Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và phân loạ

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH QUẢN lý CHẤT THẢI rắn SINH HOẠT TRÊN địa bàn THỊ TRẤN TRẠM TRÔI, HUYỆN HOÀI đức, THÀNH PHỐ hà nội ĐỊNH HƯỚNG đến năm 2035 (Trang 45 - 49)

4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.4 Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và phân loạ

loại rác tại nguồn

“Phép vua thua lệ làng”. Nhà nước và các cơ quan chức năng có thể kết hợp với hội phụ nữ hoặc tổ tự quản tại khu vực thị trấn Trạm Trôi để thực hiện tuyên truyền, khuyến khích người dân thực hiện phân loại rác, bảo vệ môi trường. Đối tượng chủ yếu hướng đến là phụ nữ, trẻ em, thanh thiếu niên, chủ doanh nghiệp, cửa hàng,… và tiến đến tất cả người dân trong thị trấn thông qua các hình thức đổi rác lấy quà, thi đua giảm lượng rác thải giữa các hộ gia đình,…

Phân loại rác ngay tại nguồn, việc phân loại rác thải sinh hoạt cần được thực hiện ngay phân trong công tác quản lý nhằm tiết kiệm nguyên vật liệu, tiền của, vật chất và giúp cho việc xử lý rác thải được hiểu quả. Người dân có thể phân chia các loại rác như sau:

- Rác hữu cơ là các loại rác thực phẩm sau khi chế biến đồ ăn như rau, củ,… sau thải bỏ được chuyển tới các cơ sở sản xuất phân hữu cơ chế biến thành phân hữu cơ. Vì vậy hãy phân riêng các loại rác này để tránh tình trạng thải bỏ một cách vô ích.

- Rác vô cơ là các loại rác như sành sứ, gạch, xỉ than, nillon, gỗ, . . . đây là những rác không thể sử dụng được nữa cũng không thể tái chế được mà chỉ có thể mang ra khu đốt rác thải. Chính vì vậy, để chung tay bảo vệ môi trường nên hạn chế sử dụng các loại rác này. Đơn giản như khi đi chợ thay vì với từng loại thực phẩm mọi người đều dùng 1 chiếc túi nilon, có thể thay thế nó bằng cách mang làn, giỏ, túi vải, hộp đựng đồ ăn,… để bỏ trực tiếp thực phẩm vào.

- Rác tái chế như giấy, kim loại, vỏ hộp, . . . sẽ được vận chuyển để tái chế thành các loại sản phẩm mới. Vì vậy, khi dùng xong một chai nước mắm hay chai dầu ăn không nên tiện tay vứt nó vào thùng rác, hãy gom lại để bán cho người thu mua nhập lại vừa bảo vệ môi trường.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội cùng với những yêu cầu nâng cao chất lượng đời sống đã tạo ra nhiều áp lực đối với công tác bảo đảm vệ sinh môi trường ở khu vực thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Trong đó vấn đề cần được ưu tiên giải quyết là công tác thu gom, xử lý chất thải rắn. Do vậy đề tài “Quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, và định hướng đến năm 2035” là phù hợp yêu cầu thực tiễn của địa phương.

Qua quá trình tiến hành điều tra, thu thập tài liệu về chất thải rắn sinh hoạt, tại thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, nhóm tác giả đã thu các kết quả như sau:

- Đánh giá hiện trạng về CTRSH tại khu cực nghiên cứu:

+ Lượng CTRSH phát thải tương đối cao, chủ yếu là rác thải hữu cơ. Trung bình mỗi ngày khoảng gần 4 tấn rác được thải ra tịa thị trấn và mỗi người thải ra mỗi ngày là 0,65kg/ng.ngđ.

+ Toàn bộ công tác thu gom, vận chuyển được thực hiện bởi HTX Thành Công. Rác thải thu gom không phân loại, để lẫn lộn với nhau được đưa về bãi rác Xuân Sơn (Sơn Tây).

+ Xây dựng được bản đồ khu vực, bản đồ hiện trạng thu gom tại khu vực nghiên cứu.

+ Về công tác quản lý CTRSH của thị trấn nhìn chung đã có những chuyển biến tích cực song vẫn còn tồn tại một số vấn đề như sau: Cơ sở vật chất, nhận lực, trang thiết bị cho công tác thu gom, vận chuyển còn nhiều hạn chế, tuyến thu gom của xe đẩy tay chưa thể đi hết vào các ngõ ngách, từ đó dẫn đến tình trạng rác thải xuất hiện trên khắp các đường làng, ngõ xóm tại thị Trấn.

+ Chính quyền địa phương kết hợp với các ban ngành đã phổ biến công tác tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của CTR đối với môi trường và con người, tác dụng của việc phân loại chất thải tại nguồn,… nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế và chưa thực sự có hiệu quả.

