Để phát triển chất lƣợng đội ngũ HT trƣờng mầm non, cần tiến hành các khâu:
- Thứ nhất, quy hoạch những cá nhân có tố chất QL vào nguồn HT, tiến hành bồi dƣỡng năng lực, nghiệp vụ QL cho những cá nhân này.
- Thứ hai, tăng cƣờng công tác đào tạo, định kỳ đào tạo lại và bồi dƣỡng đội ngũ HT theo các yêu cầu đặt ra.
- Thứ ba, cần phát hiện những tồn tại trong QLGD, chỉ ra những tiêu chuẩn, tiêu chí mà đội ngũ HT chƣa đạt đƣợc để có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng.
- Thứ tư, phát động phong trào tự học, tự bồi dƣỡng trong đội ngũ HT trƣờng mầm non.
1.4.2.3. Phát triển về cơ cấu
Phát triển đội ngũ HT tăng về số lƣợng nhƣng phải đảm bảo hợp lý về cơ cấu. Tính đồng bộ thể hiện ở cơ cấu vùng miền, giới tính, độ tuổi, đảm bảo sự kế tiếp giữa các thế hệ HT. Tuy nhiên, một thực tế đối với bậc học mầm non đó là các giáo viên hầu hết là nữ, rất hiếm có nam nên việc đảm bảo cơ cấu về giới tính là không thể thực hiện đƣợc và ta phải chấp nhận nó nhƣ là một đặc thù của GDMN.
Nhƣ vậy, công tác phát triển đội ngũ HT đạt chất lƣợng ngày càng cao là góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nƣớc.
1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến công tác phát triển đội ngũ HT trƣờng mầmnon đáp ứng với yêu cầu đổi mới non đáp ứng với yêu cầu đổi mới
1.5.1. Những yếu tố về KT-XH, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tâm lýxã hội xã hội
triển GD, mục tiêu là nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực để đẩy mạnh phát triển kinh tế. Những quốc gia có nền chính trị ổn định, quan điểm của những nhà lãnh đạo về GD-ĐT đúng đắn, chính sách đầu tƣ cho GD-ĐT thỏa đáng sẽ tạo điều kiện cho GD-ĐT phát triển. Các yếu tố về KT-XH có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển GD bao gồm: Cơ cấu dân số, phân bổ dân cƣ, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, trình độ dân trí. Tất cả các yếu tố trên đều ảnh hƣởng mạnh mẽ đến sự phát triển GD trong đó có GDMN. Những địa phƣơng có khả năng tranh thủ các nguồn tài trợ quốc tế, có kinh nghiệm hợp tác giáo dục, GDP và GDP bình quân đầu ngƣời cao sẽ tạo điều kiện cho việc đầu tƣ phát triển GD. Nếu dân số tăng, số học sinh các cấp bậc học sẽ tăng và nhu cầu về trƣờng, lớp, đội ngũ CBQL, giáo viên cũng tăng. Mặt khác, phong tục tập quán của từng địa phƣơng cũng ảnh hƣởng đến công tác GD, ảnh hƣởng đến bổ nhiệm CBQL. Ngƣời CBQL trƣờng mầm non phải là ngƣời am hiểu truyền thống, phong tục tập quán của địa phƣơng nơi trƣờng đóng mới có thể làm tốt công tác GD, vì mỗi trẻ đều gắn bó với gia đình, họ tộc, địa phƣơng. Đây là các yếu tố khách quan, cần đƣợc quan tâm khai thác trong quá trình quy hoạch, đề bạt và sử dụng đội ngũ CBQL giáo dục và cụ thể hóa tiêu chuẩn đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và đội ngũ HT trƣờng mầm non nói riêng cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phƣơng.
1.5.2. Những yếu tố về quản lý nhà nước
Trong quá trình phát triển GD luôn chịu sự tác động của môi trƣờng kinh tế - chính trị - xã hội. Các nhân tố này tác động hết sức quan trọng trong việc quy hoạch hệ thống GD quốc dân nói chung và quy hoạch phát triển hệ thống GDMN cũng nhƣ phát triển đội ngũ HT trƣờng mầm non nói riêng.
Sự phát triển đội ngũ HT trƣờng mầm non chịu sự tác động của cơ chế, chính sách mà Nhà nƣớc ban hành, phụ thuộc vào chủ trƣơng, đƣờng lối phát triển GDMN của Nhà nƣớc. Nếu cơ chế quan tâm phát triển GDMN và tạo điều kiện, cơ hội cho việc đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng đội ngũ thì sẽ góp phần cho đội ngũ HT trƣờng mầm non phát triển nhanh và bền vững. Mặt khác nếu cơ chế chính sách không thông thoáng, không khoa học, mang tính hình thức và không phù hợp với xu thế thời đại, bối cảnh và điều kiện thực tiễn của quốc gia, thì sẽ kìm hãm sự phát triển GD nói chung và GDMN nói riêng, trong đó có việc phát triển đội ngũ HT trƣờng mầm non.
