Sự sinh trưởng của cá Tra

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Khả Năng Thay Thế Bột Cá Bằng Bột Đậu Nành Có Bổ Sung Acid Amin Làm Thức Ăn Cho Cá Tra (Trang 28 - 32)

1. 2M ục tiêu đề tài

4.3 Sự sinh trưởng của cá Tra

Khối lượng trung bình của cá được bố trí vào các nghiệm thức dao động trong

khoảng 5,42 - 5,43 g/con và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Thí nghiệm cho thấy, sinh trưởng của cá giảm dần khi tăng tỷ lệ thay thế

protein bột đậu nành. Tăng trọng của cá ở nghiệm thức đối chứng cao nhất đạt

20,9 g/con sau 42 ngày thí nghiệm với tốc độ tăng trưởng là 0,50 g/ngày, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 60% và 70%. Khi thay thế bột cá từ 80% trở lên thì tăng trưởng của cá giảm rõ rệt,

tăng trưởng của cá thấp nhất là nghiệm thức thay thế 100% bột cá (0,22 g/ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng.

Bảng 4: Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên sinh trưởng của cá Nghiệm thức Wo (g) Wt (g) Wg (g) DWG (g/ngày) 0% BĐN 5,42±0,00a 26,3±0,25c 20,9±0,25c 0,50±0,01c 60% BĐN 5,43±0,01a 24,8±0,95c 19,3±0,96c 0,46±0,02c 70% BĐN 5,43±0,01a 24,6±0,90c 19,2±0,89c 0,46±0,02c 80% BĐN 5,42±0,01a 19,8±0,46b 14,4±0,46b 0,34±0,01b 90% BĐN 5,42±0,01a 18,4±0,32b 13,0±0,32b 0,31±0,01b 100% BĐN 5,43±0,01a 14,5±0,69a 9,07±0,69a 0,22±0,02a

Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn. Các số liệu cùng nằm trên 1 cột có mang

chữ cái giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa thống kê p>0,05.

So với các loài cá da trơn khác, cá tra sử dụng bột đậu nành hiệu quả hơn cá

basa (P. boucorti) bởiở mức thay thế 60% bột đậu nành thì tốc độ tăng trưởng

và SGR của cá thấp nhất (105g) và 3,14 %/ngày và cao nhất ở nghiệm thức

0% bột đậu nành (Lê thanh Hùng, 2003). Đối với cá nheo mỹ (I. punctatus), có thể sử dụng nguồn protein thực vật (bột đậu nành và bột ngũ cốc chưng cất) để

thay thế toàn bộ bột cá trong thức ăn (Webster, 1992). Tương tự, trên cá nheo xanh (Ictalurus furcatus) cũng có thể thay thế được toàn bộ bột cá trong thức ăn bởi nguồi protein thực vật (SBM) khi có bổ sung thêm L-methionine (Webster, 1995). Tuy nhiên, thí nghiệm của Wester (2003) trên cá nheo xanh thì thức ăn cho cá nheo xanh nên sử dụng ít nhất 13% bột cá ở hàm lượng đạm 34% CP cho tăng trưởng tối ưu. Khi bổ sung thêm L-methionine thì tăng trọng

và SGR của cá khác biệt không có ý nghĩa so với không bổ sung, tác giả đã nhận xét rằng SBM có thể thay thế bột cá mà không cần bổ sung L-methionine trong khẩu phần ăn của cá nheo xanh. Ngược lại, thí nghiệm trên cá trơn phía

nam (Silurus Meridionalis) nếu thay thế trên 39% bột cá bằng bột đậu nành sẽ

làm giảm khả năng tăng trưởng của cá, khi bổ sung thêm 0,33% methionine thì có thể cải thiện tốc độ tăng trưởng của cá ở mức thay thế 52% bột đậu nành (Ai and Xie, 2005).

Kết quả nghiên cứu trên cá Lóc (Channa striata), khi thay thế đến 30% bột đậu nành có bổ sung thêm Lysine và Methionine cho kết quả sinh trưởng ở cá không đổi so với nghiệm thức đối chứng nhưng khi thay thế 40% thì sinh

trưởng của cá giảm. Do đây là loài ăn động vật nên tỉ lệ thay thế bột đậu nành thấp hơn so với cá tra, hàm lượng bột đậu nành nhiều làm thức ăn có mùi vị

kém nên ảnh hưởng lớn đến khả năng sử dụng thức ăn và tăng trưởng của cá

SGR 3.76 3.61 3.59 3.09 2.91 2.33 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 Đối Chứng 60% SBM 70% SBM 80% SBM 90% SBM 100% SBM NGHIỆM THỨC S G R ( % /d a y )

