MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP KHI NUÔI CÁ CHẼM

Một phần của tài liệu Luận văn kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển sản xuất giống và nuôi cá chẽm (lates calcarifer) (Trang 28)

4.3.1 Bệnh do ký sinh trùng

Hình 18: Sán lá mang ký sinh trên mang cá

Sán lá mang luôn hiện diện trong ao nuôi, nếu xem trên kính hiển vi thấy trên một cung mang có 1 đến 2 sán lá mang là bình thường, khi xuất hiện 9-10 và trên nữa thì phải cần xử lý.

Phương pháp trị bệnh: BKC, Praziquantel

4.3.1.2 Rận cá

Hình 19: Rận cá dưới kính hiễn vi

Ký sinh trên mang cá, làm cá hô hấp khó khăn và chết rải rác, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.

Phương pháp trị bệnh: CuSO4 hoặc BKC, FIBA (tinh dầu trăm bầu),

Hình 20: Trùng mỏ neo ký sinh trên mang cá

Hình 21: Trung mỏ neo chụp dưới kính hiễn vi

Ký sinh trên mang cá (nhìn được bằng mắt thường), cá hô hấp khó khăn nên tập trung nhiều ở cống cấp và quạt nước. Gây chết cá 20-30 con một ngày. Phương pháp điều trị: FIBA (tinh dầu trăm bầu), Praziquantel

Hình 22:Trùng quả dưa chụp dưới kính hiễn vi

Ký sinh trên thân cá, cạo một lớp nhớt trên cá xem dưới kính hiển vi là thấy. Bệnh này ít gây nguy hiểm tới cá nhưng làm cá ngứa nên tập trung nhiều ở quạt và tạo đều kiện cho vi vuẩn tấn công.

Phương pháp trị bệnh: BKC, CuSO4,…

4.3.1.5 Đĩa cá

Hình 23: Đỉa cá ký sinh trong miệng cá chẽm

Gây chết cá nhiều và thường có bệnh do vi khuẩn đi kèm do đĩa cá gây ra vết thương rất lớn. Đĩa cá kí sinh trên khắp cơ thể cá: mang, miệng, thân, vây,…

Hình 24: Biểu hiện bên ngoài cá chẽm bệnh Streptococus sp

Đây là bệnh rất nguy hiểm với cá chẽm, gây chết từ 60 - 100% đàn cá. Cá bệnh thường bỏ ăn nên khó đưa kháng sinh vào cơ thể. Có thể phòng bệnh bằng cách cho cá ăn kháng sinh phòng bệnh định kỳ 1 tháng/lần, Oxytetra 5g/kg thức ăn.

Cá bệnh có biểu hiện bên ngoài: xuất huyết đối xứng 2 bên vây lưng, tuột vảy. Biểu hiện bên trong: lách, gan xưng, bóng hơi, ruột xuất huyết.

4.3.2.2 Bệnh suy giảm chức năng gan

Hình 25: Gan cá chẽm bị suy giảm chức năng

Bệnh này thường chỉ gây thiệt hại từ 5 – 10%. Cá bệnh chết mỗi ngày khoảng 100 – 200 con. Cá bệnh không có dấu hiệu gì đặc biệt bên ngoài. Bên trong nội tạng: gan trắng và xuất hiện một vài đốm trắng, thành ruột xuất huyết. Phương pháp trị bệnh: sát khuẩn, Flophenicol,…

Hình 26: Biểu hiện cá chẽm bênh xuất huyết

Bệnh này thường không nguy hiểm nhiều đến cá nuôi nhưng làm cho cá giảm ăn hoặc bỏ ăn, nếu kéo dài thì cá chậm lớn và tăng FCR.

Bệnh thường xuất hiện khi môi trường nước ao dơ, tạo điều kiện cho cá loài vi khuẩn gây bệnh như: Aeromonas sp, Pseudomonas sp. Cá bệnh thường chết rải rác từ 3-7 con mỗi ngày. Cá chết có dấu hiệu xuất huyết ở gốc vây, xương nấp mang, …

Phương pháp trị bệnh: sát khuẩn, Flophenicol.