Do đó, để công tác phát triển đội ngũ HT trƣờng mầm non thực hiện tốt, cần có sự quan tâm hỗ trợ mạnh từ Chính phủ và chính quyền địa phƣơng. Điều này đặc biệt đúng với đội ngũ HT các trƣờng thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc nhƣ tỉnh Tuyên Quang, nơi mà điều kiện địa lý và KT-XH còn gặp nhiều khó khăn, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số với những tập quán lạc hậu, cổ hủ vẫn còn tồn tại.
Cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nƣớc tác động đến đội ngũ HT mầm non liên quan tới các vấn đề:
+ Chính sách phát triển GDMN: Chính sách phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi đang thực hiện đã tạo điều kiện cho các địa phƣơng trong đó có tỉnh Tuyên Quang mở rộng quy mô trƣờng lớp để tiếp nhận tối đa số trẻ em trong độ tuổi, đặc biệt là trẻ 5 tuổi đƣợc ra trƣờng, lớp mầm non. Tuy nhiên chủ trƣơng này sẽ dẫn đến nhu cầu HT cũng đƣợc tăng lên và để nâng cao đƣợc chất lƣợng ở bậc học này thì đòi hỏi năng lực QL của các HT cũng phải nâng lên.
+ Chính sách phân cấp quản lý: Trong những năm gần đây QLGD đang là chủ đề đƣợc toàn xã hội quan tâm. Một trong những sáng kiến đổi mới QLGD là quá trình phân cấp với mục tiêu chuyển giao cho địa phƣơng và các CSGD nhiều quyền tự chủ hơn. Quá trình phân cấp sẽ đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu trong Chiến lƣợc phát triển GD. Chính sách phân cấp sẽ tạo điều kiện cho các địa phƣơng và CSGD chủ động hơn trong kế hoạch phát triển đội ngũ HT nhƣ: thực hiện đào tạo, bồi dƣỡng theo hƣớng đạt chuẩn cao. Mặt khác, chính sách phân cấp cũng đòi hỏi các HT phải có đủ trình độ và năng lực để hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện tự chủ đi đôi với tự chịu trách nhiệm.
+ Chính sách phát triển GD miền núi: Ngày nay, Nhà nƣớc có nhiều chính sách đãi ngộ đối với giáo viên và học sinh miền núi nhƣ: chính sách thu hút, ƣu đãi đối với giáo viên; chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền ăn trƣa cho học sinh mẫu giáo,… Những chính sách này đã giúp cho việc huy động trẻ mầm non ra lớp đƣợc thuận lợi, cải thiện đời sống của giáo viên, giúp họ yên tâm công tác nhƣng cũng đặt ra những yêu cầu cao với HT, làm sao để điều hành nhà trƣờng đạt chất lƣợng và hiệu quả GD tốt trong điều kiện KT-XH và điều kiện tự nhiên của vùng núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.
Ban Bí thƣ TW Đảng và Nghị quyết 90 của Chính phủ, trong đó buộc các cấp QL, cá nhân HT và giáo viên phải có kế hoạch, chƣơng trình cụ thể để nâng cao chất lƣợng đội ngũ theo hƣớng đạt chuẩn.
+ Chế độ đãi ngộ, cơ chế sử dụng, đề bạt HT có tác dụng trong việc duy trì và phát triển đội ngũ HT đạt chuẩn, nâng cao trình độ, năng lực cho các HT.
+ Chính sách cho CBQL là ngƣời dân tộc: Với điều kiện vùng cao, nơi có nhiều đồng bào dân tộc cùng chung sống thì cơ cấu CBQL, giáo viên cần phù hợp với cơ cấu dân tộc trong dân cƣ. Chính sách ƣu tiên tuyển dụng con em đồng bào dân tộc ở địa phƣơng; chính sách tạo nguồn, bồi dƣỡng, đề bạt ngƣời dân tộc thiểu số làm CBQL có tác động lớn đến việc hình thành, duy trì và phát triển đội ngũ HT các trƣờng mầm non theo chuẩn HT, đảm bảo sự phát triển tốt về mặt cơ cấu dân tộc của đội ngũ HT, đặc biệt là các trƣờng vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Chính sách luân chuyển CBQL và giáo viên: Chính sách này nhằm mục đích tăng cƣờng CBQL giáo dục có nhiều kinh nghiệm cho những vùng còn khó khăn, tạo ra chất lƣợng đồng đều trong GD. Mặt khác, chính sách này còn rèn luyện phẩm chất, năng lực QL và tố chất năng động cho đội ngũ CBQL giáo dục và đội ngũ giáo viên thông qua các hoạt động thực tiễn.
