Phân tích SWOT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bán hàng tại công ty TNHH thời trang KOS (Trang 34 - 37)

SWOT là công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lí hoạt động kinh doanh. Dựa vào đó doanh nghiệp có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của tổ chức,

phân tích các đề xuất, giải pháp kinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quna đến quyền lợi của doanh nghiệp. Và trên thực tế, việc phân tích SWOT trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm. Dưới dây là nội dung phân tích SWOT của công ty TNHH thời trang KOS.

Điểm mạnh (S)

S1: Công ty đã xây dựng được bộ máy làm việc hiệu quả, linh hoạt và có tính kỷ luật cao. Các phòng ban có sự liên kết với nhau. Đội ngũ nhân viên trẻ. Cùng với đó, ban lãnh đạo của công ty không ngừng nổ lực, nâng cao khả năng quản lí, khả năng đánh giá để phân tích nhu cầu thị trường chính xác, đưa công ty phát triển hơn nữa.

S2: Lực lượng bán hàng nhiệt tình, năng động, đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong mắt khách hàng.

S3: Các sản phẩm mà công ty đang kinh doanh là những sản phẩm do công ty độc quyền phân phối của các thương hiệu lớn tại nước ngoài, tạo lợi thế lớn trong cạnh tranh cho doanh nghiệp.

S4: Cơ sở vật chất là hệ thống cửa hàng, cũng như kho chứa hàng được trang bị kĩ càng, phục vụ tối đa cho việc bán hàng.

S5: Duy trì được doanh thu tăng đều qua các năm.

Phân tích điểm mạnh giúp công ty hiểu rõ lợi thế của mình, từ đó phát huy tốt các điểm mạnh trên, phục vụ cho mục đích kinh doanh.

Điểm yếu (W)

W1: Lực lượng bán hàng trẻ, có trình độ, nhưng còn thiếu kinh nghiệp, nhiều quyết định còn chưa chính chắn, trong một số trường hợp đã gây ra tổn thất cho công ty.

W2: Các chính sách trong bán hàng còn chưa thật sự khuyến khích nhân viên, cũng như thu thu hút khách hàng. Mức thu nhập ổn định, nhưng không cao đã phần nào khiến cho nhân viên không yên tâm làm việc. Công ty chưa có đánh giá hiệu quả làm việc cũng như ý thức của nhân viên để có những động viên hay khắc phục những sai sót.

W3: Công tác nghiên cứu thị trường và hoàn thiện giá bán chưa được công ty chú trọng. Cùng với đó, các hoạt động xúc tiến bán hàng diễn ra chưa thực sự hiệu quả.

W4: Chưa thực hiện tốt công tác tổ chức bán hàng, làm cho việc bán hàng giữa các hình thức chồng chéo nhau, gây ra nhiều bất cập.

W5: Các dịch vụ sau bán hàng của công ty hiện tại đang gặp nhiều bất cập như: thời gian lâu, phải qua nhiều khâu rồi mới đến xử lí, chưa có chính sách hiệu quả với khách hàng ở xa khi sử dụng các dịch vụ sau bán hàng.

Những điểm yếu trên phần nào đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty. Ban lãnh đạo của công ty cần có những hướng giải quyết kịp thời, nhằm khắc phục điểm yếu và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Cơ hội (O)

O1: Nguồn lao động dồi dào, trình độ ngày càng cao.

O2: Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh, từ đó thu nhập của người dân cũng tăng theo, kéo theo nhu cầu đi lại ngày càng tăng, các sản phẩm về du lịch, đi lại được người dân ngày càng trú trọng hơn. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh.

O3: Các thành phố lớn trong nước đang không nhừng phát triển, tạo điều kiện để công ty mở rộng kinh doanh, mở thêm nhiều hệ thống cửa hàng trên toàn quốc, tạo được mạng lưới bán hàng rộng lớn cho công ty.

Nhận ra được những cơ hội mà thị trường Việt Nam mang lại sẽ giúp cho doanh nghiệp có những quyết định đầu tư đúng đắn, phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Thách thức (T)

T1: Sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới đã tạo cho các doanh nghiệp môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn.

T2: Các đối thủ cạnh tranh của công ty có những lợi thế nhất định về thương hiệu, tiềm lực tài chính, nguồn nhân lực, chế độ đãi ngộ và lương bổng thu hút người tài.

T3: Do tính chất sản phẩm của công ty không khác biệt lắm về chất lượng. Do đó các công ty thường áp dụng các hoạt động xúc tiến bán hàng nhằm tăng doanh số và tạo sự khác biệt.

Luôn luôn có những thách thức mà công ty phải đổi mặt trong quá trình hoạt động kinh doanh, việc nhận diện được những thách thức giúp cho doanh nghiệp tránh được phần nào những rủi ro trong kinh doanh, giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn.

 TỔNG KẾT: Từ phân tích SWOT ta có các nhóm phối hợp và đưa ra các

giải pháp sau:

W1+W2+O2: Khắc phục điểm yếu, khai thác cơ hội.

Giải pháp 1: Cải thiện trình độ chuyên môn và nghiệp vụ lực lượng bán hàng.

W3+W4+W5+T1+T3: Cải thiện điểm yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh

Giải pháp 2: Tăng cường các hoạt động xúc tiến bán hàng.

Giải pháp 3: Cải thiện phương thức trong các dịch vụ sau bán hàng

S1+S2+S3+S4+S5+O2+O3: Dùng thế mạnh bên trong để khai thác cơ hội bên ngoài.

Giải pháp 4: Phát triển thị trường và qui mô kinh doanh công ty.

S1+S3+S5+T1+T3: Dùng thế mạnh bên trong để khắc phục mối de dọa bên ngoài.

Giải pháp 5: Xây dựng chính sách giá cả hợp lí và cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bán hàng tại công ty TNHH thời trang KOS (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w