4.4 QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Nuôi cá biển được xác định là một trong ba trụ cột chính trong định hướng phát triển của ngành thủy sản. Để sản xuất bền vững, cần phát triển theo hướng công nghiệp, công nghệ hiện đại, chú trọng bảo vệ môi trường nhằm tạo ra sản lượng lớn và chất lượng an toàn. Trong đó, việc áp dụng các tiến bộ khoa học trong quản lý môi trường là khâu quan trọng hàng đầu.

4.4.1 Yếu tố môi trường cần quan tâm

Độ sâu: Lồng nuôi phải được đặt ở nơi có độ sâu thích hợp để tối đa hóa sự trao đổi nước và giữ khoảng các an toàn với đáy biển. Với lồng nổi, có thành lưới sâu 5 m, cần độ sâu khi thủy triều thấp nhất tối thiểu 8 m. Lồng có thể đánh chìm với độ cao sóng khoảng 10 m, thì cần độ sâu tối thiểu 25 m. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sóng và gió: Tránh các khu vực bị sóng to, bão mạnh. Tốc độ gió vừa phải có thể phù hợp vì giúp xáo trộn luân chuyển và thay mới nước. Vận tốc gió phù hợp 10 hải lý/h, chiều cao sóng tối đa < 2 m.

Dòng chảy: Dòng chảy liên tục tạo thuận lợi hòa tan ôxy, loại bỏ chất thải trong lồng nuôi. Dòng chảy quá mạnh có thể làm biến dạng, giảm thể tích lồng

Sức tải môi trường: Một sự cân nhắc quan trọng trong việc lựa chọn địa điểm là sức tải môi trường, đó là mức sản xuất tối đa của một trại nuôi được kỳ vọng và có thể duy trì trong thời gian dài.

Nhiệt độ: Nhiệt độ nước tăng làm tăng tỷ lệ trao đổi chất, tăng tiêu thụ ôxy

cũng như tăng quá trình sản sinh ra NH3 và CO 2. Vùng nhiệt đới, nhiệt độ

nước từ 25 – 320C được coi là phù hợp cho nuôi cá biển.

Độ mặn: Liên quan chủ yếu đến việc kiểm soát áp suất thẩm thấu, ảnh hưởng đến sự cân bằng ion của cơ thể sinh vật. Khoảng độ mặn từ 15 – 35 ppt phù hợp với đa số loài nuôi. Ôxy hòa tan: Ôxy thấp một số hoạt động như dinh dưỡng, chuyển hóa thức ăn, tăng trưởng, sức khỏe và sinh sản có thể bị ảnh hưởng bất lợi. Do đó, khi lựa chọn địa điểm cần có điều kiện ôxy đầy đủ rất quan trọng, ôxy phù hợp từ 4 – 9 mg/L.

Độ pH: Quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng xấu tới môi trường và cá nuôi, ảnh hưởng đến độc tính của một số chất như amoniac và kim loại nặng. Độ pH của biển nước thường dao động từ 7,5 – 8,5.

Độ trong: Có thể là kết quả từ các hạt keo đất sét, keo của chất hữu cơ hay chất hữu cơ hòa tan, hoặc sinh vật phù du. Độ trong Secchi > 3 m phù hợp cho vị trí đặt lồng nuôi.

Ammonia(NH4+): Do sự phân hủy thức ăn dư thừa và các mảnh vụn hữu cơ ở đáy lồng, có thể ảnh hưởng đến cá nuôi. Nước thải và ô nhiễm công nghiệp là

nguyên nhân chính gây ra hàm lượng cao của Ammonia. (NH4+) phù hợp cho

nuôi cá biển < 0,2 mg/L.

Photpho hòa tan (PO43 -): Là chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thực vật thủy sinh. Tuy nhiên, nồng độ quá cao có thể gây ra sự nở hoa của tảo

(thủy triều đỏ). PO43- phù hợp cho nuôi cá biển < 0,1 mg/L.

