14. NÂNG CẤP TRONG CÁC CHUỖI GIÁ TRỊ
14.1 CÁC VẤN ĐỀ PHÂN PHỐ
Một trong những đặc điểm phân biệt của nghiên cứu chuỗi giá trị trong các nghiên cứu phát triển là mối bận tâm về những vấn đề phân phối. Theo ý nghĩa này, việc thảo luận, lĩnh vực nghiên cứu và phương pháp luận sử dụng ở đây khác biệt đáng kể so với trong phân tích chuỗi giá trị trong các nghiên cứu kinh doanh, vốn chỉ tập trung vào sức cạnh tranh mà thôi. Điều này không phải phủ nhận sự trùng lặp giữa hai dòng nghiên cứu, mà đúng hơn là làm rõ sự kiện là các mối quan tâm của nghiên cứu phát triển đặc biệt và bao quát hơn so với trong các ngành khác, vì chương trình xã hội của lĩnh vực này và cũng vì trọng tâm liên ngành của nó (cho dù ở mức độ ít hơn).
Phân phối có cả hai cấu phần thế lực và thu nhập. Cấu phần thế lực liên quan đến sự cân bằng đòn bẩy mà các bên khác nhau có được trong việc phân công ai làm gì trong chuỗi giá trị và sinh lợi mang về cho các bên khác nhau. Vì thảo luận trên đây về quản lý và nâng cấp đã tập trung vào các vấn đề thể chế và quản lý, trong thảo luận tiếp theo, nhìn chung chúng ta sẽ quan tâm đến sự phân phối thu nhập. Khi theo đuổi chương trình nghiên cứu thu nhập này, điều cần thiết là làm việc thông qua các cấu phần sau đây trong phân tích chuỗi giá trị:
Các hình thức khác nhau của đặc lợi và hàng rào gia nhập vốn là yếu tố cơ bản xác định sự phân phối sinh lợi từ chuỗi sản xuất toàn cầu là gì?
Đơn vị hạch toán, hay đồng tiền nào được sử dụng để đo lường thu nhập?
Trong những tình huống nào thì số liệu giá trị gia tăng và doanh thu minh họa cho phân tích?
Làm thế nào đo lường lợi nhuận, và lợi nhuận có phải là số đo thích hợp của kết quả phân phối?
Các bình diện vị trí địa điểm của phân phối chuỗi giá trị: toàn cầu, quốc gia và địa phương
Phân tích thành phần dòng thu nhập: tầng lớp, nhóm thu nhập, giới tính và dân tộc
Làm thế nào đưa vào phân tích một trọng tâm tri thức, tìm hiểu sự phân phối thu nhập giữa các kỹ năng?
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hài hòa trong chuỗi giá trị toàn cầu như thế nào?