4. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương án 1: Tăng số lượng xe đẩy rác và đặt thêm điểm tập kết rác
Theo như nhóm tác giả điều tra, khảo sát trên địa bàn nghiên cứu và các tài liệu thu thập được:
- Các điểm tập kết rác thải trên địa bàn hiện còn cách xa nhau (khoảng hơn 600m) so với khoảng cách phù hợp là 300 - 500m.
- Có các khoảng đất trống, rộng rãi, thuận theo tuyến đường đi của xe tải ép rác và phù hợp với các tiêu chí trở thành điểm tập kết rác hoặc điểm đặt xe.
Vì vậy, nhóm tác giả đề xuất phương án vạch tuyến thu gom và thêm điểm tập kết như sau:
Theo như bản đồ quy hoạch nhóm nghiên cứu đã xây dựng ở trên (Hình 3.1), phương án quy hoạch thứ nhất mà nhóm đề xuất như sau:
- Giữ nguyên tuyến thu gom của xe tải ép rác chuyên chở.
- Thêm một điểm tập kết mới (ĐTK5) đặt sau ngân hàng Bắc Á Hoài Đức (nơi có bãi đất trống; gần khu vực giao giữa khu đô thị Lideoco và khu dân cư lân cận đối diện; trên tuyến đường của xe tải ép rác chuyên chở di chuyển). Điểm tập kết này có nhiệm vụ hỗ trợ thu gom cho các điểm tập kết ĐTK1,2 và ĐTK3 hiện tại. Các điểm tập kết khác giữ nguyên.
- Thay đổi và thêm số lượng xe đẩy tay tại các điểm tập kết: Đặt 3 xe vào điểm tập kết mới ĐTK5 và tăng thêm 1 xe vào ĐTK2 (ĐTK2 sẽ có 4 xe).
- Đối với khu dân cư, giả sử lượng rác tại mỗi vị trí lấy rác đều như nhau, tùy thuộc vào phạm vi lấy rác và số vị trí lấy rác, mỗi khu vực chỉ nên gồm khoảng 10 điểm lấy rác. Công nhân thu gom sẽ tiến hành thu gom bằng xe đẩy tay và chuyển tới điểm tập kết. Mỗi điểm tập kết có từ 3-4 xe đẩy tay.
- Xe tải chuyên chở sẽ thu gom rác tại các bãi tập kết và đưa tới nhà máy xử lý. Với số chuyến thu gom là 1 chuyến/ngày, xe tải sẽ thu gom hết của thị trấn, khi chưa đầy sẽ đi các xã lân cận hỗ trợ chở rác từ các xe đẩy tay đem đến khu xử lý rác.
Như vậy, sau quy hoạch khu vực nghiên cứu sẽ có 5 điểm tập kết rác và số lượng xe đẩy tay tại các điểm tập kết được thay đổi để phù hợp với tỷ lệ dân số gia tăng và lượng rác thải dự báo phát sinh năm 2035 (Bảng 3.2). Cùng với đó giúp người dân có thể thuận tiện đổ rác tại các điểm tập kết; giảm thiểu, xóa bỏ các điểm tập kết rác tự phát gây ô nhiễm môi trường và tăng tỷ lệ thu gom lên 95%.