4. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2 Hiện trạng công tác thu gom, tuyến thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh
- Định kỳ kiểm tra các thùng CTR và tình trạng đổ lậu CTR.
Cụ thể, tại thị trấn Trạm Trôi và xã Kim Chung, rác thải được HTX Thành Công thu gom từ các nguồn phát sinh tại khu dân cư, chợ, trạm y tế, trường học,… sau đó vận chuyển về khu xử lý chất thải Xuân Sơn – Sơn Tây để xử lý.
Hình 2. 2: Quy trình thu gom CTRSH trên địa bàn huyện Hoài Đức, Tp. Hà Nội
2.2.2 Hiện trạng công tác thu gom, tuyến thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinhhoạt hoạt
Hiện trạng công tác thu gom:
Theo như nhóm tác giả đã trình bày tại mục 2.1.2 của báo cáo, năm 2019, dân số thị trấn Trạm Trôi là 6059 người, với tỷ lệ phát sinh rác thải trung bình là 0,65 kg/ng.ngđ. Sau một ngày đêm, lượng rác thải phát sinh rơi vào khoảng 3,94 tấn. Từ đó, ta có thể xác định được số lượng xe đẩy tay và xe tải ép rác:
+ Lượng rác thu gom (năm 2019): R = 3,94 (tấn/ngày) = 3940 (kg/ngđ) + Thời gian lưu rác: T = 1 (ngày)
+ Hệ số đầy xe: K1 = 0.85
+ Số người phục vụ: 1
+ Tỷ trọng rác: p = 600 (kg/m3) + Dung tích xe tải: Ve= 12 (m3) + Dung tích xe đẩy tay: V = 660 (lít) + Tỷ số đầy nén của xe ép rác: r = 1.5 + Công thức tính số xe đẩy tay:
Nxe ( xe )= 12 ( xe ) + Công thức tính số xe đẩy tay làm đầy 1 xe tải ép rác:
Nt = = 32 xe + Công thức tính số xe tải ép rác:
N = = 1 (xe)
Như vậy sau mỗi lần thu gom và ép rác, nếu công việc hoàn thành đúng theo yêu cầu, thì sau mỗi chuyến ép rác và vận chuyện, khu vực này sẽ không còn rác thải tồn đọng nữa do số xe thu gom đủ cho 1 xe tải ép rác và xe tải ép rác này có thể tiếp tục đi thu gom thêm tại các khu vực lân cận.
Hiện nay, mô hình quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Hoài Đức đã đi vào quỹ đạo nên hiệu suất thu gom tại khu vực nghiên cứu tương đối tốt với tỷ lệ thu gom tại thị trấn Trạm Trôi là 85%. Tần suất thu gom tại khu vực nghiên cứu là 1 lần/ngày vào buổi sáng (8-11h) hoặc chiều (14-17h) với số lượng công nhân là 16 công nhân được các hộ dân trên địa bàn đánh giá là hợp lý. [8, 13]
Công nhân xuất phát từ địa điểm tập trung xe thùng, trực tiếp đẩy thùng 660l đi thu gom CTRSH tại đầu ngõ (đối với các ngõ hẹp, sâu) hoặc trước cổng (đối với hộ gia đình ngoài mặt đường). Đồng thời CTR từ các khu vực công cộng được các nhân viên thu gom từ các thùng rác 240l. Quy trình thu gom được chia thành nhiều tuyến sau đó được vận chuyển đến khu tập kết. CTRSH từ khu tập kết được các xe chuyên dụng chở đến khu xử lý CTR Xuân Sơn – Sơn Tây để xử lý. Sau đó các công nhân quét dọn rác thải rơi vãi ra đường và kết thúc ca làm việc.
