gắn với thực tế sinh hoạt đời sống.

- Bước đầu cảm nhận vẻ đẹp của trang phục trong đời sống.

- Mô tả được hình ảnh trang phục về hình dáng, trang trí (màu sắc, hình vẽ) khác nhau của sản phẩm vẽ, xé (cắt) dán quần, áo, váy HS. - Củng cố kĩ năng vẽ hình, màu, xé dán giấy; sử dụng nét, chấm khác nhau hay hình vẽ đơn giản, phối hợp với màu sắc trang trí sản phẩm.

- Tạo được sản phẩm trang phục tự chọn và trang trí theo ý thích bằng hình thức vẽ màu, cắt (hay xé) dán giấy.

Cùng bạn sắp xếp các sản phẩm theo nhóm.

- Hợp tác, trao đổi trong hoạt động học tập.

- ĐDDH: lựa chọn hình ảnh trang phục gần gũi HS, có trang phục của HS nữ và HS nam.

Sản phẩm trang trí đơn giản về họa tiết, màu sắc phù hợp HS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổ chức DH: HS quan sát, trao đổi để biết cách thực hiện sản phẩm trước khi thực hành.

Tạo cơ hội HS thể hiện sản phẩm theo ý thích và sáng tạo của bản thân. Tùy ĐDHT đã chuẩn bị, HS thực hiện sản phẩm xé dán trên giấy màu thủ công hay giấy vở.

Công ty C ty C ph n Đầ u tư Phát trin Giáo dc Hà Ni

CĐ 8:Trường em Trường em (4 tiết) • MT tạo hình 2D & hình nổi 3D

1. Tìm hiểu về hình ảnh ngôi trường và hoạt động vui chơi của các bạn HS ở trường.

Phát hiện hình, màu sắc của cảnh vật, các nhân vật HS thể hiện khác nhau trên bức tranh.

- Vẽ tranh về hoạt động vui chơi của HS ở trường.

2. Làm quen với sản phẩm 3D, cách làm hình cây từ giấy bìa, đất nặn, đặt đứng được.

- Tạo hình cây 3D bằng cắt dán giấy bìa hoặc đất nặn. 3. Tìm hiểu cách thể hiện hình người 3D từ giấy bìa, đất nặn, hình nhân vật đặt đứng được.

- Tạo hình người 3D (hình nhân vật HS) từ giấy bìa hoặc đất nặn.

4. Cùng bạn sắp xếp các sản phẩm đã hoàn thành theo nhóm.

- Trao đổi cảm nhận về sản phẩm đã thực hiện.

- Quan sát nhận biết hình ảnh ngôi trường và hoạt động vui chơi của HS, thể hiện khác nhau trên tranh ảnh.

- Tự chọn nội dung, vẽ bức tranh HS vui chơi ở sân trường.

- Nhận biết hình ảnh khác nhau và cách thực hiện sản phẩm hình cây, hình người làm bằng giấy bìa và đất nặn, đặt đứng được trên bàn. - Thực hiện sản phẩm hình cây, hình người (3D) theo tưởng tượng bằng kĩ năng vẽ, cắt dán giấy bìa hoặc nặn đất.

- Hợp tác nhóm, sắp xếp các sản phẩm đơn lẻ đã làm theo nội dung tự chọn.

- Phát huy trí tưởng tượng, làm quen hình thức tạo hình sản phẩm ba chiều (3D) đơn giản.

- GD tình yêu trường lớp, tình cảm bạn bè.

- Mô tả được hình ảnh ngôi trường và hoạt động vui chơi ở trường của HS. Nhận biết được nội dung, hình ảnh và màu sắc thể hiện trên bức tranh đã quan sát.

- Tự chọn nội dung, vẽ được bức tranh có các hình ảnh về trẻ em vui chơi ở trường - Biết cách thực hiện sản phẩm 3D thể hiện hình cây, hình người bằng giấy bìa. Làm được sản phẩm hình cây, hình người đặt đứng được bằng giấy bìa hoặc đất nặn.

- Cùng bạn sắp xếp các sản phẩm 3D đơn lẻ theo nội dung tự chọn của nhóm. - Hợp tác, trao đổi trong hoạt động học tập.

- ĐDDH: cần chuẩn bị thêm sản phẩm trực quan hình cây, hình người làm từ giấy bìa đặt đứng được.

- Tổ chức DH:

HS tìm hiểu cách làm sản phẩm 3D: kết hợp quan sát hình ảnh gợi ý và tìm hiểu trực tiếp trên sản phẩm bằng giấy bìa. Công ty C ph n Đầ u tư Phát trin Giáo dc Hà Ni

40 đề cương chi tiết SGK Mĩ thuật 1

Tuần 35

Tổng kết cuối năm

Trình bày sản phẩm và trao đổi nhận xét về sản phẩm – đánh giá định kì /học kì II

- GV hướng dẫn HS lựa chọn sản phẩm đại diện các loại bài đã thực hành. Tùy thực tế lớp học, hỗ trợ HS trình bày sản phẩm tại nhóm và trên lớp (treo dán ở bảng lớp, tường xung quanh; bày đặt sản phẩm 3D, nặn đất ở trên bàn hay sàn lớp học).

Nêu câu hỏi gợi ý HS về sản phẩm đã thực hiện: vẽ màu, xé dán tranh, nặn đất và tạo hình 3D từ giấy bìa.. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- HS quan sát, mô tả, trao đổi tại chỗ với bạn và trên lớp về sản phẩm. (loại sản phẩm / chất liệu); nội dung; đường nét, hình, khối, màu sắc … Nêu ý kiến cá nhân về sản phẩm đã quan sát, nói cảm nghĩ về sản phẩm.

- GV tương tác cùng HS trao đổi nhận xét đánh giá về sản phẩm; tổng hợp KTKN qua sản phẩm tạo từ các đường nét, chấm, hình, khối màu sắc và chất liệu khác nhau.

Công ty C ty C ph n Đầ u tư Phát trin Giáo dc Hà Ni

Một phần của tài liệu Bài giảng Bản thuyết minh tổng thể bộ SGK “Cùng học để phát triển năng lực” (Trang 36 - 40)