Hình 1: Tốc độ tăng trưởng đặc biệt của cá qua 6 tuần thí nghiệm

Tốc độ tăng trưởng đặc biệt của cá trong các nghiệm thức cũng biến động tương tự như tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá. Nghiệm thức đối chứng có

tốc độ tăng trưởng đặc biệt đạt cao nhất (3,67 %/ngày) khác biệt không có ý

nghĩa thống kê so với nghiệm thức 60% SBM và 70% SBM (p>0,05), khi thay thế trên 80% SBM thì tốc độ tăng trưởng của cá khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng. SGR thấp nhất ở nghiệm thức 100% SBM chỉ đạt 2,33%/ngày cho thấy tốc độ tăng trưởng của cá giảm.

Tỷ lệ thay thế bột đậu nành trên cá tra cao hơn so với các loài cá khác, cá rô

đồng (Anabas testudineus) khi ăn thức ăn chứa 30% SBM thì cá có khối lượng, tăng trưởng tuyệt đối, tăng trưởng đặc biệt cao nhất lần lượt là 5,3g;

0,056 g/ngày và 1,43 %/ngày (Lâm Đăng Khoa, 2005). Báo cáo của Kikuchi (1999) có thể thay thế 45% bột cá bằng SBM kết hợp với các nguồn protein khác (bột máu, bột bông vải,...) trong khẩu phần ăn của cá bơn nhật

(Paralichthys olivaceus). Đối với thí nghiệm của Pham (2007) thì có thể thay thế 40% protein bột cá bằng hỗn hợp SBM và bột bông vải có bổ sung Lysine

và Methionine trong khẩu phần ăn của cá bơn nhật. Tuy nhiên, mô hình nuôi công nghiệp cá bơn nhật thì ở mức thay thế 20% bột cá bởi hỗn hợp 9,4% bột

bông vải và 8,7% SBM cho hiệu quả tối ưu.

Tùy theo tính ăn của loài và tùy từng đối tượng nuôi mà mức độ thay thế bột đậu nành khác nhau, đối với các loài cá ăn tạp như cá Tra trong thí nghiệm thì mức thay thế tốt nhất là 70% bột đậu nành có bổ sung thêm acid amin giúp cải

nghiên cứu trước trên nhiều loài cá thì tỷ lệ thay thế bột đậu nành cho bột cá

gần tương đương với mức thay thế trên cá tra. Nghiên cứu trên cá hồi cầu

vòng giống (Oncorhynchus mykiss) cỡ trung bình 12 g/con cho thấy có thể sử

dụng 25% bột đậu nành ly trích dầu + 15% bột bắp thay thế cho 40% bột cá

trắng trong thức ăn thì cá đạt tăng trưởng tốt nhất trong 7 tuần thí nghiệm,

nghĩa là bột đậu nành thay thế được 63% bột cá trắng (Pongmaneerat và ctv.,

1992). Thí nghiệm của Davies và Morris (1997) thì cá hồi cầu vòng (Oncorhynchus mukiss ) có thể sử dụng thức ăn thay thế 66% bột đậu nành cho bột cá khi bổ sung thêm acid amin thiết yếu (Methionine, lysine, tryptophan, threonine, arginine, và histidine) giúp tăng tốc độ sinh trưởng của

cá .

Tương tự, thí nghiệm của Gallagher (1994) khi bổ sung Methionine vào thức ăn thì 75% SBM thay thế bột cá trên cá mú sọc lai (Hybrid striped bass) cho

tăng trưởng tốt nhất. Cũng như vậy, thí nghiệm trên cá rô phi vằn (Nile tilapia)

khi có bổ sung hoặc không có bổ sung methionine thì đều thay thế thành công

ở mức 75% bột cá bằng SBM ly trích dầu cho tăng trưởng của cá (Pantha,

1982). Nghiên cứu của Tacon (1983) cũng cho kết quả giống như trên, ở mức

thay thế 75% bột cá bằng SBM ly trích dầu mà không làm ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá hồi cầu vòng (Oncorhynchus mykiss). Hơn thế nữa, theo