1.5.3. Những yếu tố về quản lý nhà trường
Để phát triển nhà trƣờng đạt mục tiêu giáo dục, đội ngũ CBQL trong toàn hệ thống cần nắm đƣợc:
- Xu hƣớng chung về đổi mới QLGD toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Các hoạt động GD phải hƣớng tới ngƣời học và tập trung thực hiện các trụ cột GD. Đối với đội ngũ HT, cần nâng cao trình độ QLGD, tƣ duy lý luận, nắm chắc các trụ cột của hoạt động QLGD để điều hành và phát triển tổ chức. Đội ngũ HT cần xác định đƣợc các nhiệm vụ trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài, rèn luyện kỹ năng QL, xác định các nguyên tắc và phƣơng pháp QL, các động lực và giải pháp QL nhằm nâng cao hiệu quả QLGD.
- Phải nhận thức rõ về vai trò lãnh đạo và quản lý của đội ngũ HT. Ngƣời HT phải thể hiện rõ vai trò này trong quá trình vận hành nhà trƣờng, đặc biệt trong công tác xây dựng kế hoạch chiến lƣợc để phát triển nhà trƣờng đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục.
1.5.4. Những yếu tố khác
- Thực trạng đội ngũ CBQL giáo dục, đội ngũ HT trƣờng mầm non còn chƣa đồng bộ. Thái độ phấn đấu rèn luyện của của mỗi cá nhân CBQL tốt hay không tốt đều ảnh hƣởng rất lớn đến công tác phát triển đội ngũ CBQL nói chung và đội ngũ HT nói riêng.
- Sự phân cấp QL nhà nƣớc về GD vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, các nhân tố bên trong hệ thống GD nhƣ quy mô, mạng lƣới trƣờng lớp, học sinh, số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ giáo viên, CBQL, nhân viên đều tác động đến sự phát triển GD nói chung và GDMN nói riêng.
- Các yếu tố về môi trƣờng cũng tác động theo chiều thuận lợi hoặc gây ra các bất thuận đến phát triển đội ngũ HT. Chẳng hạn, ở thành phố và các khu trung tâm thị trấn của huyện có trình độ khoa học, công nghệ phát triển sẽ giúp CBQL giáo dục tiếp cận thông tin và các thành tựu về giáo dục.
Vì vậy, trong công tác quy hoạch tạo nguồn CBQL giáo dục, rất cần quan tâm đến các yếu tố nêu trên.
1.6. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển đội ngũ hiệu trƣởng
1.6.1. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ
Ở Mỹ, để đƣợc đảm nhiệm vị trí HT đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề HT. Để đƣợc cấp chứng chỉ hành nghề lãnh đạo, QLGD, ngƣời học phải trải qua các trình độ đào tạo dựa trên các chuẩn mực quy định cho lãnh đạo GD do Hiệp hội cấp chứng chỉ hành nghề lãnh đạo GD liên bang đề xƣớng, gồm có 6 tiêu chuẩn:
Tiêu chuẩn 1: Một nhà lãnh đạo, QLGD là một ngƣời thúc đẩy sự phát triển kết nối, thực hiện và phục vụ việc thực hiện viễn cảnh của việc học tập của học sinh và đƣợc sự chia sẻ của cộng đồng.
Tiêu chuẩn 2: Một nhà lãnh đạo, QLGD là một ngƣời thúc đẩy sự thành công của tất cả học sinh thông qua sự ủng hộ, nuôi dƣỡng và duy trì văn hóa nhà trƣờng, tập trung vào chƣơng trình dạy học cho việc học tập của học sinh và nâng cao tay nghề cho đội ngũ giáo viên.
Tiêu chuẩn 3: Một nhà lãnh đạo, QLGD là một ngƣời thúc đẩy sự thành công của tất cả học sinh thông qua việc QL tổ chức nhà trƣờng, điều hành và phân phối các nguồn lực để tạo một môi trƣờng học tập an toàn, hiệu quả và hiệu suất.
Tiêu chuẩn 4: Một nhà lãnh đạo, QLGD là một ngƣời thúc đẩy sự thành công của tất cả học sinh thông qua sự kết hợp chặt chẽ với gia đình và thành viên cộng đồng, đáp ứng các yêu cầu và các mối quan tâm đa dạng của cộng đồng cũng nhƣ huy động nguồn nhân lực của cộng đồng.
