đoạn hiện nay
Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đang tiến hành cải cách giáo dục, đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông, hƣớng vào thực hiện giáo
dục có chất lƣợng cao để chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội toàn cầu, nhà trƣờng có vai trò quan trọng, giữ vị trí đặc biệt trong giáo dục.
Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là trách nhiệm của toàn xã hội, song giáo dục ở nhà trƣờng giữ vai trò chủ đạo. Giáo dục đạo đức trong nhà trƣờng là quá trình giáo dục bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể, có quan hệ biện chứng với các bộ phận khác:
- Giáo dục đạo đức (Đức dục); - Giáo dục trí tuệ (Trí dục); - Giáo dục thể chất;
- Giáo dục thẩm mỹ (Mỹ dục);
- Giáo dục lao động kỹ thuật tổng hợp, hƣớng nghiệp trong đó giáo dục đạo đức đƣợc xem là nền tảng, gốc rễ tạo ra nội lực tiềm năng vững chắc cho các mặt giáo dục khác. Giáo dục đạo đức tạo ra nhịp cầu gắn kết giữa nhà trƣờng và xã hội, con ngƣời và cuộc sống.
Nhà trƣờng phải coi giáo dục đạo đức là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong suốt quá trình năm học. Mục đích giáo dục của nhà trƣờng chú trọng mục đích hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ.
Ở nhà trƣờng tiểu học, giáo dục đạo đức cho học sinh là hình thành ý thức đạo đức, hành vi thói quen đạo đức, tình cảm đạo đức, hành vi thói quen đạo đức của học sinh theo những nguyên tắc đạo đức dân tộc, đạo đức cách mạng, đạo đức XHCN.
Giáo dục đạo đức là một hoạt động có tổ chức có mục đích, có kế hoạch nhằm biến những nhu cầu, chuẩn mực đạo đức theo yêu cầu của xã hội thành những phẩm chất, giá trị đạo đức cá nhân học sinh, nhằm góp phần phát triển nhân cách của mỗi cá nhân và thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của xã hội. Quản lý tốt hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trƣờng tiểu học là góp phần thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục - đào tạo trong thời kỳ CNH-HĐH đất nƣớc.