trách nhiệm quản lý mọi hoạt động của nhà trường và chịu trách nhiệm trước cấp trên về mọi sự quản lý đó. Hiệu trưởng là người dẫn dắt thực hiện sứ mệnh cao cả của nhà trường. Do vậy Hiệu trưởng để thực hiện công tác quản lý tốt thì đòi hỏi không chỉ có kiến thức về lý luận quản lý GD mà còn đòi hỏi người Hiệu trưởng có các năng lực quản lý. Trước hết người Hiêụ trưởng phải có năng lực thực hiện tốt các chức năng quản lý, nắm bắt và xử lý thông tin tốt. Hiệu trưởng phải có năng lực phân tích, dự báo và tầm nhìn đối với sự phát triển của nhà trường. Những năng lực này được thể hiện trong việc xây dựng các kế hoạch của nhà trường như kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường, kế hoạch trung hạn, ngắn hạn. Hiệu trưởng là người tổ chức và dẫn dắt nhà trường thực hiện được mục tiêu đã đề ra. Hiệu trưởng cần giải quyết tốt các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình quản lý, là trung tâm của sự đoàn kết tập thể sư phạm nhà trường. Hiệu trưởng đóng vai trò như là một thủ lĩnh đi tiên phong nhưng cũng như là một người với vai trò là người thúc đẩy, động viên các thành viên tiến lên. Hiệu trưởng phải là người biết đánh giá và thực hiện công bằng đối với mọi thành viên, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.
Điều này thể hiện năng lực quản lý của Hiệu trưởng; các quyết định quản lý về chế độ chính sách đang được thực hiện trong nhà trường có liên quan đến TTCM như quy định về hoạt động của tổ chuyên môn, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc của tổ chuyên môn...