trưởng chuyên môn trong giai đoạn đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay
Mục tiêu chiến lược giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 là sẽ phấn đấu xây dựng một nền giáo dục hiện đại, khoa học, dân tộc, làm nền tảng cho sự nghiệp CNH - HĐH, phát triển bền vững đất nước, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hướng tới một xã hội học tập, có khả năng hội nhập quốc tế. Vì vậy nền giáo dục phải đào tạo được những con người Việt Nam có năng lực tư duy độc lập và sáng tạo, có khả năng thích ứng, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, có thể lực tốt, có bản lĩnh, trung thực, ý thức làm chủ và tinh thần trách
nhiệm công dân, gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nâng cao vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng thế giới
Mục tiêu cụ thể được xác định: Quy mô giáo dục được phát triển hợp lý chuẩn bị nguồn nhân lực cho đất nước thời kỳ CNH - HĐH và tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người dân. Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo được nâng cao, tiếp cận được với chất lượng giáo dục của khu vực và quốc tế. Các nguồn lực cho giáo dục được huy động đủ, phân bổ và sử dụng có hiệu quả để đảm bảo điều kiện phát triển giáo dục.
Đứng trước thực trạng đó, người cán bộ quản lý trường học nói chung và TTCM trong các trường THCS nói riêng cần phải là nhà giáo vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo, vừa phải là nhà lãnh đạo có tầm nhìn, đồng thời cũng phải là nhà quản lý giỏi. Cụ thể:
- Lãnh đạo để luôn có được sự thay đổi và phát triển bền vững.
- Quản lý để các hoạt động có sự ổn định nhằm đạt được mục tiêu: Quản lý bằng pháp luật và khoa học; Quản lý theo cơ chế phân cấp, dân chủ, tự chủ-tự chịu trách nhiệm; Quản lý theo phương thức tương tác, lấy tổ chuyên môn làm trung tâm. Người tổ trưởng phải vận dụng một cách sáng tạo những tri thức và kĩ năng có được vào việc xây dựng, quản lý tổ chuyên môn một cách hiệu quả nhất. Đó là, những tri thức về chuyên môn, về khoa học giáo dục, về khoa học QLGD và các khoa học liên quan; những kĩ năng sư phạm, kĩ năng quản lý, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nhận thức, kĩ năng định hướng, kĩ năng tổ chức, kĩ năng nắm bắt và xử lý thông tin, kĩ năng hợp tác…
Để có thể đảm nhận có hiệu quả trọng trách lãnh đạo và quản lý tổ chuyên môn trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, TTCM đòi hỏi phải có những năng lực nhất định. Năng lực của người tổ trưởng là việc giải quyết có hiệu quả những vấn đề mới, những tình huống mới, những thách thức mới mà họ phải đối mặt và giải quyết chúng.