Tảo nở hoa: Tảo biển có thể giải phóng chất độc vào trong nước gây stress hoặc chết cá. Ở nơi phong phú về thành phần loài tảo thì ở đó có tiềm ẩn những mối nguy hiểm, làm giảm sự thâm nhập ánh sáng vào nguồn nước, làm giảm quang hợp và gây thiếu ôxy hòa tan.

Kim loại nặng: Tránh xây dựng trại nuôi gần các khu công nghiệp hoặc bất kỳ các nguồn xả thải nào nếu có. Sự độc hại của kim loại nặng có liên quan đến dạng ion hòa tan của kim loại chứ không phải là dạng tổng lượng kim loại nặng. Ví dụ: Hg, Pb, Cu…

4.4.2 Quản lý trại nuôi cá biển

Nhân viên quản lý trại nuôi phải có hiểu biết về đặc điểm sinh học của đối tượng nuôi, cũng như am hiểu khí hậu và thời tiết vùng biển, phải có kinh nghiệm về sóng gió, điều kiện sinh hoạt ở biển.

Trại nuôi nên có một cuốn sổ để ghi chép số liệu liên quan đến hoạt động nuôi và làm cơ sở để tính toán đầu tư, lãi, lỗ. Các thông tin cần ghi chép như: chi phí vận hành (mua giống, thức ăn, nguyên vật liệu khác…), kết quả nuôi

(lượng thức ăn sử dụng, tăng trưởng của cá, tình trạng cá, số cá chết…), ghi chép các thông số môi trường, tình trạng lồng bè còn tốt hay hỏng hóc để có kế hoạch thay lưới, tu sửa bè nuôi.

Định kỳ 1 – 2 tháng bắt ngẫu nhiên một số cá để kiểm tra tốc độ sinh trưởng, dự tính kích cỡ cá và sản lượng để có kế hoạch thu, đồng thời làm cơ sở để tính toán điều chỉnh tỷ lệ cho ăn và lên kế hoạch mua thức ăn.

Trong quá trình nuôi thường xuyên kiểm tra lưới lồng, bè và hệ thống neo để phát hiện hư hỏng, kịp thời sửa chữa, đặc biệt là trước, sau đợt gió bão. Một số loài cá như cá chim vây vàng có xương nắp mang rất sắc nên lưới thường bị rách, do vậy hàng ngày phải lặn để kiểm tra lưới lồng, đặc biệt là thời điểm trước khi kéo lưới để tránh thất thoát.

Định kỳ 1 – 2 tháng phân cỡ để giảm sự cạnh tranh thức ăn giữa cá lớn và cá bé ảnh hưởng đến sinh trưởng và nâng cao tỷ lệ sống. Kết hợp phân cỡ với thay lưới lồng nhằm tăng khả năng lưu thông của nước giảm bệnh tật cho cá. Lưới lồng thường bị hầu, vẹm, rong, giun… bám gây cản trở dòng chảy, có thể gây thiếu ôxy, mặt khác làm tăng trọng lượng của lưới lồng ảnh hưởng tới kết cấu lồng nuôi do vậy phải định kỳ vệ sinh loại bỏ sinh vật bám thông qua việc thay lưới. Khi thay tránh gây xây xát và gây sốc cho cá. Hiện tại việc vệ sinh lưới theo phương pháp phơi nắng kết hợp cơ học (xịt rửa bằng vòi cao áp hoặc đập bằng cây) vẫn là phương pháp hiệu quả và rẻ tiền nhất, ở những vùng có nhiều sinh vật bám và cần sử dụng lồng lưới luân phiên nhau.

Cá thường hay bị bệnh ký sinh trùng bám ngoài da, đặc biệt là rận cá, điều này dễ làm cá bị tổn thương ngoài da, tạo điều kiện cho các tác nhân cơ hội như vi khuẩn, nấm gây bệnh lở loét. Để phòng bệnh cần định kỳ kết hợp với khi thay lưới tắm nước ngọt cho cá để loại bỏ ký sinh trùng. Trường hợp cá đã bị nhiễm bệnh cần phải nuôi cách ly để trị bệnh. Tháng 4 – 6 hàng năm thường hay xuất hiện sứa. Nếu sứa xuất hiện nhiều trong lồng nuôi, đặc biệt khi thủy triều đứng cần nhẹ nhàng hạ lưới lồng xuống sâu, tạo không gian phía dưới để tránh không cho cá tiếp xúc với sứa ở tầng mặt.

