Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh là quá trình thực hiện ba nhiệm vụ: giáo dục ý thức đạo đức; giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức; giáo dục hành vi thói quen đạo đức.
+ Giáo dục ý thức đạo đức:
Đây là nội dung quan trọng nhằm cung cấp tri thức đạo đức, giúp học sinh hiểu biết về một số nguyên tắc, chuẩn mực về đạo đức gần gũi với đời sống thực tế, từ đó nhận thức đúng tạo sự phù hợp giữa hành vi ứng xử của mình với lợi ích xã hội nhằm tích lũy kinh nghiệm sống cho bản thân đó là:
* Quan hệ của cá nhân đối với xã hội * Quan hệ của cá nhân đối với công việc
* Quan hệ của cá nhân đối với những ngƣời xung quanh
* Quan hệ của cá nhân đối với tài sản xã hội, tài sản của ngƣời khác * Quan hệ của cá nhân đối với thiên nhiên
* Quan hệ của cá nhân đối với bản thân
+ Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức:
Giúp cho học sinh hình thành cảm xúc, tình cảm đạo đức tích cực. Từ đó học sinh ý thức đƣợc trách nhiệm của mình trong các hành vi đạo đức tuân thủ theo các yêu cầu. Ý thức đƣợc việc làm của bản thân, kế thừa đƣợc truyền thống đạo đức tốt đẹp, góp phần giáo dục văn hóa ứng xử hành vi văn minh trong giao tiếp.
Đối với học sinh tiểu học cần giáo dục những thái độ, tình cảm nhƣ: * Kính yêu Bác Hồ, tôn trọng Quốc kì, Quốc ca; biết ơn các thƣơng binh, liệt sĩ, bộ đội; yêu mến trƣờng lớp..
* Kính yêu, biết ơn ông bà, cha mẹ, yêu quý anh chị em; kính trọng, lễ phép, biết ơn thầy cô giáo; tôn trọng và yêu mến bạn bè...
* Yêu lao động, chăm học, chăm làm...
* Có lòng tự trọng, khiêm tốn học hỏi, trung thực...
* Có thái độ ủng hộ, đồng tình, tán thành những tấm gƣơng, việc tốt ngƣời tốt, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức...
* Yêu thiên nhiên, có thái độ giữ gìn môi trƣờng xung quanh.
+ Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức:
Là tổ chức cho học sinh lập đi lập lại nhiều lần những thao tác, hành động đạo đức trong học tập, sinh hoạt, cuộc sống, nhằm có đƣợc hành vi đạo đức đúng đắn, từ đó có thói quen đạo đức bền vững nhƣ:
* Giúp đỡ ông bà, cha mẹ, anh chị trong gia đình bằng những việc làm vừa sức.
* Lễ phép với ngƣời lớn đặc biệt là với ông bà cha mẹ, anh chị, thầy cô giáo. * Làm đƣợc những việc vừa sức để giúp đỡ mọi ngƣời.
* Có những hành động, việc làm nhân đạo vừa sức đối với các gia đình liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng.
* Có hành động việc làm phù hợp bảo vệ trƣờng lớp, tài sản cộng đồng...
1.5.3. Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học
Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích của giáo viên và học sinh, hình thành cho học sinh ý thức, tình cảm, niềm tin và thói quen hành vi đạo đức, thể hiện trong cuộc sống hàng ngày đối với gia đình, cộng đồng, làng xóm, bạn bè, tập thể. Trong việc giáo dục đạo đức nhằm biến kiến thức của thầy thành kiến thức của trò. Trong quá trình hình thành bộ mặt đạo đức, giáo viên phải tổ chức rèn luyện, hình thành kinh nghiệm cá nhân sao cho
kinh nghiệm đó trở thành nền tảng thuận lợi cho việc lĩnh hội các tiêu chuẩn và quy tắc đạo đức xã hội. Có nhƣ thế thì hệ thống niềm tin và lý tƣởng mới đƣợc hình thành ở đứa trẻ và chúng trở thành động cơ thƣờng xuyên tác động đến hành vi, mang tính ổn định.
Trong quá trình giáo dục đạo đức, giáo viên cần chú ý quan tâm đế đến việc hình thành tình cảm đạo đức. Biết yêu cái tốt, ghét những việc làm xấu, lời nói đi đôi với việc làm.
Để làm đƣợc những điều trên giáo viên cần quan tâm đến khâu luyện tập. Có luyện tập và luyện tập thƣờng xuyên thì ý thức đạo đức mới trở thành thói quen đạo đức.
* Hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học
+ Giáo dục đạo đức thông qua các môn học giúp học sinh nhận thức một cách khoa học về chuẩn mực đạo đức, ý nghĩa, tác dụng, kĩ năng, thói quen hành vi... Do đó, khi dạy học phải chú ý đến yêu cầu đảm bảo kiến thức liên môn và dạy đủ các môn theo chƣơng trình, Pháp lệnh của Nhà nƣớc.
+ Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp cho các em có tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng, vận dụng, củng cố, mở rộng kiến thức tạo cơ hội giao lƣu hợp tác, tích lũy kinh nghiệm; tích hợp các kĩ năng sống và bộc lộ ý thức đạo đức nhƣ: hái hoa dân chủ, hội diễn văn nghệ, thi báo ảnh, thi kể chuyện, trò chơi... Để đạt đƣợc kết quả tốt trong giáo dục đạo đức cho học sinh, cần phải tổ chức tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Trong việc giáo dục đạo đức học sinh phải tuân theo nguyên tắc thuyết phục của tập thể; và phát huy tính tự giác của học sinh, nhằm phát huy ƣu điểm, sửa chữa khuyết điểm; tôn trọng nhân cách của học sinh; gắn việc giáo dục đạo đức phải đúng với đặc điểm lứa tuổi và hoàn cảnh của cá nhân học sinh.
Để giáo dục đạo đức học sinh, ngƣời thầy phải có nhân cách mẫu mực và phải đảm bảo sự thống nhất giữa các ảnh hƣởng giáo dục đối với học sinh.