tế chủ sở hữu nhận được và tiền lương mà họ lẽ ra phải thanh toán cho giám đốc hưởng lương chuyên nghiệp.
b
Thu nhập của nhà sản xuất/ kinh doanh phi chính thức từ hoạt động sản xuất kinh doanh của họ biến động mạnh, vì thế, có thể phải thu thập số liệu trong một khoảng thời gian – ví dụ thu nhập và chi tiêu cho tuần này, ba tuần trước, ba tháng trước. Hơn nữa, vì họ hiếm khi phân biệt giữa chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân và chi phí đầu vào, nhà nghiên cứu phải sáng tạo trong việc thu thập và phân loại thông tin về thu nhập và chi tiêu phù hợp.
Việc tìm hiểu cấp doanh nghiệp về phân phối thu nhập thì không mới. Nhưng phân tích chuỗi giá trị có tiềm năng đem đến sự am hiểu mới mẻ và hiệu lực trong phân tích phân phối thu nhập theo thành phần này, nhất là về vấn đề giới tính. Theo hiểu biết tốt nhất của chúng ta, cách tiếp cận phân phối này cho đến giờ vẫn chưa được áp dụng. Phương pháp luận sẽ giúp mô tả phân phối thu nhập (theo giới tính) xuyên suốt chuỗi giá trị (hình 40):
Hình 40: Phương pháp đề xuất để tìm hiểu phân phối thu nhập theo giới tính trong chuỗi giá trị quần áo sợi bông
Mắt xích Phương pháp tính toán Nguồn số liệu
Công ty giống cây trồng
Tiền lương/tiền công bình quân của nam giới và phụ nữ
Bộ phận tài chính Phân bón, thuốc trừ
sâu
Tiền lương/tiền công bình quân của nam giới và phụ nữ
Bộ phận tài chính Dụng cụ, máy móc Tiền lương/tiền công bình quân của nam
giới và phụ nữ
Bộ phận tài chính Cày bừa (nông trại
nhỏ)
Tỷ trọng giới tính trong thu nhập hộ nhân cho tỷ trọng của sợi bông trong thu nhập hộ
Nghiên cứu cơ bản Trồng trọt, chăm
bón (nông trại nhỏ)
Tỷ trọng giới tính trong thu nhập hộ nhân cho tỷ trọng của sợi bông trong thu nhập hộ
Nghiên cứu cơ bản Thu hoạch (nông
trại nhỏ)
Tỷ trọng giới tính trong thu nhập hộ nhân cho tỷ trọng của sợi bông trong thu nhập hộ
Nghiên cứu cơ bản
Xe sợi Tiền lương/tiền công bình quân của nam
giới và phụ nữ
Bộ phận tài chính
Dệt vải Tiền lương/tiền công bình quân của nam
giới và phụ nữ
Bộ phận tài chính Hoàn tất, nhuộm Tiền lương/tiền công bình quân của nam
giới và phụ nữ
Bộ phận tài chính Công nghiệp may
quần áo
Tiền lương/tiền công bình quân của nam giới và phụ nữ
Bộ phận tài chính Vận chuyển, xử lý Tiền lương/tiền công bình quân của nam
giới và phụ nữ
Bộ phận tài chính
Thiết kế Tiền lương/tiền công bình quân của nam
giới và phụ nữ
Bộ phận tài chính Tiếp thị và quảng
cáo
Tiền lương/tiền công bình quân của nam giới và phụ nữ
Bộ phận tài chính
Mua Tiền lương/tiền công bình quân của nam
giới và phụ nữ
Nghiên cứu cơ bản
Bán lẻ Tiền lương/tiền công bình quân của nam
giới và phụ nữ
Bộ phận tài chính Cửa hàng vòng hai,
cửa hàng từ thiện
Tiền lương/tiền công bình quân của nam giới và phụ nữ
Nghiên cứu cơ bản
Tái chế Tiền lương/tiền công bình quân của nam
giới và phụ nữ
Cho dù hình 39 và 40 cho ta những phương thức bổ ích để bắt đầu phân tích thành phần thu nhập trong chuỗi giá trị, các phương thức này có nhược điểm là chỉ tập trung vào ảnh hưởng vòng đầu tiên. Sự chú trọng toàn diện hơn vào phân phối đòi hỏi nhà phân tích phải đào sâu hơn, và đánh giá hệ quả phân phối của chi tiêu theo các nhóm người lao động khác nhau. Đôi khi, các kết quả phân tích loại này có thể mang lại những kết quả bất ngờ. Ví dụ, một cách tương đồng, một nỗ lực trong thập niên 70 (Berry 1977) mô phỏng tác động của tái phân phối thu nhập đối với việc làm ở Ấn Độ, dự kiến sẽ tìm thấy rằng phương thức phân phối đồng đều hơn sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn và vì thế sẽ củng cố kết quả phân phối đồng đều hơn nữa. Thay vì thế, những gì Berry tìm thấy là thu nhập biên của người giàu được chi tiêu cho các dịch vụ (thâm dụng lao động), trong khi thu nhập biên của người nghèo được chi tiêu cho các sản phẩm công nghiệp (thâm dụng vốn). Tương tự, trừ khi chúng ta biết thu nhập của các nhóm khác nhau trong chuỗi giá trị được chi tiêu như thế nào – và trên lý thuyết, ta phải biết thu nhập được chi tiêu như thế nào trong các đợt chi tiêu thứ 3 và thứ 4 – ta sẽ không thể đo lường đầy đủ kết quả phân phối của các hoạt động chuỗi giá trị.
Phân tích sau này đặc biệt quan trọng nếu trọng tâm phân phối là về các nhóm thu nhập – ví dụ như những người ‘rất nghèo’. Không chắc rằng những người này, chủ yếu trình độ giáo dục rất thấp, sẽ được trực tiếp tuyển dụng vào những chuỗi giá trị cung cấp cho thị trường toàn cầu (Wood 1994). Thế nhưng, các chuỗi giá trị toàn cầu vẫn có thể ảnh hưởng đến đời sống của họ, có lẽ thông qua thu nhập mà một vùng nhỏ có thể tạo ra như một hệ quả của các hoạt động của các trang trại hay doanh nghiệp địa phương.8 Hoặc, như một ví dụ không dễ chịu khác, những cô gái mại dâm phục vụ các tài xế xe tải đường dài chở hàng ra cảng xuất khẩu ở Đông Phi (và trở thành những người mang mầm bệnh lan truyền HIV/AIDS) thường được rút ra từ những nhóm thu nhập nghèo nhất.