Hệ số HSI (Hepatic Somatic Index)

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Khả Năng Thay Thế Bột Cá Bằng Bột Đậu Nành Có Bổ Sung Acid Amin Làm Thức Ăn Cho Cá Tra (Trang 37 - 39)

1. 2M ục tiêu đề tài

4.6 Hệ số HSI (Hepatic Somatic Index)

Bảng 7: Hệ số HIS của cá tra thí nghiệm

Nghiệm thức HIS 0% BĐN 2,28±0,08a 60% BĐN 2,25±0,04a 70% BĐN 2,22±0,13a 80% BĐN 2,20±0,01a 90% BĐN 2,29±0,17a 100% BĐN 2,31±0,06a

Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn. Các số liệu cùng nằm trên 1 cột có mang

Đối với cá, gan giữ vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa lipid, gan tiết ra dịch

mật và dự trữ trong túi mật, khi thức ăn đến ruột thì dịch mật được tiết vào ruột. Muối mật có tác dụng nhũ tương hóa chất béo và làm tăng diện tích bề

mặt tiếp xúc của lipid với enzyme tiêu hóa (Trần Thị Thanh Hiền, 2009). Theo

Halver (1988) khi sử dụng thức ăn có hàm lượng cacbonhydrat cao, gan có vai

trò chuyển hóa cacbonhydrat thành lipid dẫn đến hàm lượng lipid và kích cỡ

của gan tăng lên (trích bởi Lê Thành Vinh, 2008).

Hệ số HIS của cá tra thí nghiệm dao động trong khoảng 2,20 - 2,31, nghiệm

thức 80% có HIS thấp nhất và nghiệm thức 100% có HIS cao nhất nhưng

không có sự khác biệt có ý nghĩa (p>0,05) giữa các nghiệm thức. Đối với thí

nghiệm trên cá tra khi sử dụng khoai ngọt thay thế nguồn cacbonhydrat thì

HIS có xu hướng tăng dần theo mức tăng lượng khoai ngọt trong thức ăn (Lê Thành Vinh, 2008). Thêm vào đó, theo kết quả nghiên cứu của Thái Thị Thanh Thúy (2009) khi tăng hàm lượng methionine trong thức ăn từ 11,9-38,2 g/kg protein thì HIS giảm dần từ 3,33-2,56. Điều này cho thấy thức ăn được

thay thế bột cá bằng bột đậu nành có bổ sung acid amin theo nhu cầu của cá tra và hàm lượng cacbonhydrat trong thức ăn đã được cân bằng giữa các

nghiệm thức bởi bột mì tinh nên thức ăn trong thí nghiệm này không làm ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của gan.

Nhiều thí nghiệm cũng cho kết quả tương tự như: không khác biệt có ý nghĩa

về HIS khi sử dụng thức ăn có hàm lượng SBM tăng tử 0-60% trên cá bớp giống (Rachycentron canadum) (Zhou, 2005). Thí nghiệm trên cá bơn nhật

(Paralichthys olivaceus) của Pham (2007) khi cá ăn thức ăn 0, 10, 20, 30, 40%

SBM thay cho bột cá cũng không có sự khác biệt về HIS (1,44-1,73%). Cá

trơn vundu (Heterobranchus longifilis) có HIS không khác biệt giữa các

nghiệm thức SBM 0%, 30% và 60%. Khi sử dụng bột bông vải thay thế cho

bột cá với các mức như vậy thì SBM (0,9) có HIS cao hơn so với bột bông vải

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Khả Năng Thay Thế Bột Cá Bằng Bột Đậu Nành Có Bổ Sung Acid Amin Làm Thức Ăn Cho Cá Tra (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)