Hiện trạng tuyến thu gom:
Theo dữ liệu thu thập được tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội cho biết các điểm tập kết, tuyến thu gom của xe đẩy tay và xe tải ép rác trên đại bàn nghiên cứu như sau:
Bảng 2. 3: Hiện trạng các tuyến thu gom và điểm tập kết CTRSH trên địa bàn thị trấn Trạm Trôi
Tuyến thu gom Ký hiệu điểm
tập kết Điểm tập kết
Tuyến 1 Trong nội bộ khu đô thị Lideco ĐTK 1
Ngã tư nút 1 đường Lideco Bắc 32
Tuyến 2 Trong nội bộ khu đô thị Lideco ĐTK 2
Ngã tư nút 2 đường Lideco Bắc 32
Tuyến 3
Từ Tân Lập theo đường 422 (DT422); từ các ngõ nhỏ thu gom theo tuyến đường chính là đường Tương Lai
ĐTK 3 Ngã 4 đường 422 (DT 422)
Tuyến 4
Từ các ngõ nhỏ, thu gom theo tuyến đường chính là tuyến số 1 và tuyến số 2
ĐTK 4
Nút giao giữa tuyến số 1 và tuyến số 2
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội [13]
Trên địa bàn thị trấn Trạm Trôi, các điểm tập kết rác còn hạn chế, thưa thớt, gây ảnh hưởng đến hiệu suất thu gom và cảnh quan môi trường. Người dân trong các ngách nhỏ phải tự động mang rác thải tại nhà ra các điểm tập kết nếu không muốn lưu rác trong gia đình.
Bên cạnh đó, ở thời điểm hiện tại, khu đô thị Lideco vẫn chưa hoàn thiện nên vẫn còn tình trạng bỏ hoang, CTR xây dựng, sinh hoạt đổ không đúng nơi quy định, gây nên sự khó khăn cho đội ngũ nhân viên thu gom và tình trạng rác thải còn sót lại, chưa được thu gom hoàn toàn vẫn đang xảy ra thường xuyên.
Một vài khu chợ nhỏ tự phát xe đẩy rác không được phép di chuyển vào để tránh gây ùn tắc. Để giải quyết thì người dân sau khi buôn bán xong sẽ tự động chuyển rác thải ra đường lớn hơn và sau đó sẽ có các xe đẩy rác đi qua và thu gom.
Dựa trên dữ liệu thu thập được, nhóm tác giả đã thực hiện xây dựng bản đồ hiện trạng tuyến thu gom như hình 2.2 dưới đây.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035 3.1 Dự báo diễn biến chất lượng môi trường vùng quy hoạch đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2035
3.1.1 Dự báo tốc độ tăng trưởng dân số huyện Hoài Đức, Tp. Hà Nội giai đoạn 2019 – 2035 2019 – 2035
Khi đời sống của người dân ngày càng cao thì lượng CTRSH tính theo đầu người cũng tăng theo. Dựa vào tốc độ gia tăng dân số, mức phát sinh CTRSH bình quân qua các năm từ đó có những điều chỉnh nhằm quản lý tốt chất thỉa, giúp bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân.
Dựa theo kết quả thu thập được từ “Quyết định số 609/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch chất thải rắn thủ đô Hà Nội năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, ta có tỷ lệ gia tăng dân số qua các năm là:
+ Giai đoạn 2019 - 2020 là: 1,1% + Giai đoạn 2021 - 2035 là: 1%
Áp dụng công thức Euler, nhóm tác giả đã tính toán dự báo sự gia tăng như sau:
Bảng 3. 1: Dự báo tỷ lệ gia tăng dân số thị trấn Trạm Trôi đến năm 2035
Năm Tỷ lệ gia tăng dân số (%) Dân số dự báo (người) 2019 1.1 6059 2020 1.1 6126 2021 1 6187 2022 1 6249 2023 1 6311 2024 1 6374 2025 1 6438 2026 1 6502 2027 1 6568 2028 1 6633 2029 1 6700 2030 1 6767 2031 1 6834 2032 1 6903
Năm Tỷ lệ gia tăng dân số (%) Dân số dự báo (người) 2033 1 6972 2034 1 7041 2035 1 7112
3.1.2 Dự báo lượng CTRSH phát sinh tại huyện Hoài Đức, Tp. Hà Nội giai đoạn 2019 – 2035 2019 – 2035
Tại thời điểm năm 2019, dân số của khu vực này là 6059 người, thời điểm hiện tại thì tỷ lệ gia tăng dân số là vào 1-1,1%, hệ số phát sinh rác thải trung bình là 0,65 kg/ngđ, tỷ lệ thu gom đạt 85% và sẽ tăng vào các năm tiếp theo.