Các thông số môi trường nước cần giám sát dựa theo quy chuẩn Việt Nam: QCVN 10-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển và thông số trầm tích theo QCVN 43: 2012/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích. Tần suất kiển tra: môi trường nước 1 lần/tháng, trầm tích 2 – 4 lần/năm. Phương pháp lấy, bảo quản và phân tích mẫu theo các tiêu chuẩn hiện hành. Ngoài ra cần áp dụng phương pháp MOM B của Na Uy theo tiêu chuẩn NS 9410 (E) để đánh giá tác động nuôi cá biển đến sức tải môi trường.

Chương 5

THỊ TRƯỜNG VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 5.1 KINH PHÍ DỰ TRÙ

Bảng 6: Các khoản chi tiêu

CÁC KHOẢNG

SỐ LƯỢNG GIÁ THÀNH THÀNH TIỀN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHI (VNĐ) (VNĐ)

Cải tạo đất 20 ha 100.000.000/ha 2.000.000.000

Hệ thống lọc và 200.000.000

sục khí

Nhân viên kỹ 3 240.000.000

thuật

Nhân viên văn 3 192.000.000

phòng

Công nhân nuôi 5 240.000.000

Vật liệu xây 2.500.000.000

dựng

Thức ăn 40 tấn 20.000.000/tấn 800.000.000

Con giống 465.000 5.500 đồng/con 2.557.500.000

Chi phí khác 100.000.000

Tổng chi 8.834.000.000

Mật độ thả 2-3 con/m2

Sau 8 tháng nuôi, thu được 188.176 kg, theo giá thị trường 70 nghìn/kg Suy ra: 13.172.320 VND.

5.2 THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ

Nguồn cá thịt hiện nay đang thiếu do cá phi lê xuát khẩu sang thị trường nước ngoài cần nhiều trong những ngày gần Tết dương lịch nên nhu cầu của họ tang nhưng vẫn chưa đáp ứng hết.

Chương 6

SWOT – MA TRẬN KINH TẾ 6.1 ĐIỂM MẠNH (BÊN TRONG)

Môi trường tự nhiên thuận lợi:

-Vùng ĐBSCL có diện tích tự nhiên khoảng 39.747 km2, chiếm 12% diện tích cả nước, diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế rộng khoảng 360.000 km2, chiếm 37% tổng diện tích vùng đặc quyền kinh tế của cả nước và hàng trăm đảo lớn nhỏ thuộc hai ngư trường trọng điểm là đông và tây Nam bộ. Toàn vùng có khoảng 750 km chiều dài bờ biển (chiếm khoảng 23% tổng chiều dài bờ biển toàn quốc) với 22 cửa sông, cửa lạch và hơn 800.000 ha bãi triều (70-80% là bãi triều cao). Mùa khô độ mặn nước biển ven bờ cao 20-30%0, mùa mưa 5-20%0, thâm nhập mặn theo các sông nhánh vào nội đồng nhiều nơi đến 40- 60km. Điều kiện như vậy đã tạo nên những vùng đất ngập nước qui mô lớn với bản chất lầy mặn và đa dạng về kiểu môi trường sinh thái (mặn, lợ, ngọt), cũng như các hệ thống canh tác tương đối đồng nhất, đôi khi không phân biệt được bằng địa giới hành chính, như: vùng tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, bán đảo Cà Mau.... Điều kiện giao thoa mặn, lợ, ngọt cũng đã tạo nên

một vùng sinh thái đặc thù, hiếm thấy trên thế giới, rất thuận lợi cho phát triển sản xuất thủy sản hàng hoá tập trung.