Tiêu chuẩn 5: Một nhà lãnh đạo, QLGD là một ngƣời thúc đẩy sự thành công của tất cả học sinh thông qua các hành vi đạo đức mang tính trung thực, công bằng.
Tiêu chuẩn 6: Một nhà lãnh đạo, QLGD là một ngƣời thúc đẩy sự thành công của tất cả học sinh thông qua việc hiểu biết, đáp ứng và ảnh hƣởng lên các vấn đề chính trị, kinh tế, pháp luật, văn hóa và xã hội.
Dựa vào các tiêu chuẩn trên, các bang cụ thể hóa thành chuẩn của mình, xây dựng các chƣơng trình đào tạo, đánh giá theo chuẩn và tổ chức các kỳ thi lấy chứng chỉ hành nghề. Thời hạn đối với chứng chỉ hành nghề của HT là 5 năm.
1.6.2. Kinh nghiệm của Canada
Theo tài liệu phản hồi của ATA (Hiệp hội giáo viên Alberta) đến bản dự thảo xem xét các lĩnh vực của tiêu chuẩn thực hành chất lƣợng HT “Lãnh đạo thành công ở tỉnh Alberta Canada” thì chuẩn HT đƣợc quy định nhƣ sau:
Tiêu chuẩn thực hành chất lượng HT: HT là một giáo viên hoàn hảo thể hiện sự lãnh đạo hiệu quả thông qua việc cung cấp việc học tập tốt và cơ hội cho sự phát triển của tất cả học sinh trong trƣờng.
Tiêu chuẩn 1: Nhà lãnh đạo tài giỏi – hỗ trợ các mối quan hệ hiệu quả: HT xây dựng lòng tin và các mối quan hệ hỗ trợ trong cộng đồng trƣờng học và hệ thống GD trên cơ sở nền tảng lƣơng tâm và đạo đức nghề nghiệp.
Tiêu chuẩn 2: Nhà lãnh đạo tài giỏi – nhà lãnh đạo có tầm nhìn: HT cộng tác với giáo viên, nhân viên, hội đồng nhà trƣờng, học sinh, phụ huynh/ ngƣời giám hộ, các thành viên khác trong cộng đồng nhà trƣờng (khi thích hợp) trong việc tạo ra và duy trì những tầm nhìn và mục tiêu chung.
Tiêu chuẩn 3: Nhà lãnh đạo tài giỏi – đứng đầu một môi trƣờng học tập: HT nuôi dƣỡng và duy trì một nền văn hóa giá trị và hỗ trợ cho việc học tập.
Tiêu chuẩn 4: Nhà lãnh đạo tài giỏi – nhà lãnh đạo giáo dục: HT đảm bảo rằng tất cả học sinh đƣợc tiếp cận với việc giảng dạy có chất lƣợng và có cơ hội đáp ứng các mục tiêu GD của tỉnh.
Tiêu chuẩn 5: Nhà lãnh đạo tài giỏi – quản lý hiệu quả: HT quản lý hoạt động của trƣờng và môi trƣờng học tập hiệu quả.
Tiêu chuẩn 6: Nhà lãnh đạo tài giỏi – hiểu biết và đối phó với bối cảnh xã hội rộng lớn hơn: HT hiểu đƣợc bối cảnh chính trị, xã hội, kinh tế, pháp luật và văn hóa tác động đến nhà trƣờng và phản ứng một cách thích hợp bằng cách xem xét các đặc tính và nhu cầu độc đáo, đa dạng của cộng đồng.
1.6.3. Kinh nghiệm của một số nước Châu Á
Theo Maheswari Kandasamy và Lia Balaton trong cuốn “School principal: Core actors in educational improvement, An analysis of seven Asian countries”, sau khi phân tích kinh nghiệm của 7 nƣớc châu Á về xây dựng và phát triển đội ngũ HT trƣờng trung học cơ sở, đã chỉ ra chuẩn tối thiểu cần có của HT trƣờng THCS ở các nƣớc nhƣ sau:
Bảng 1.1. Trình độ và các điều kiện cần có của đội ngũ HT ở một số quốc gia châu Á
Quốc gia Bangladesh Hàn Quốc Malaysia Nepal Pakistan Philippine
1.6.4. Bài học kinh nghiệm
Qua nghiên cứu phát triển đội ngũ HT ở một số nƣớc phát triển, nhận thấy các nƣớc đều chú trọng thực hiện QL, phát triển đội ngũ HT các cấp bậc học theo chuẩn nghề nghiệp. Công tác bổ nhiệm căn cứ vào chuẩn đã ban hành; kiểm tra đánh giá