Các yếu tố môi trường thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Khả Năng Thay Thế Bột Cá Bằng Bột Đậu Nành Có Bổ Sung Acid Amin Làm Thức Ăn Cho Cá Tra (Trang 26 - 27)

1. 2M ục tiêu đề tài

4.2 Các yếu tố môi trường thí nghiệm

Trong quá trình thí nghiệm các yếu tố môi trường không có sự biến động lớn, môi trường tương đối ổn định là do thí nghiệm được bố trí trong hệ thống nước chảy tràn có sục khí và được che phủ bằng bạt.

Trong thí nghiệm nhiệt độ trung bình trong ngày có khoảng chênh lệch nhau tương đối rộng giữa buổi sáng (27,26±0,45) và buổi chiều (29,51±0,63) nhưng

khác biệt rất ít giữa các nghiệm thức. Nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng đến quá

trình sinh lý mà còn ảnh hưởng đến quá trình sinh hóa trong cơ thể cá. Theo định luật Van-Hop thì khi nhiệt độ tăng lên 10oC thì cường độ trao đổi chất

của cá tăng lên 2 - 3 lần (Trương Quốc Phú, 2000). Bên cạnh đó, khi nhiệt độ nước tăng lên thì cá có khuynh hướng tăng sự tiết enzyme tiêu hóa và tăng

hoạt tính các enzyme này. Đồng thời khi tăng nhiệt độ cũng dẫn đến tăng lượng thức ăn, tăng quá trình trao đổi chất và vận tốc thức ăn đi qua ống tiêu

Thức ăn thí nghiệm (% bột đậu nành) Chỉ tiêu 0% 60% 70% 80% 90% 100% Độ khô (%) 90,2 89,4 89,3 89,9 90,4 89,8 Đạm (%) 35,3 35,5 35,5 35,2 35,1 35,0 Chất béo (%) 6,58 6,49 6,64 6,95 6,67 6,77 Tro (%) 8,47 7,37 7,01 6,30 6,32 5,94 Xơ (%) 2,40 3,35 3,59 3,61 3,70 4,06 NFE (%) 47,2 47,3 47,3 47,9 48,2 48,2

hóa nên ảnh hưởng đến sự tiêu hóa thức ăn của cá (Trần Thị Thanh Hiền,

2009). Tuy nhiên, nhiệt độ này nằm trong khoảng 26 - 30oC, khoảng nhiệt độ

lý tưởng đối với việc nuôi cá da trơn (NRC, 1993).

Bên cạnh việc ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình sinh hóa trong cơ thể cá

thì oxy và pH cũng tác động trực tiếp lên cơ thể cá cũng như quá trình dinh

dưỡng và trao đổi chất của cá. pH dao động rất thấp trong ngày và chênh lệch

rất thấp giữa các nghiệm thức. pH vào buổi sáng là 8,13±0,09 và pH buổi

chiều là 8,27±0,11, giá trị này nằm trong khoảng pH tối ưu cho cá nước ngọt sinh trưởng và phát triển là 6,5 - 9,0 (Trương Quốc Phú, 2000). Hàm lượng

oxy trong thí nghiệm tương đối cao vào buổi sáng oxy ở mức 6,25±0,72ppm và buổi chiều là 6,52±0,89ppm nhưng vẫn nằm trong khoảng từ 5ppm đến bảo

hòa. Theo Trương Quốc Phú (2006) khi pH quá cao hay quá thấp đều làm

thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào dẫn đến làm rối loạn quá trình trao đổi

muối – nước giữa cơ thể và môi trường ngoài. Còn oxy hòa tan nếu vượt quá

mức bảo hòa cá sẽ bị bệnh bọt khí trong máu làm tắt nghẽn mạch máu dẫn đến

não và tim đưa đến sự xuất huyết ở các vây và hậu môn (Swingle, 1969 trích

bởi Trương Quốc Phú, 2006). Tóm lại, các yếu tố về môi trường trong thí

nghiệm hoàn toàn nằm trong khoảng cho phép để cá đạt mức sinh trưởng tối ưu.

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Khả Năng Thay Thế Bột Cá Bằng Bột Đậu Nành Có Bổ Sung Acid Amin Làm Thức Ăn Cho Cá Tra (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)