Thực hiện bảo vệ thương hiệu 1 Đăng ký nhãn hiệu

Một phần của tài liệu (Bài thảo luận) đề án xây dựng và phát triển thương hiệu trái cây sạch vinafresh (Trang 27 - 32)

1. Đăng ký nhãn hiệu

Bước 1: Thiết kế và lựa chọn thương hiệu thương hiệu

Để đăng ký thương hiệu, khách hàng cần thiết kế thương hiệu theo ý tưởng cho sản phẩm mà thương hiệu sẽ gắn lên. Lưu ý: Trước khi thiết kế thương hiệu theo hướng cách điệu, khách hàng nên tiến hành thực hiện bước 2 trước: Đầu tiên, cần tiến hành tra cứu xem chữ “VINAFRESH” có bị trùng hoặc tương tự với thương hiệu nào khác đã được đăng ký trước đó hay chưa? Trong trường hợp không trùng hoặc tương tự cao, Sau đó bắt

đầu tiến hành thiết kế để tránh trường hợp thiết kế xong chữ “VINAFRESH” khi tra cứu mới biết đã có người đăng ký rồi.

Bước 2: Tra cứu thương hiệu sau khi thiết kế xong để đánh giá khả năng đăng ký

Tra cứu xem thương hiệu có khả năng đăng ký hay không nếu kết quả đánh giá được thì bắt đầu tiến hành nộp đơn đăng ký sớm nhất có thể để nhận được ngày ưu tiên.

Bước 3: Nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ

Sau khi tra cứu và xác nhận thương hiệu có khả năng đăng ký, chủ sở hữu thương hiệu cần sớm nhất tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ để lấy ngàu ưu tiên sớm nhất. Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

– Mẫu nhãn hiệu với kích thước 8 x 8 cm (05 mẫu);

– Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu. “VINAFRESH” thuộc ngành thực phẩm.

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu

– Trường hợp có ủy quyền thì cần các giấy tờ liên quan đến việc ủy quyền; – Tài liệu về quyền ưu tiên hoặc quyền được thừa kế, tặng cho (nếu có) – Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.

Bước 4: Theo dõi các giai đoạn thẩm định đơn đăng ký thương hiệu sau khi nộp

Đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm sẽ trải qua nhiều giai đoạn thẩm định và thường kéo dài từ 16 – 20 tháng. Do đó, ta theo dõi khả năng đăng ký thương hiệu để tránh phát sinh những thiếu sót không cần thiết.

Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu từ Cục Sở hữu trí tuệ

Sau khi việc thẩm định đơn đăng ký hoàn thành, Cục SHTT sẽ ra thông báo về việc đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm có đáp ứng được yêu cầu bảo hộ hay không?

Trong trường hợp đáp ứng, tiếp theo ta sẽ nộp 1 khoản chi phí để có thể nhận được giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu sản phẩm hoặc có thể khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký (trong trường hợp đơn không đáp ứng yêu cầu bảo hộ)

Bước 6: Sử dụng thương hiệu và tiến hành thủ tục gia hạn giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu

Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu sẽ có hiệu lực 10 năm tính từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn nhiều lần.

2. Các tình huống xâm phạm và tranh chấp thương hiệu có thể xảy ra xảy ra

Hệ thống nhận diện thương hiệu ngày càng trở nên quan trọng hơn trong thời hội nhập và sự xuất hiện của ngày càng nhiều các doanh nghiệp mới. Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều thương hiệu lớn, có uy tín sẽ bị nhái sản phẩm của mình trong thời gian dài, gây ra nhiều tổn thất cho doanh nghiệp cả về uy tín lẫn chất lượng. Do đó, VINAFRESH cần phải xác định được các tình huống xâm phạm có thể xảy ra để có biện pháp bảo hộ kịp thời:

• Sự xuất hiện của hàng giả, hàng nhái:

Hàng giả là loại hàng hóa được làm giống như một hàng hóa nguyên bản, khác với hàng thật nguyên bản. Hiện nay chưa có một định nghĩa cụ thể về khái niệm “hàng giả” trong các quy định pháp luật, tuy nhiên theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP thì hàng giả bao gồm các loại sau:

+ Thứ nhất, hàng giả về nhãn hiệu: Hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của hàng hóa)

+ Thứ hai, hàng giả về nguồn gốc xuất xứ: Hàng hóa giả mạo tên, địa chỉ của thương nhân khác trên nhãn hoặc bao bì cùng loại. Hàng hóa giả mạo chỉ dẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa) + Thứ ba, hàng giả về kiểu dáng công nghiệp: Bao gồm hàng hóa có gắn nhãn hiệu,

dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý; hàng hóa là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.