+ Nhìn chung phần lớn người dân đã hiểu và nhận biết được hoạt động thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt phát sinh là rất quan trọng, vì vậy họ cũng đã có ý thức tham gia các buổi tuyên truyền, phổ biến kiến thức về rác thải cũng như tham gia các hoạt động liên quan đến môi trường mặc dù chưa nhiều. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận người dân do thói quen, do ý thức còn kém dẫn đến chưa thực hiện tốt công tác quản lý rác thải sinh hoạt phát sinh.

+ Dự báo được sự gia tăng dân số, lượng CTRSH phát sinh, lượng CTRSH được thu gom từ năm 2019 đến năm 2035.

+ Xây dựng được 2 phương án quy hoạch mạng lưới thu gom tại khu vực nghiên cứu giúp cải thiện hiện trạng ùn ứ rác thải và tăng hiệu suất thu gom, cải thiện chất lượng sống của người dân.

+ Xây dựng được 2 bản đồ quy hoạch mạng lưới thu gom CTRSH tại thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội theo 2 phương án nhóm đề xuất.

Kiến nghị

Nhìn chung công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hoài Đức nói chung, hay thị trấn Trạm Trôi nói riêng trong những năm qua đặc biệt là gần đây đã có những tiến bộ đáng kể và ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy vậy nơi đây vẫn gặp không ít khó khăn và trở ngại. Vì vậy cần có những giải pháp tích cực và thiết thực để quản lý rác thải nói riêng và môi trường nói chung được hoàn thiện và tốt hơn. Mong rằng những đề xuất nhóm tác giả đưa ra sẽ được địa phương xem xét và áp dụng.

Trong quá trình thực hiện đề tài, do điều kiện thời gian và kinh phí không cho phép, nhóm tác giả mới chỉ đánh giá được hiện trạng phát sinh chất thải, hiện trạng mạng lưới thu gom, một phần hiện trạng công tác quản lý, từ đó đề xuất phương án quy hoạch mạng lưới thu gom nhưng chưa đánh giá được hiệu quả của phương án quy hoạch thu gom đã đề xuất, cũng như chưa điều tra được hiện trạng về kinh phí, nguồn nhân lực,…được đầu tư cho việc quản lý CTRSH để đề xuất thêm các phương án quy hoạch khác mang lại hiệu quả toàn diện hơn.

Nếu có thêm thời gian và kinh phí nghiên cứu, nhóm tác giả sẽ tập trung nghiên cứu sâu thêm về các vấn đề kinh phí, nhân lực, dụng cụ hay cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý rác hiện đại mới và mở rộng khu vực nghiên cứu ra các xã lân cận hoặc trên toàn huyện để có thể đề xuất một phương án quy hoạch quản lý CTRSH hiệu quả toàn diện hơn. Từ đó góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường nói chung, vấn đề quản lý CTR nói riêng, giúp đất nước hay huyện Hoài Đức phát triển bền vững kể cả kinh tế - xã hội cũng như môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và môi trường (2018). Báo cáo Sơ kết 5 năm thực hiên Nghị quyết 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và BVM.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016). Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016-Môi trường đô thị.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2017), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia - Quản lý CTR

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường. (2018). Báo cáo về quản lý CTR sinh hoạt

5. Bộ Xây dựng (2017), Báo cáo thực hiện Chiến lược quốc gia về quản lý tổng

hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

6. Chính phủ (2015), Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn

7. Lê Huỳnh Mai, Nguyễn Mai Phong (2009) “Xã hội hóa công tác bảo vệ môi

trường, kinh nghiệm quốc tế và những đề xuất với Việt Nam” Tạp chí Tài

nguyên và Môi trường, kì 1 tháng 3/2009 (số 5), trang 12

8. Nguyễn Ngọc Anh (2020), “Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp”, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

9. Nguyễn Văn Phước (2008), Giáo trình Quản lý và xử lý chất thải rắn, NXB Xây dựng

10.Trần Thị Mỹ Diệu (2014), Giáo trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt, đại học Quốc gia Hà Nôi.

11.Thủ tướng chính phủ (2014), Quyết định số 609/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch xử lý chất thải rắn thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

12.Tổng cục môi trường (2019), Tình hình phát sinh CTRSH, Tạp chí môi trường số 10/2019

13.Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (2019),

“Báo cáo công tác Bảo vệ Môi trường huyện Hoài Đức năm 2019”

14.George Tchobanoglous, Hilary Theisen and Samuel Vigil (1993), Intrgrated

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH QUẢN lý CHẤT THẢI rắn SINH HOẠT TRÊN địa bàn THỊ TRẤN TRẠM TRÔI, HUYỆN HOÀI đức, THÀNH PHỐ hà nội ĐỊNH HƯỚNG đến năm 2035 (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w