Áp dụng công thức tính khối lượng CTRSH phát sinh và khối lượng CTRSH được thu gom qua các năm:
+ Công thức tính khối lượng CTRSH phát sinh qua các năm:
L1 = Hệ số phát sinh rác thải x Số dân x 365 (tấn/năm) + Công thức tính khối lượng CTR sinh hoạt được thu gom qua các năm:
L2 = L1 x % thu gom (%)
Nhóm tác giả dự báo được lượng CTRSH phát sinh tại thị trấn Trạm Trôi đến năm 2035 theo bảng 3.2 dưới đây.
Bảng 3. 2: Dự báo tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Trạm Trôi đến năm 2035 Năm Tỷ lệ gia tăng dân số (%) Dân số dự báo (người) Hệ số phát sinh CTRSH (kg/ng.ngđ) Tỷ lệ thu gom (%) Lượng CTRSH phát sinh (tấn/ngày) Lượng CTRSH phát sinh (tấn/năm) Lượng rác thu gom (tấn/năm) 2019 1.1 6059 0.65 85 3.94 1437.50 1221.87 2020 1.1 6126 0.66 85 4.03 1469.30 1248.90 2021 1 6187 0.66 88 4.11 1498.83 1318.97 2022 1 6249 0.67 88 4.19 1528.96 1345.48 2023 1 6311 0.68 88 4.27 1559.69 1372.53 2024 1 6374 0.68 88 4.36 1591.04 1400.11 2025 1 6438 0.69 88 4.45 1623.02 1428.26 2026 1 6502 0.70 90 4.54 1655.64 1490.08 2027 1 6568 0.70 90 4.63 1688.92 1520.03 2028 1 6633 0.71 90 4.72 1722.87 1550.58 2029 1 6700 0.72 90 4.82 1757.50 1581.75 2030 1 6767 0.73 90 4.91 1792.82 1613.54 2031 1 6834 0.73 95 5.01 1828.86 1737.41 2032 1 6903 0.74 95 5.11 1865.62 1772.34 2033 1 6972 0.75 95 5.21 1903.12 1807.96 2034 1 7041 0.76 95 5.32 1941.37 1844.30 2035 1 7112 0.76 95 5.43 1980.39 1881.37 Tổng 79.03 28845.41 26135.47
3.2 Căn cứ lập quy hoạch
Đến năm 2035, huyện Hoài Đức sẽ có thể hoàn thiện các tiêu chí đề ra của nhà nước và tiến lên cấp quận, trung tâm huyện – thị trấn Trạm Trôi chắc chắn sẽ được đầu tư phát triển giao thông đô thị, cây xanh công cộng, cơ sở ý tế,…, đặc biệt, khu đô thị Lideco với vị trí đi lại thuận tiện, dịch vụ tiện ích đa dạng đồng bộ sẽ được hoàn thiện thu hút thêm một lượng lớn người dân từ các khu vực khác đổ về nơi đây sinh sống và làm việc, như kết quả dự báo dân số tăng đến hơn 7000 người (Bảng 3.1). Cùng với đó, khu vực có nhiều đình, đền thờ (đền thờ Bác Hồ, chùa Giang Xá,…) thu hút thêm khách du lịch ghé thăm.
