tại trƣờng THPT
1.5.1. Vị trí, vai trò, chức năng của Hiệu trưởng trường THPT có họcsinh bán trú sinh bán trú
Hiệu trưởng trường THPT công lập cũng chính là hiệu trưởng trường THPT có học sinh bán trú. Ngoài những chức năng, nhiệm vụ cơ bản của hiệu trưởng trường THPT thì hiệu trưởng trường THPT có học sinh bán trú còn phải có thêm nhiệm vụ là quản lí học sinh bán trú theo qui định.
Tại điều 54 chương III của luật Giáo dục quy định rõ vị trí, vai trò chức năng của hiệu trưởng như sau: “Hiệu trưởng là người do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước nhà nước, nhân dân và cấp trên. Trực tiếp quản lý, điều hành toàn bộ bộ máy và hoạt động của nhà trường, thực hiện toàn bộ các nội dung định hướng và phát triển giáo dục đào tạo trong sự vận hành hệ thống giáo dục quốc dân” [4].
Trong điều lệ trường trung học (Ban hành kèm theo Thông tư số:12/2012/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) có ghi “Quản lý học sinh và hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, kí xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh [5].
Như vậy hiệu trưởng phải là người có năng lực tổ chức, có năng lực chỉ đạo, có tầm nhìn và có đạo đức là tấm gương về phẩm chất, nhân cách cho tập thể giáo viên, nhân viên và học sinh học tập.
Hiệu trưởng là người trực tiếp xây dựng các kế hoạch, ra quyết định thành lập các tổ chức nhà trường trong đó có quyết định thành lập ban quản lý bán trú;
chỉ đạo tất cả các hoạt động của ban về việc hướng dẫn học sinh ăn ở, vệ sinh, học tập như thế nào; tổ chức giáo dục đạo đức cho các em; đặc biệt là phối hợp