CƠ HỘI (BÊN NGOÀI)

Một phần của tài liệu Luận văn kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển sản xuất giống và nuôi cá chẽm (lates calcarifer) (Trang 40 - 41)

Một là,từ khi gia nhập WTO, thị trường xuất khẩu của ngành thuỷ sản Việt nam nói chung và của ĐBSCL nói riêng, có điều kiện thuận lợi để phát triển và thâm nhập sâu hơn vào thị trường thế giới. Bên cạnh đó,các rào cản thuế quan sẽ được giảm xuống, các bên đều hưởng lợi. Và khi tranh chấp thương mại xảy ra, nếu cách xử của phái nước ngoài không đúng thì Việt Nam có thể kiện. Và để tồn tại, ngay bản thân các doanh nghiệp phải vươn lên do sức ép của thị trường. Đây là cơ hội lớn để doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của huyện có thể tăng kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trường và đạt hiệu quả kinh doanh cao.

Hai là, khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu thuỷ sản của huyện có cơ hội tiếp thu sự tiến bộ của khoa học công nghệ trên thế giới vào hoạt động nuôi trồng, chế biến và kinh doanh của mình. Những bước tiến nhảy vọt trong khoa học công nghệ sản xuất, chế biến các mặt hàng thuỷ sản đã tạo cho các doanh nghiệp của ngành này có thể nhanh chóng nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã bao bì, đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu thuỷ sản của huyện có thể vượt qua những rào cản về kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm, về môi trường của các nước nhập khẩu thuỷ sản lớn như Mỹ, EU… để thâm nhập, giữ vững và mở rộng thị phần, đạt giá trị xuất khẩu cao trên thị trường các nước này.

Ba là, khi gia nhập WTO thị trường vốn cũng phát triển nhanh chóng, cụ thể ngoài các cách huy động truyền thống như vay vượn gia đình, người quen, hàng xóm láng giềng… hiện đã có rất nhiều Ngân hàng thương mại ra đời với cơ chế cho vay rộng mở hơn như tại Quỳnh Lưu ngoài Ngân hàng nhà nước đã xuất hiện các Ngân hàng thương mại như Vietcombank, VPBank, Techcombank…Ngoài ra còn có các kênh huy động vốn khác như cổ phiếu... điều này làm thay đổi rất lớn trong vấn đề huy động vốn cho nuôi trồng thuỷ sản của huyện. Đây là cơ hội lớn cho việc khai thác nguồn vốn đầu tư mở rộng nuôi trồng, sản xuất, chế biên và kinh doanh thuỷ sản của huyện.

Bốn là, khi gia nhập WTO, thị trường hàng hoá thuỷ sản của huyện được mở rộng, các doanh nghiệp có điều kiện khai thác tiềm năng thị trường to lớn để thâm nhập với thuế suất hợp lý, giá cả dịch vụ đầu vào rẻ hơn. Song, điều ấy cũng đồng nghĩa với khả năng cạnh tranh ngày càng khốc liệt, với sự siết chặt điều kiện xuất khẩu thuỷ sản sang nước ngoài. Do vậy chỉ trong thời gian ngắn có rất nhiều cơ sở chế biến thuỷ sản xuất khẩu ra đời. Nhiều doanh nghiệp ý thức tốt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nên đã đầu tư xây mới hoặc tiếp tục

nâng cấp, cải tạo hoàn thiện theo hướng mở rộng, đổi mới trang thiết bị hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật, đa dạng hoá sản phẩm.

Một phần của tài liệu Luận văn kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển sản xuất giống và nuôi cá chẽm (lates calcarifer) (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w