Dựa trên kết quả dự báo, nhóm tác giả tiến hành tính toán tổng số xe thu gom như sau:
Người thu gom CTR điều khiển xe đẩy tay qua các dãy phố để thu gom rác, sau khi đẩy xe được đưa đến điểm tập kết, mỗi điểm tập kết trung bình có 3 - 4 thùng. Khoảng các giữa các điểm tập kết khoảng 300 - 500m. Sau đó xe tải ép rác xe vận chuyển rác thải đến khu xử lý ở Sơn Tây (2019)
+ Lượng rác thu gom (năm 2019): R = 5,43 (tấn/ngày) = 5430 (kg/ngđ) + Thời gian lưu rác: T = 1 (ngày)
+ Hệ số đầy xe: K1 = 0,85
+ Hệ số phải kể đến xe phải sửa chữa: K2 = 1 + Số người phục vụ: 1
+ Tỷ trọng rác: p = 600 (kg/m3) + Dung tích xe tải: Ve= 12 (m3) + Dung tích xe đẩy tay: V = 660 (lít) + Tỷ số đầy nén của xe ép rác: r = 1.5 + Công thức tính số xe đẩy tay:
Nxe = 16 ( xe ) + Công thức tính số xe đẩy tay làm đầy 1 xe ép rác:
Nt = = 32 (xe) + Công thức tính số xe ép rác (xe tải):
N = = 1 (xe)
Như vậy, tổng số xe đẩy rác dự kiến để thu gom hết rác của khu vực (áp dụng cho năm 2035) là 16 xe với dung tích xe là 660l. Và 34 xe sẽ làm đầy gần hết 1 xe tải ép rác với dung tích là 12m3. Sau khi lấy hết rác từ thị trấn, xe tải ép rác có thu thêm rác tại các khu vực xe tiện đường đi qua điển hình như xã Cao Xá. Sau đó sẽ di chuyển về bãi tập kết rác tại Sơn Tây. Tình hình thu gom hiện tại và tương lai (năm 2035) được tổng kết như sau:
Bảng 3. 3: Tổng kết số xe đẩy rác hoạt động năm 2019 và 2035
Thời gian Tần suất thu gom (lần/ngày) Dung tích xe (lít) Số xe thu gom (xe) Số xe làm đầy 1 xe tải ép rác 2019 1 660 12 32 2035 1 660 16 32
3.3 Định hướng quy hoạch hệ thống tuyến thu gom chất thải rắn
Việc vận hành các điểm tập kết sẽ giúp cho công tác thu gom vận chuyển CTRSH đưa đến nơi xử lý được dễ dàng và nhanh chóng nhờ CTR đã được tập kết với khối lượng lớn, đồng thời giảm tải hoạt động của các dụng cụ chứa CTR, giúp tăng tuổi thọ của các thiết bị này và tăng hiệu quả kinh tế trong quản lý CTR. Các điểm tập kết được hình thành trên cơ sở tận dụng các mảnh đất trống, mảnh đất công cộng tại khu vực chợ hoặc các khu vực công cộng khác, với diện tích khoảng vài chục mét vuông.
Điểm tập kết sẽ được xây dựng với nền xi-măng, có tường bao và có thể lợp thêm (hoặc không) mái che chắn để bảo vệ, tùy thuộc vào điều kiện mỗi địa điểm. Hoặc điểm tập kết có thể chỉ là điểm quy ước, không đầu tư xây dựng để tránh gây mất mỹ quan đô thị.
Số lượng xe đẩy tay tại mỗi điểm tập kết sẽ phụ thuộc vào mức độ xả thải của khu vực sẽ được thể hiện trên bản đồ. Và các tuyến thu gom của xe đẩy tay sẽ được điều chỉnh để thuận tiện cho người dân đổ rác, giúp tăng tỷ lệ thu gom. Từ đó, nhóm tác giả đưa ra 2 phương pháp quy hoạch tuyến thu gom CTRSH trên địa bàn thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội như sau:
3.3.1 Phương án 1: Tăng số lượng xe đẩy rác và đặt thêm điểm tập kết rác
Theo như nhóm tác giả điều tra, khảo sát trên địa bàn nghiên cứu và các tài liệu thu thập được:
- Các điểm tập kết rác thải trên địa bàn hiện còn cách xa nhau (khoảng hơn 600m) so với khoảng cách phù hợp là 300 - 500m.
