Mục tiêu, nội dung quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học an tường, thành phố tuyên quang trong giai đoạn hiện nay (Trang 41 - 43)

cho học sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay

1.6.1.1. Mục tiêu

a. Mục tiêu chung: Mục tiêu của quản líhoaṭđôngg̣ giáo ducg̣ cho HS tiểu hocg̣ là nhằm nâng cao chất lƣơngg̣ GD đaọ đƣ́c, đáp ƣ́ng các yêu cầu vềchuẩn mƣcg̣ giáo dục đạo đức đặt ra đối với HS tiểu học.

b. Mục tiêu cụ thể:

Về nhận thức:

Giúp cho mọi ngƣời, mọi ngành, mọi tổ chức xã hội có nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác quản lý giáo dục đạo đức.

Về thái độ, tình cảm:

Giúp mọi ngƣời có hiểu biết và ủng hộ những việc làm đúng, đấu tranh với những việc làm sai trái.

Về hành vi:

Tích cực tham gia quản lý và tổ chức việc rèn luyện tu dƣỡng đạo đức cho học sinh theo chuẩn mực chung của xã hội.

1.6.1.2. Nội dung

Đƣợc xây dựng dựa trên bốn chức năng quản lý: - Lập kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức;

- Tổ chức chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức; - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hóa giáo dục đạo đức; - Quản lý cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục đạo đức). * Lập kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức:

Lập kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức là nội dung quản lý đƣợc thực hiện đầu tiên trong quá trình giáo dục đạo đức, giữa vai trò chủ chốt trong quá trình giáo dục đạo đức.

Lập kế hoạch đạo đức gồm có các yếu tố sau: xác định thực trạng đạo đức; đƣa ra diễn biến đạo đức; xác định nội dung giáo dục đạo đức; xác định phƣơng pháp, biện pháp giáo dục đạo đức; đề ra lộ trình và bƣớc đi thích hợp; xác định các lực lƣợng tham gia; phân công nhiệm vụ cụ thể; xác định các điều kiện công tác giáo dục đạo đức.

Lập kế hoạch là công cụ quản lý giáo dục đạo đức học sinh có hiệu quả, tránh đƣợc sự tùy tiện, kinh nghiệm chủ nghĩa, đồng thời giúp nhà quản lý chủ động và hành động đúng, đúng lộ trình đã đề ra. Mục đích cuối cùng của lập kế hoạch nhằm đƣa công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh đạt hiệu quả, chất lƣợng.

* Tổ chức chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức:

Sau khi đƣa ra ý tƣởng cần chuyển hóa kế hoạch đó thành hiện thực. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh là quá trình hình thành cấu trúc quan hệ giữa các thành viên và các bộ phận trong nhà trƣờng để giúp họ thực hiện thành công kế hoạch và đạt đƣợc mục tiêu tổng thể của nhà trƣờng về giáo dục đạo đức. Vì vậy các thành viên và các bộ phận trong nhà trƣờng cần thảo luận, bàn bạc biện pháp thực hiện kế hoạch; sắp xếp bố trí nhân sự; phân công trách nhiệm quản lý; huy động cơ sở vật chất - kinh tế; định rõ tiến trình, tiến độ thực hiện; thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc.

Chỉ đạo là chỉ huy, ra lệnh cho các bộ phận trong nhà trƣờng thực hiện nhiệm vụ đã đề ra một cách đúng hƣớng, đúng kế hoạch, tập hợp và phối hợp các lực lƣợng giáo dục sao cho đạt hiệu quả. Sau khi xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức, cơ cấu bộ máy đã hình thành, nhân sự đã đƣợc tuyển chọn thì phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo, dẫn dắt. Lãnh đạo là bao hàm việc liên hệ với các cá nhân và động viên họ hoàn thành nhiệm vụ. Lãnh đạo không phải chỉ có sau khi lập kế hoạch và tổ chức thực hiện nó mà nó tồn tại và ảnh hƣởng quyết định tới hai nội dung: xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện. Giúp cho ngƣời lãnh đạo hoàn thành công việc đã đề ra theo đúng kế hoạch của nhà trƣờng.

* Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hóa giáo dục đạo đức:

Kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức đề cập đến phƣơng pháp và cơ chế đƣợc sử dụng để đảm bảo các hoạt động phải tuân thủ, phù hợp, nhất quán với kế hoạch, mục tiêu giáo dục đạo đức đã đƣợc xây dựng, kiểm tra giúp giáo viên có thông tin phản hồi, xác định đƣợc những lệch lạc nếu có để tiến hành điều chỉnh khi cần thiết.

Kiểm tra định kỳ để đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch.

Kiểm tra giai đoạn cuối kỳ và đánh giá tổng thể kế hoạch là những cứ liệu để xây dựng kế hoạch cho chu trình mới nhƣng tất cả các lần kiểm tra nhằm giúp cho các cá nhân, bộ phận hiểu rõ những hoạt động của mình, khẳng định đƣợc mình, từ đó hoạt động tích cực hơn, tự giác hơn, biết tự điều chỉnh hành vi phù hợp với yêu cầu chung.

* Quản lý cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục đạo đức

Cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục trong nhà trƣờng là tài sản Nhà nƣớc giao cho nhà trƣờng quản lý và sử dụng. Hiệu trƣởng là ngƣời chịu trách nhiệm quản lý (xây dựng, sử dụng, bảo quản). Nếu thiếu kinh phi, thiếu cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục thì các hoạt động trong nhà trƣờng gặp rất nhiều khó khăn hoặc khó có thể thực hiện đƣợc.

Cần nhận thức rằng không nhất thiết các thiết bị giáo dục đắt tiền mới đƣa lại hiệu cao, mà ngƣợc lại không ít trƣờng hợp các thiết bị giáo dục giá thành thấp vẫn mang lại hiệu quả sƣ phạm to lớn.

Vì vậy một trong những nội dung của việc quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là phải thƣờng xuyên có kế hoạch bố trí sắp xếp huy động các nguồn lực tài chính để tăng cƣờng cơ sở vật chất, phƣơng tiện phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ dạy học và giáo dục đạo đức học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học an tường, thành phố tuyên quang trong giai đoạn hiện nay (Trang 41 - 43)