+ Thứ tư: sử dụng các loại đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tem chất lượng, tem chống giảm, phiếu bảo hành, … có nội dung giả mạo tên, địa chỉ thương nhân, nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa…

+ Thứ năm, các loại hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành, việc xác định hàng giả được tuân thủ các quy định riêng (nếu có).

Có thể thấy hàng hóa được làm giả dưới mọi hình thức, cách thức khác nhau và ngày càng tinh vi. Những hành vi làm giả hàng hóa nêu trên đều bị pháp luật cấm, nhưng việc đấu tranh để chống lại các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến vấn đề này vẫn là một thách thức.

• Các điểm bán tương tự hoặc giống hệt.

• Các hành vi xuyên tạc, nói xấu về hàng hóa, dịch vụ về doanh nghiệp.

Với internet, ngoài những mặt tích cực như giúp doanh nghiệp giảm chi phí quản lý, nâng cao hiệu quả kinh doanh, thì các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với mặt trái, sự

cạnh tranh không lành mạnh, đối mặt với việc có thể trở thành nạn nhân của những hành vi đặt điều, nói xấu, thậm chí là xúc phạm, bôi nhọ uy tín, thương hiệu, hình ảnh.

Thông thường, những hành vi xấu kiểu này do các doanh nghiệp hoặc cá nhân thuộc nhóm đối thủ cạnh tranh thực hiện hoặc “phát động”. Dấu hiệu thường khá tinh vi, nằm ở các diễn đàn trên các mạng xã hội, chứ không hẳn là “chửi bới” trực diện trên trang web - vì họ biết thừa như vậy là phạm luật, là lộ mặt. Chẳng hạn như việc một các nhân nào đó lên Facebook của mình chê bai một sản phẩm, dịch vụ của chính thương hiệu VINAFRESH này không tiếc lời, nhưng đồng thời lại tâng bốc một sản phẩm, dịch vụ cùng loại của một doanh nghiệp khác.

Những bài viết hoặc những bình luận kiểu như vậy thoạt tiên có vẻ “khách quan”, vô thưởng, vô phạt, nhưng đầy hàm ý, sẽ kéo theo nhiều, thậm chí hàng chục ngàn người “like”, dẫn đường dẫn, liên kết. Thế là chuyện bé xé ra to, tam sao thất bản. Từ con chuột trở thành con voi, vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Mà hậu quả nhãn tiền là doanh nghiệp có liên quan bị khủng hoảng và bị động, rất khó đối phó.

⇒ Doanh nghiệp cần xác định rõ trên sân chơi Internet, ngoài những mặt tích cực, thì cũng luôn tồn tại và tiềm ẩn các yếu tố tiêu cực, rủi ro. Đây là một “cuộc chiến” của các doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp ta cần biết chủ động tự bảo vệ mình. Cụ thể là áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp, nhiều phương án: từ khiếu nại hành chính, cho đến khởi kiện dân sự, tố cáo hình sự chứ không thể chỉ hoàn toàn trông chờ vào vai trò kiểm tra, quản lý của các cơ quan chức năng nhà nước.

• Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Điều 130 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định các hành vi sau đây bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh:

A. sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ.

B. Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hóa dịch vụ;

C. Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng;

D. Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại đã được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.

3. Phương án xử lý các tình huống xâm phạm và tranh chấp thương hiệu thương hiệu

• Tạo các rào cản chống xâm phạm thương hiệu VINAFRESH:

Nói đến bảo vệ thương hiệu không chỉ đơn thuần là làm thế nào để đăng ký bảo hộ được các yếu tố thương hiệu. Hay nói cách khác đi, một doanh nghiệp muốn bảo vệ được các thương hiệu của mình thì điều đầu tiên là tìm cách ngăn chặn tất cả các xâm phạm từ bên ngoài (như sự xâm phạm của hàng giả, hàng nhái, sự tạo nhầm lẫn cố tình hay hữu ý, hiện tượng gây khó hiểu của các thương hiệu gần giống) và sự sa sút từ ngay bên trong thương hiệu (giảm uy tín do chất lượng hàng hóa suy giảm, không duy trì được mối quan hệ tốt với khách hàng làm giảm lòng tin của khách hàng với hàng hóa và doanh nghiệp)

• Thiết lập các rào cản trong bảo vệ thương hiệu:

Hiện nay, các biện pháp sau đây thường được sử dụng để tạo các rào cản về kỹ thuật trong bảo vệ thương hiệu. Cụ thể:

− Tạo tên thương hiệu và biểu trưng khó trùng lặp: Đây là biện pháp rất quan trọng và sử dụng ngay trong khâu đầu tiên trong chiến lược thương hiệu. Một thương hiệu với tên gọi và biểu trưng có tính cá biệt cao, không bị trùng lặp hoặc khó trùng lặp sẽ là rào cản đầu tiên để bảo vệ thương hiệu. Nhờ đó mà các xâm phạm một cách vô tình sẽ không xảy ra.