- Có các khoảng đất trống, rộng rãi, thuận theo tuyến đường đi của xe tải ép rác và phù hợp với các tiêu chí trở thành điểm tập kết rác hoặc điểm đặt xe.
Vì vậy, nhóm tác giả đề xuất phương án vạch tuyến thu gom và thêm điểm tập kết như sau:
Theo như bản đồ quy hoạch nhóm nghiên cứu đã xây dựng ở trên (Hình 3.1), phương án quy hoạch thứ nhất mà nhóm đề xuất như sau:
- Giữ nguyên tuyến thu gom của xe tải ép rác chuyên chở.
- Thêm một điểm tập kết mới (ĐTK5) đặt sau ngân hàng Bắc Á Hoài Đức (nơi có bãi đất trống; gần khu vực giao giữa khu đô thị Lideoco và khu dân cư lân cận đối diện; trên tuyến đường của xe tải ép rác chuyên chở di chuyển). Điểm tập kết này có nhiệm vụ hỗ trợ thu gom cho các điểm tập kết ĐTK1,2 và ĐTK3 hiện tại. Các điểm tập kết khác giữ nguyên.
- Thay đổi và thêm số lượng xe đẩy tay tại các điểm tập kết: Đặt 3 xe vào điểm tập kết mới ĐTK5 và tăng thêm 1 xe vào ĐTK2 (ĐTK2 sẽ có 4 xe).
- Đối với khu dân cư, giả sử lượng rác tại mỗi vị trí lấy rác đều như nhau, tùy thuộc vào phạm vi lấy rác và số vị trí lấy rác, mỗi khu vực chỉ nên gồm khoảng 10 điểm lấy rác. Công nhân thu gom sẽ tiến hành thu gom bằng xe đẩy tay và chuyển tới điểm tập kết. Mỗi điểm tập kết có từ 3-4 xe đẩy tay.
- Xe tải chuyên chở sẽ thu gom rác tại các bãi tập kết và đưa tới nhà máy xử lý. Với số chuyến thu gom là 1 chuyến/ngày, xe tải sẽ thu gom hết của thị trấn, khi chưa đầy sẽ đi các xã lân cận hỗ trợ chở rác từ các xe đẩy tay đem đến khu xử lý rác.
Như vậy, sau quy hoạch khu vực nghiên cứu sẽ có 5 điểm tập kết rác và số lượng xe đẩy tay tại các điểm tập kết được thay đổi để phù hợp với tỷ lệ dân số gia tăng và lượng rác thải dự báo phát sinh năm 2035 (Bảng 3.2). Cùng với đó giúp người dân có thể thuận tiện đổ rác tại các điểm tập kết; giảm thiểu, xóa bỏ các điểm tập kết rác tự phát gây ô nhiễm môi trường và tăng tỷ lệ thu gom lên 95%.
3.3.2 Phương án 2: Vạch tuyến thu gom, thêm số lượng xe đẩy tay và thêm điểm đặt xe tại điểm phát sinh nhiều rác thải đặt xe tại điểm phát sinh nhiều rác thải
Nhóm tác giả tiến hành đề xuất phương án như sau: - Giữ nguyên tuyến đi của xe tải ép rác.
- Giữ nguyên vị trí cảu 4 điểm tập kết hiện tại.
- Thay đổi tuyến thu gom của xe đẩy tay để có thể di chuyển vào các ngõ thu hết rác tại các hộ dân cư.
- Thêm một điểm đặt xe bên cạnh Siêu thị Habimart (nơi có khu đất trống).