Các muối triazolium được tổng hợp theo sơ đồ 2.1. Phản ứng của 4-metisyl- 1,2,4-triazole với một lượng dư 1,3-dibromopropane trong acetonitrile sẽ thu được sản phẩm alkyl hóa một lần là Mes-tazy-C3Br·HBr (sơ đồ 2.1). Đáng chú ý là phản ứng alkyl hóa nguyên tử N còn lại (N2) không xảy ra. Trong thực tế, để alkyl hóa cả hai nguyên tử N1, N2 cần sử dụng tác nhân electrophile mạnh hơn, chẳng hạn các muối oxonium. Bên cạnh đó, khi thực hiện phản ứng alkyl hóa 4-mesityl-1,2,4- triazole và 4-benzyl-1,2,4-triazole với N-(3-bromopropyl)-1,9-naphthalimide trong điều kiện tương tự sẽ thu được muối triazolium Mes-tazy-nlt·HBr và Bn-tazy- ntl·HBr chứa nhóm chức có khả năng tương tác (intercalate) với ADN (sơ đồ 2.1).
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổng hợp các muối triazolium.
Sự tạo thành các muối triazolium này được khẳng định quả phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H của các hợp chất. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân của các muối này được trình bày trên hình 3.1, 3.2, 3.3.
20
Hình 3.1. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H của Mes-tazy-C3Br·HBr
Hình 3.2. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1
21
Hình 3.3. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1
H của Bn-tazy-ntl·HBr
Trong phổ 1H-NMR của Mes-tazy-C3Br·HBr, đáng lưu ý là tín hiệu ở 12 ppm, đặc trưng cho tín hiệu proton C5-H của vòng triazole. Do proton này ở ngay cạch nguyên tử N mang điện tích dương, do vậy proton này có tính axit và có thể tách loại để tạo thành carbine. Tín hiệu của proton còn lại trong vòng triazole xuất hiện ở 8 ppm. Hai proton của vòng thơm mesityl xuất hiện dưới dạng tín hiệu singlet ở 7 ppm. Các proton trong nhóm thế CH3 của mesityl xuất hiện dưới dạng các tín hiệu singlet ở 2.3 và 2.2 ppm. Các proton trong mỗi nhóm CH2 của nhóm thế C3H6Br là tương đương nhau, điều đó cho thấy nhóm thể C3H6Br có thể quay một cách tự do. Các proton CH2 xuất hiện dưới dạng tín hiệu multiplet trong vùng từ 3 ppm đến 5 ppm.