Mcgoogan và Gatlin (1997) thì cá đù đỏ (Sciaennops ocellatus) có thể sử dụng

thức ăn thay thế 90% bột đậu nành thay cho bột cá trong khẩu phần ăn. Khi

bổ sung thêm 2% glycine thì cải thiện được tăng trưởng của cá đối với thức ăn

có chứa 95% bột đậu nành. Tuy nhiên, tác giả kết luận rằng thức ăn chứa tối

thiểu 10% bột cá trong khẩu phần ăn cho tăng trưởng của cá đù đỏ tốt hơn. Nhiều thí nghiệm cho thấy bổ sung thêm lysine và methionine có thể cải thiện được chất lượng bột đậu nành và tăng mức thay thế bột đậu nành cho bột cá trong khẩu phần ăn của cá. Tăng trưởng của cá tốt hơn khi bổ sung cả hai loại

acid amin thiết yếu là lysine và methionine. Thí nghiệm trên cá Tráp đỏ

(Pagrus major) sử dụng thức ăn thay thế 52% bánh dầu nành cho bột cá, cá sẽ tăng trưởng tốt hơn khi có bổ sung thêm 1,03% L-Lysine và 0,76% DL- Methionine (Takagi, 2001). Thí nghiệm trên cá rohu (Labeo rohita) cho tăng

trọng và SGR cao hơn khi bổ sung cả hai loại acid amin (4g L-lysine/kg thức ăn và 7g DL-methionine/kg thức ăn) so với không bổ sung hoặc bổ sung riêng lẻ (Sardar, 2009).

Bên cạnh đó, tăng trưởng của cá khi sử dụng thức ăn có lượng protein bột cá

thay thế bởi protein bột đậu nành cũng bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ bổ sung L-lysine và DL-methionine. Thí nghiệm của Solaiman (2002) trên cá rô phi (Oreochromis niloticus) cho kết quả tương tự khi thay thế 47% protein bột cá

bằng protein SBM thì tăng trưởng tốt nhất. Thêm vào đó, khi bổ sung thêm 0,5% L-lysine và 0,5% DL-methionine thì có thể cải thiện được tăng trưởng

của cá so với mức bổ sung 0,25% và 0,1% thì không cải thiện được tăng trưởng nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê về SGR .

Thêm vào đó, mức thay thế SBM dựa vào tăng trưởng còn tùy thuộc vào giai

đoạn phát triển của cá, thí nghiệm trên cá quân Hàn quốc (Sebastes schlegeli)

đối với giai đoạn tăng trưởng thì có thể thay thế 20% bột cá bằng SBM bóc vỏ,

khi có bổ sung thêm lysine và methionine thì thay thế được 30% cả giai đoạn

giống và giai đoạn tăng trưởng. Tác giả cho rằng việc cải thiện tăng trưởng

của cá được cải thiện bằng cách bổ sung acid amin giới hạn (Lysine và methionine) vào bột đậu nành. Ngoài ra, có khoảng 0,6% phosphorus trong

bột đậu nành là phytase cá không thể hấp thụ được, cá chỉ có thể sử dụng được 1/3 phosphorus trong SBM cho nên để sử dụng hiệu quả SBM cần tăng

phosphorus cùng với lượng SBM sử dụng (Lim, 2004). Theo Solaiman (2002) ngoài acid amin giới hạn, có nhiều nhân tố khác ảnh hưởng tới tăng trưởng khi

thay thế bột đậu nành cho bột cá trong khẩu phần ăn của cá rô phi

(Oreochromis niloticus) như: các nhân tố kháng dưỡng có trong bột đậu nành (chất ức chế protease, tripsine, chất kháng vitamin,…), mức protein trong khẩu

phần ăn khác nhau cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ thay thế bột đậu nành.

Tóm lại, khi có bổ sung thêm acid amin vào thức ăn ở mức 70% cho kết quả tăng trọng, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng đặc biệt của cá

tra tốt nhất lần lượt là 19,2g; 0,46g/ngày; 3,59%/ngày. Khi thay thế bột đậu

nành trên 70% cho kết quảsinh trưởng của cá tra giảm nguyên nhân là do thức ăn có mùi và vị ngon kém nên không hấp dẫn cá bắt mồi. Bên cạnh đó, cho

thấy bột cá là thành phần nguyên liệu hoàn hảo nhất có đầy đủ các acid ain

thiết yếu nên muốn thay thế bột cá bằng bột đậu nành với mức độ nhiều hơn cho tăng trưởng thì cần bổ sung thêm các thành phần acid amin thiết yếu khác,

thêm vitamin và khoáng giúp cho sự tăng trưởng của cá tốt hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Khả Năng Thay Thế Bột Cá Bằng Bột Đậu Nành Có Bổ Sung Acid Amin Làm Thức Ăn Cho Cá Tra (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)