-Đặc biệt ưu thế vẫn là nuôi nước lợ, mà chủ yếu là nuôi tôm nước lợ và nuôi cá da trơn nước ngọt (cá tra, basa). Ngoài ra, còn có tiềm năng môi trường nuôi các loài nhuyễn thể, các loài thủy sản nước lợ khác, các loài thủy sản ưa nước ấm, các loài thủy sản có thể chịu được môi trường phèn đục như các loài cá đen (cá lóc, cá rô, cá da trơn, lươn…). Trên thực tế, nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở ĐBSCL đã trở thành một nghề truyền thống và không ngừng thay đổi. Theo tính toán, tổng diện tích có khả năng NTTS ở ĐBSCL hơn 1.200.000 ha, bằng gần 60% của cả nước.

- Trữ lượng cá biển ở 2 ngư trường Đông và Tây Nam bộ khoảng 2.582.568

tấn, chiếm 62% của cả nước. Khả năng cho phép khai thác tối đa khoảng trên 1.000.000 tấn, trong đó cá đáy khoảng 700.000 tấn, cá nổi trên 300.000 tấn. Nguồn lợi hải sản phong phú với khả năng khai thác đáng kể so với cả nước: cá 62%, tôm sú và tôm he - 66%, tôm sắt và tôm chì - 61%, mực ống - 69% và mực nang - 76%. Tính theo đầu người khả năng cá biển có thể khai thác là 61kg/năm, trong khi cả nước chỉ có 21kg/năm. Ngoài ra, vùng biển ven bờ của ĐBSCL còn có tiềm năng bảo tồn khá cao kéo theo khả năng phát triển một số ngành nghề thủy sản mới để chuyển đổi nghề nghiệp cho ngư dân, như: nuôi

theo tiêu chuẩn quốc tế, gắn với việc kiểm soát chất lượng theo HACCP, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, không có kháng sinh hoặc hóa chất cấm sử dụng. Trong số các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn EU đã có khoảng 50% doanh nghiệp ở ĐBSCL. Nhiều doanh nghiệp và doanh nhân trong vùng có những nỗ lực và rất năng động, linh hoạt trong thương mại mở rộng và tăng thị phần trên các thị trường.

Đồng thời việc thành lập Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam( VASEP) được cho là một bước phát triển mới của thuỷ sản Việt Nam nói chung và của ĐBSCL nói riêng. Đây là tổ chức phi chính phủ cùa các doanh ngiệp thuỷ sản Việt Nam. Được thành lập từ tháng 6/1998, Hiệp hội hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ và bình đẳng. Hầu hết các hội viên VASEP là các công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản có uy tín của Việt Nam, số còn lại là các doanh nghiệp trong các lĩnh vực dịch vụ có liên quan đến ngành thủy sản. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của các hội viên VASEP chiếm tới 80% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Qua đó nâng cao được niềm tin cũng như uy tín của người tiêu dùng đối với sản phẩm thuỷ sản của nước ta.

6.2 ĐIỂM YẾU( BÊN TRONG) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nổi lo con giống:

-Nỗi lo hàng đầu trong NTTS ở phía Nam hiện nay, vẫn là vấn đề con giống, nhất là khâu chất lượng. Một ví dụ điển hình là về sản xuất và nuôi cá tra ở ĐBSCL,thì theo Cục Nuôi trồng thuỷ sản, hiện nay, về cơ bản, việc sản xuất giống cá tra ở ĐBSCL đã đáp ứng đủ nhu cầu nuôi của toàn vùng (1,3-1,5 tỷ con/năm). Tuy nhiên, chất lượng cá giống nhìn chung khá thấp do đàn bố mẹ được tuyển chọn từ cá thịt và điều kiện ương dưỡng giống không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Hoạt động ương dưỡng cá giống hiện đang bị thả nổi, khi chỉ có 1/4 trong khoảng 4.000 hộ ương nuôi con giống là có đăng ký kinh doanh và sản xuất thường xuyên với quy mô lớn. Còn phần lớn các hộ ương nuôi không đăng ký kinh doanh, sản xuất nhỏ và không thường xuyên, không áp dụng

Một phần của tài liệu Luận văn kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển sản xuất giống và nuôi cá chẽm (lates calcarifer) (Trang 28)