Thành phần hóa học của cá tra

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Khả Năng Thay Thế Bột Cá Bằng Bột Đậu Nành Có Bổ Sung Acid Amin Làm Thức Ăn Cho Cá Tra (Trang 36 - 37)

1. 2M ục tiêu đề tài

4.5 Thành phần hóa học của cá tra

Bảng 6: Thành phần hóa học của cá trước và sau thí nghiệm

Chỉ tiêu Ẩm độ (%) Tro (%) Đạm (%) Chất béo (%)

Cá trước thí nghiệm 82,0 2,47 11,3 2,28 Cá sau thí nghiệm 0% BĐN 74,8±0,27a 2,31±0,02c 12,80±0,10ab 8,85±0,20b 60% BĐN 74,7±0,22a 2,25±0,01c 12,89±0,04ab 8,51±0,32ab 70% BĐN 75,1±0,36a 2,06±0,02b 13,04±0,07b 7,86±0,19a 80% BĐN 75,4±0,12a 2,01±0,05ab 12,99±0,05ab 7,91±0,14a 90% BĐN 74,7±0,21a 1,94±0,01a 12,97±0,05ab 8,54±0,16ab 100% BĐN 75,1±0,14a 1,96±0,01a 12,77±0,12a 8,45±0,23ab

Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn. Các số liệu cùng nằm trên 1 cột có mang

chữ cái giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa thống kê p>0,05.

Theo Trần Thị Thanh Hiền (2009) thì thức ăn có ảnh hưởng rất lớn đến thành phần sinh hóa trong cơ thể động vật thủy sản đặc biệt là hàm lượng lipid. Cá

sử dụng các nguồn thức ăn khác nhau sẽ có thành phần hóa học khác nhau.

Kết quả thí nghiệm hoàn toàn phù hợp với nhận định trên bởi thành phần sinh

hóa trong có thể cá trước và sau thí nghiệm khác nhau hoàn toàn chứng tỏ thức ăn có ảnh hưởng đến thành phần sinh hóa trong cơ thể cá.

Hàm lượng tro và ẩm độ của cá trước thí nghiệm cao hơn cá sau thí nghiệm,

còn hàm lượng đạm và lipid của cá trước thí nghiệm thì thấp hơn cá sau thí

nghiệm.

Đối với cá sau thí nghiệm, ẩm độ của cá sau thí nghiệm trong khoảng 74,7 - 75,4% và khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p>0,05)

hàm lượng tro giảm dần khi tăng hàm lượng bột đậu nành và khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa các nghiệm thức. Nghiệm thức đối chứng có hàm lượng tro cao nhất (2,31%) và nghiệm thức 90% có hàm lượng tro thấp

nhất (1,94%). Hàm lượng protein cao nhất ở nghiệm thức 70% SBM và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức 100% nhưng không

khác biệt so với các nghiệm thức còn lại. Tuy nhiên, hàm lượng đạm giữa

nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức 100% SBM khác biệt không có ý

nghĩa (12,80% và 12,77%). Ngược lại, hàm lượng chất thấp nhất ở nghiệm

thức 70% (7,86%) khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại.

Kết quả thí nghiệm cho thấy thành phần sinh hóa của cá ở nghiệm thức 70% SBM có hàm lượng đạm cao nhất và hàm lượng lipid thấp nhất. Điều này cho thấy thức ăn có ảnh hưởng rất lớn đến thành phần hóa học của cá.

Theo Trần Thị Thanh Hiền (2009) thì hàm lượng chất khoáng trong bột cá

luôn lớn hơn 16% và là nguồn khoáng được động vật thủy sản sử dụng hiệu

quả nhất nên kết quả thí nghiệm hoàn toàn phù hợp bởi khi giảm hàm lượng

bột cá trong thức ăn thì hàm lượng khoáng trong cơ thể cá giảm xuống. Kết

quả thí nghiệm giống với thí nghiệm trên cá rohu (Labeo rohita) của Jose

(2006), hàm lượng protein và lipid không có sự khác biệt khi tăng mức bột đậu nành trong khẩu phần ăn của cá nhưng hàm lượng tro giảm khi tăng hàm lượng SBM. Đối với thí nghiệm trên cá trơn Vundu (Heterobranchus longifilis) khi cá ăn thức ăn thay thế 60% bột cá bằng bột đậu nành thì hàm

lượng protein và lipid cao hơn so với 0% và 30%, hàm lượng tro giảm cùng với hàm lượng bột cá trong thức ăn (Toko, 2008) .

Bên cạnh đó, đối với thí nghiệm trên cá rô đồng (Anabas testudineus) thì cá có

hàm lượng protein cao nhất ở nghiệm thức 50% (53,03%) và thấp nhất ở

nghiệm thức 60% (50,5%). Ngược lại, hàm lượng lipid ở nghiệm thức 60% cao nhất và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức 10%, 20% nhưng không

khác biệt so với các nghiệm thức còn lại, tro không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (Lâm Đăng Khoa, 2005). Riêng cá rohu (Labeo rohita) cho thấy cá thức ăn có cùng mức SBM là 550g/kg protein thì thức ăn có bổ sung cả

lysine và methionine cho cá có thành phần protein cao hơn và lipid thấp hơn

so với không bổ sung hoặc bổ sung riêng lẻ. Hàm lượng tro cũng không khác biệt giữa các nghiệm thức (Sardar, 2009).

Ngoài ra, thành phần hóa học của một số loài cá (ẩm độ, protein, lipid, tro) không có sự khác biệt khi sử dụng bột đậu nành ở mức thay thế khác nhau như

cá Lóc (Channa striata) (Phan Hồng Cương, 2008); cá tráp (Sparus aurata) (Martínez-Llorens, 2009); cá rô phi (Oreochromis niloticus) (Solaiman. 2002),

cá bơn nhật (Paralichthys olivaceus) (Pham, 2007).

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Khả Năng Thay Thế Bột Cá Bằng Bột Đậu Nành Có Bổ Sung Acid Amin Làm Thức Ăn Cho Cá Tra (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)