− Bao bì và kiểu dáng hàng hóa nên có sự cá biệt cao: Bởi khi nói đến thương hiệu, người ta không chỉ nói đến tên của thương hiệu mà một phần rất quan trọng cần đề cập và lưu ý, đó là kiểu dáng bao bì và sự cá biệt trong kiểu dáng, kết cấu của hàng hóa. Với dáng vẻ cá biệt cao, có tính hấp dẫn, hàng hóa sẽ lôi cuốn người tiêu dùng và tạo ra một sự thích thú cũng như hy vọng một giá trị cá nhân nào đó trong tiêu dung. Rõ ràng sự cá biệt của bao bì đã là một yếu tố thương hiệu rất đặc sắc.

− Thường xuyên đổi mới bao bì và cách thể hiện thương hiệu trên bao bì: Trong chiến lược phát triển của thương hiệu, đổi mới bao bì và cách thể hiện thương hiệu trên bao bì thường xuyên sẽ luôn tạo ra một cảm giác hấp dẫn của thương hiệu. Làm tươi thương hiệu được thực hiện chủ yếu từ sự đổi mới này. Đổi mới bao bì cũng như cách trình bày, thể hiện thương hiệu trên bao bì đã tạo ra một rào chắn hạn chế sự xâm phạm của các yếu tố bên ngoài vào thương hiệu. Đổi mới thường xuyên đã làm cho hàng giả khó theo kịp

− Chống xâm phạm thương hiệu thông qua đánh dấu bao bì, hàng hóa.

• Thiết lập hệ thống thông tin phản hồi và cảnh báo xâm phạm thương hiệu:

Bởi lẽ, tất cả các biện pháp được nêu trên đây mới chỉ có tác dụng chủ yếu để ngăn chặn sự xâm phạm vô tình hay hạn chế phần nào sự xâm phạm, trong khi thực tế xâm phạm thương hiệu thường được tiến hành cố ý và có quy mô chiến lược hẳn hoi. Khi áp dụng biện pháp này cũng cần biết rằng, thông tin đến với doanh nghiệp không phải khi nào cũng đúng, cũng kịp thời. Cuộc chiến thông tin thương mại không phải chưa từng xảy ra ở Việt Nam. Vì thế, các doanh nghiệp cần thiết lập bộ máy chuyên trách về tiếp nhận và xử lý thông tin.

• Thiết lập các rào cản kinh tế và tâm lý trong bảo vệ thương hiệu:

− Mở rộng hệ thống phân phối và bán lẻ cho hệ thống hoa quả sạch VINAFRESH

− Tăng cường quan hệ với khách hàng và cung cấp thông tin đầy đủ về hàng hóa và doanh nghiệp, tạo sự thân thiện với khách hàng với các dịch vụ chăm sóc khách hàng như khách hàng thân thiết,…

• Duy trì và nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ:

Một thương hiệu sẽ không được bảo vệ chắc chắn nếu không tự khẳng định được mình thông qua chất lượng của hàng hóa, dịch vụ. Người tiêu dùng quan tâm đến chất lượng hàng hóa, họ sẵn sàng tìm đến một thương hiệu khác nếu thương hiệu quen thuộc không làm họ hài lòng về chất lượng hàng hóa, dịch vụ hay những giá trị gia tăng mong đợi. Vì thế, việc nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ cũng như chất lượng phục vụ của doanh nghiệp là cực kỳ quan trọng để giữ chân khách hàng và thu hút thêm khách hàng mới.

• Rà soát thị trường để phát triển hàng giả, hàng nhái

Mặc dù thương hiệu VINAFRESH được thiết lập một hệ thống các rào cản chặt chẽ thì vẫn cần phải thường xuyên rà soát thị trường để phát hiện hàng giả, hàng nhái, bởi lẽ khi thương hiệu càng nổi tiếng sẽ càng kích thích sự làm giả và xâm phạm từ các đối thủ.

Một phần của tài liệu (Bài thảo luận) đề án xây dựng và phát triển thương hiệu trái cây sạch vinafresh (Trang 27 - 32)